• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.246,14 -3,41/-0,27%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 2:35:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.246,14   -3,41/-0,27%  |   HNX-INDEX   221,40   -0,29/-0,13%  |   UPCOM-INDEX   92,45   -0,35/-0,38%  |   VN30   1.313,83   -3,12/-0,24%  |   HNX30   461,29   +1,04/+0,23%
21 Tháng Giêng 2025 2:35:27 CH - Mở cửa
Hưởng lợi từ thị trường, các công ty logistics từng thuộc Gelex báo lãi kỷ lục
Nguồn tin: Người đồng hành | 10/08/2021 8:17:18 SA
Cuối quý II năm ngoái, Gelex chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại Gelex Logistics cho ITL Corp.
Sau khi đổi chủ, Sotrans và các công ty con, công ty liên kết ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực nửa đầu năm nay.
Lợi nhuận quý II của Sotrans và Sowatco đạt mức kỷ lục nếu không xét lãi quý I/2017 đột biến nhờ doanh thu tài chính.
Vietranstimex cũng chuyển lỗ thành lãi, lợi nhuận quý II Cảng Đồng Nai cũng tăng 45% so với cùng kỳ.
 
Gelex thoái vốn mảng logistics nghìn tỷ đồng
 
Năm 2017, Tập đoàn Gelex (HoSE:GEX) nuôi tham vọng lớn trong lĩnh vực logistics khi trở thành công ty mẹ của Kho vận miền Nam (Sotrans, HoSE: STG) thông qua Gelex Logistics với tỷ lệ sở hữu 54,78%. Gelex Logistics do Gelex sở hữu 100%, vốn điều lệ 1.210 tỷ đồng.
 
Tuy nhiên, tháng 5 năm ngoái, Gelex thông báo muốn bán toàn bộ phần vốn góp tại mảng logistics nghìn tỷ đồng này. Theo BCTC quý III/2020, Gelex chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại Gelex Logistics cho một đối tác doanh nghiệp tại ngày 30/6/2020. Qua đó, tập đoàn đã mất quyền kiểm soát trực tiếp trong Gelex Logistics và gián tiếp tại các công ty con. Hiện, Gelex hoạt động theo mô hình holdings trong các lĩnh vực thiết bị điện, bất động sản, vật liệu xây dựng, năng lượng, nước sạch,
 
Được biết, CTCP Giao nhận và Vận chuyển In Do Trần (ITL Corp) là đối tác nhận chuyển quyền sở hữu cổ phần Sotrans từ Gelex Logistics. Cụ thể, từ 21/7 đến 19/8 năm ngoái, ITL Corp đã mua 54 triệu cổ phiếu STG để nâng sở hữu lên hơn 95 triệu đơn vị STG, tương đương 96,7% vốn. Trước đó, ITL Corp đã đầu tư vào Sotrans từ khoảng tháng 9/2015 và sau đó liên tiếp tăng cổ phần nắm giữ tại doanh nghiệp logistics này. Chủ tịch ITL Corp, ông Trần Tuấn Anh, hiện cũng là Chủ tịch Sotrans.
 
Sotrans là đơn vị lớn trong ngành logistics Việt Nam với hoạt động chính là kinh doanh dịch vụ kho bãi với diện tích hệ thống toàn quốc khoảng 23 ha; khai thác và quản lý hơn 40 ha cảng trải dài cả nước. Sotrans cũng được công nhận là đại lí hải quan mẫu đầu tiên tại Việt Nam. Doanh nghiệp còn hoạt động trong mảng giao nhận vận chuyển quốc tế, sở hữu các đại lý tại hơn 100 quốc gia. Các dịch vụ của Sotrans được bảo hiểm trách nhiệm toàn phần, góp phần hạn chế rủi ro. Công ty hiện là đối tác cung ứng dịch vụ giao nhận của nhiều tập đoàn đa quốc gia như Cargil, Holcim, Uni-President, PepsiCo, Samsung, P&G… tại thị trường Việt Nam.
 
Ngoài ra, Sotrans lại nắm quyền chi phối nhiều đơn vị khác như TCT Đường sông miền Nam (Sowatco, UPCoM: SWC), Vietranstimex (UPCoM: VTX) – đơn vị số 1 Đông Nam Á về vận tải hàng siêu trường siêu trọng, Cảng miền Nam, Xây lắp Công trình (ECCO)…
 
Sau khi rời Gelex, Sotrans và Sowatco đạt lợi nhuận cao nhất 4 năm gần đây
 
Sotrans cùng các công ty con, công ty liên kết đều ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan trong nửa đầu năm nay…  SSI Research từng đưa ra nhận định các doanh nghiệp logistics có sự cải thiện mạnh ở cả doanh thu và lãi ròng do hoạt động xuất/nhập khẩu tăng trưởng tốt, giá cước vận tải bị đẩy lên cao, cộng thêm thiếu hụt container khiến tốc độ lưu thông hàng hóa chậm lại và gia tăng nhu cầu lưu kho hàng hóa.
 
