• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
21 Tháng Giêng 2025 7:51:59 SA - Mở cửa
Lợi nhuận ròng quý II nhóm VN30 tăng 46% so với cùng kỳ, HNX30 tiếp tục 'lép vế'
Nguồn tin: Người đồng hành | 12/08/2021 8:36:14 SA
30 doanh nghiệp trong nhóm VN30 có lợi nhuận ròng quý II đạt 64.574 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ nhưng chỉ tăng nhẹ 6,1% so với quý I.
Lợi nhuận ròng nhóm HNX30 tăng 50% so với cùng kỳ lên mức 2.903 tỷ đồng nhưng giảm 4,1% so với quý I.
Vinhomes là doanh nghiệp có lợi nhuận lớn nhất toàn thị trường cũng như nhóm VN30 với 10.233 tỷ đồng. 
 
Lợi nhuận ròng quý II nhóm VN30 tăng 46% so với cùng kỳ
 
Theo số liệu thống kê của Người Đồng Hành, tổng doanh thu của các doanh nghiệp thuộc nhóm VN30 trong quý II đạt 366.511 tỷ đồng, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm trước và 18,4% so với quý I. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ ở mức 64.574 tỷ đồng, tăng lần lượt 46% và 6,1%.

 
Doanh thu và lợi nhuận ròng của nhóm VN30. Đơn vị: Tỷ đồng.
 
Nếu so sánh với cùng kỳ, đa số các doanh nghiệp thuộc nhóm này đều tăng trưởng về lợi nhuận ròng quý II do nền thấp từ năm ngoái. Các doanh nghiệp có tăng trưởng lợi nhuận trên 100% gồm PNJ (HoSE: PNJ), Masan Group (HoSE: MSN), Hòa Phát (HoSE: HPG), Sacombank (HoSE: STB), Vinhomes (HoSE: VHM), Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (HoSE: GVR) và Phát Đạt (HoSE: PDR).

 
Doanh thu thuần của các doanh nghiệp thuộc nhóm VN30. Đơn vị: Tỷ đồng.
 
Trong đó, Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận có mức tăng ấn tượng nhất lên đến 606% với 223,7 tỷ đồng. Quý II/2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên phần lớn các cửa hàng kinh doanh đóng cửa trong tháng 4 để thực hiện cách ly xã hội, lợi nhuận PNJ đạt vỏn vẹn 35 tỷ đồng, giảm 81% so với cùng kỳ và về vùng đáy trong vòng 5 năm.
 
Lũy kế 6 tháng, doanh nghiệp vàng bạc báo cáo doanh thu tăng gấp rưỡi lên 11.637 tỷ đồng, lãi sau thuế 736 tỷ đồng, tăng 67%. PNJ đã thực hiện 55,4% chỉ tiêu doanh thu và 60% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế.

 
Lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp thuộc nhóm VN30. Đơn vị: Tỷ đồng.
 
Vinhomes là doanh nghiệp có mức lợi nhuận ròng lớn nhất trong các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam và cũng là một trong những đơn vị có tăng trưởng lợi nhuận cao nhất nhóm VN30. Kết thúc quý II, Vinhomes đạt 10.233 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ, tăng 198% so với cùng kỳ và 90% so với so với quý I. Doanh thu của đơn vị này đạt 28.725 tỷ đồng trong quý II, tăng 75% so với cùng kỳ, trong đó, doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản chiếm đa số với 26.107 tỷ đồng, tăng 66%.
 
Như vậy nửa đầu năm, Vinhomes đạt doanh thu thuần 41.711 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 15.628 tỷ đồng, tăng lần lượt 82% và 52% cùng kỳ.
 
Tập đoàn Hòa Phát dù bị Vinhomes lấy lại vị trí quán quân lợi nhuận nhưng vẫn đạt con số kỷ lục trong quý II. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ quý II đạt 9.721 tỷ đồng, gấp 3,5 lần cùng kỳ năm trước. Doanh thu kỳ này của doanh nghiệp lớn nhất ngành thép niêm yết tăng 72% lên 35.118 tỷ đồng. Mảng thép của tập đoàn đóng góp 32.496 tỷ đồng, tăng 80%; lợi nhuận thuần 10.214 tỷ đồng, gấp 2,6 lần cùng kỳ năm trước.
 
Lũy kế 6 tháng, Hòa Phát đạt 66,295 tỷ đồng doanh thu, tăng 67%; lãi ròng 16.699 tỷ đồng, gấp 3,3 lần cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp thực hiện 55% chỉ tiêu doanh thu và 93% chỉ tiêu lợi nhuận năm.
 
Trong cả 3 tháng của quý II, sản lượng thép xây dựng giảm liên tiếp và chỉ tăng trở lại ở tháng 7 bất chấp nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội. Nguyên nhân được lý giải là nhờ các công trình đầu tư công trọng điểm như cầu đường, bệnh viện, sân bay vẫn tiếp tục được thi công. Hoạt động bán hàng ở khu vực phía Bắc tăng 50%, miền Trung tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.
 
Ở chiều ngược lại, Vietjet (HoSE: VJC) là cái tên ghi nhận mức giảm lợi nhuận ròng sau thuế quý II lớn nhất với 99% xuống chỉ còn gần 5,8 tỷ đồng. Hãng hàng không này tiếp tục phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid-19.
 
Những doanh nghiệp có lợi nhuận giảm khác gồm các cái tên như Vingroup (HoSE: VIC), Vietcombank (HoSE: VCB), VietinBank (HoSE: CTG), Bảo Việt (HoSE: BVH), Sabeco (HoSE: SAB) hay Vinamilk (HoSE: VNM).
 
Vinamilk vẫn là cái tên quen thuộc trong số những doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng âm trong các quý gần đây. Riêng quý II, lợi nhuận ròng của doanh nghiệp này 2.835 tỷ đồng, giảm 7,7%. Biên lãi gộp quý II là 43,6%, giảm so với con số 46% cùng kỳ năm trước và là mức thấp nhấp trong vòng 