Sau khi đổi chủ từ cuối tháng 6 năm ngoái, kết quả kinh doanh của Sotrans (HoSE:STG) tăng trưởng tích cực khi chuyển lỗ thành lãi, doanh thu cũng cao hơn so với giai đoạn thuộc Gelex. Vào quý II vừa qua, Sotrans ghi nhận doanh thu thuần tăng 81% lên gần 761 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 74,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 8,2 tỷ; lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ tăng 21% lên 70 tỷ đồng - đây cũng là mức lãi quý cao nhất trong 4 năm gần đây và là mức cao thứ hai kể từ khi thành lập do quý I/2017 lãi đột biến nhờ doanh thu tài chính gần 527 tỷ đồng.
 
Luỹ kế 6 tháng, doanh thu thuần tăng 61%, đạt gần 1.349 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ hơn 128 tỷ đồng, trong khi hai quý đầu năm ngoái lỗ tổng 11 tỷ đồng. Năm 2021, Sotrans đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế tăng 82% so với thực hiện năm trước, đạt 214 tỷ đồng. Doanh thu cũng kỳ vọng ở mức 2.335 tỷ, tăng 15%. Với kết quả bán niên, Sotrans đã hoàn thành được 58% mục tiêu doanh thu và 64% chỉ tiêu lợi nhuận.
 
Tính đến 30/6, doanh nghiệp có hơn 251 tỷ đồng tiền mặt và các khoản tiền gửi ngân hàng. Các khoản đầu tư vào công ty liên doanh liên kết hơn 530 tỷ đồng. Tài sản dài hạn tăng 10% lên gần 1.582 tỷ đồng, tương đương 61% tổng tài sản. 
 
Về nguồn vốn, nợ vay tài chính ở mức hơn 212 tỷ đồng, hầu hết là vay ngân hàng. Trong đó, các khoản vay dài hạn là 173 tỷ đồng, tăng 33% so với đầu năm. Doanh nghiệp có gần 701 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối làm “của để dành”, vốn điều lệ hơn 982 tỷ đồng.

 
Năm 2021, doanh nghiệp cho biết sẽ tăng cường năng lực tài chính của công ty mẹ để thực hiện tốt chức năng đầu tư vốn vào các công ty con trong lĩnh vực kinh doanh truyền thống và các ngành nghề kinh doanh mới tiềm năng, cũng như tiếp tục hoàn tất các thương vụ đầu tư chiến lược đang thực hiện của công ty và các công ty thành viên.
 
Năm ngoái, công ty đã thực hiện tái cơ cấu các khoản đầu tư tài chính thông qua gia tăng tỷ lệ đầu tư tại các đơn vị hoạt động hiệu quả như Sowatco (93,34%), Vietranstimex (93,17%), Cảng miền Nam (100%) và thoái vốn các khoản đầu tư kém khả quan như MHC, Sotrans Hà Tĩnh. 
 
Tại thời điểm cuối quý II, Sotrans có 8 công ty con thuộc sở hữu trực tiếp, bên cạnh 6 đơn vị liên doanh liên kết, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận tải, dịch vụ cảng biển và bất động sản. 
 
Trong đó, Sowatco (UPCoM:SWC) là đơn vị dẫn đầu trong các tuyến đường thủy nội địa tại khu vực TP HCM và đồng bằng Sông Cửu Long về vận chuyển container và hàng rời. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn khai thác cảng Long Bình với diện tích 20 ha tại khu vực phía đông TP HCM và đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy. 
 
Hiện Sowatco đang đầu tư mở rộng, nâng cấp tổng thể cảng Long Bình để tăng công suất khai thác, đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường và đón đầu các cơ hội do dịch chuyển các khu ICD trong TP HCM. Trong năm nay, công ty cũng sẽ thực hiện đóng mới 2 sà lan 300 teu – đây là loại sà lan lớn nhất thị trường với kế hoạch thực hiện vận chuyển container tuyến Long Bình – Cái Mép. Ngoài ra, doanh nghiệp kỳ vọng mảng khai thác cảng sẽ chiếm 60% tỷ trọng doanh thu trong năm nay, 2 lĩnh vực còn lại là vận tải sà lan và đóng mới, sửa chữa phương tiện dự kiến đạt 28% và 12% tổng doanh thu.
 
Quý II, doanh thu thuần tăng 138% lên 226 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 63 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái. Tương tự Sotrans, đây cũng là mức lãi kỷ lục một quý của Sowatco nếu không xét khoản lãi gần 439 tỷ vào quý I//2017 do công ty nhận được hơn 320 tỷ sau khi thoái vốn công ty liên doanh Keppel Land Watco, bên cạnh tiền lãi chia từ công ty liên kết VICT.
 
Biên lợi nhuận gộp trong kỳ không thay đổi nhiều, đạt khoảng 27% tuy nhiên lãi ròng tăng mạnh nhờ vào doanh thu hoạt động tài chính đạt 53,6 tỷ đồng, gấp 14 lần so với cùng kỳ nhờ cổ tức và lợi nhuận được chia.
 
Sau nửa đầu năm công ty ghi nhận doanh thu 416 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 111 tỷ đồng, tăng lần lượt 106% và 157% so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, Sowatco đã hoàn thành lần lượt 55% và 63% chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận cả năm.

 
Về nguồn vốn, tính đến cuối quý II, doanh nghiệp có gần 1.194 tỷ đồng vốn chủ sở hữu, trong đó 671 tỷ là vốn điều lệ; gần 449 tỷ đồng là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối; 18 tỷ quỹ đầu tư phát triển và các nguồn vốn khác.
 
Sowatco có 3 công ty con, trong đó hai công ty xây dựng các công trình dân dụng ECCO và Sowatmes; một công ty cung cấp dịch vụ đóng tàu và các cấu kiện nổi là Đóng tàu Cần Thơ. Bên cạnh đó, Sowatso còn đầu tư hơn 510 tỷ đồng, tương đương 34% tổng tài sản vào 4 công ty liên doanh, liên kết là VICT – đơn vị xây dựng và kinh doanh khu cảng container tại phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP HCM; Sowatco-Eco - công ty xây công trình đường sắt và đường bộ; Sowatcoser - doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải và cuối cùng là Cảng Đồng Nai.
 
Cảng Đồng Nai (HoSE: PDN) là đơn vị kinh doanh chính trong mảng khai thác cảng và logistics gồm dịch vụ khai thác hàng tổng hợp, dịch vụ kho bãi, ICD, xếp dỡ và giao nhận hàng hóa, khai thác container… trên khu vực các tỉnh phía Nam như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP HCM…
 
Công ty này cũng có kết quả kinh doanh tích cực với doanh thu thuần quý II tăng 47% lên 252 tỷ đồng; lãi sau thuế hơn 53,4 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ. Sau nửa đầu năm, doanh nghiệp đã hoàn thành được 57% mục tiêu về doanh thu và 63% chỉ tiêu lợi nhuận.
 
Một công ty con khác đáng chú ý của Sotrans là Vietranstimex (UPCoM:VTX) – đơn vị hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận tải logistics hàng siêu trường siêu trọng cho ngành công nghiệp nặng và năng lượng. Trong năm nay, doanh nghiệp tiếp tục tập trung vào thế mạnh trên, bên cạnh đẩy mạnh hợp tác và liên kết với các bên liên quan trong ngành vận tải. 
 
Về kế hoạch kinh doanh, Vietranstimex đặt mục tiêu 382 tỷ đồng tổng doanh thu và 20 tỷ lãi sau thuế, lần lượt tăng 93% và gấp gần 6 lần thực hiện năm trước. Quý II năm nay, doanh thu thuần đạt gần 126 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần cùng kỳ. Lợi nhuận gộp đạt hơn 14 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ kinh doanh dưới giá vốn nên lỗ gộp 3,5 tỷ đồng. Mặc dù các chi phí đều tăng nhưng công ty vẫn lãi sau thuế hơn 243 triệu đồng, cải thiện so với khoản lỗ gần 6,7 tỷ đồng quý II/2020. Sau nửa năm, doanh thu tăng 113% lên 185 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt gần 8 tỷ đồng, cải thiện so với số lỗ 15,7 tỷ cùng kỳ năm ngoái. So với kế hoạch năm, Vietranstimex đã hoàn thành 48% mục tiêu doanh thu và 40% chỉ tiêu lợi nhuận.

 
Được hỗ trợ bởi hoạt động kinh doanh, cổ phiếu STG vừa có 4 phiên tăng trần lên mức giá 22.350 đồng/cp, tăng 37% so với đầu năm. Mã SWC của Sawatco cũng chứng kiến nhiều phiên tăng liên tiếp từ đầu tháng 7 đến nay, hiện thị giá đang ở mức 30.600 đồng/cp, tăng 75% so với đầu tháng 1.

 
Nguồn: Tradingview
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức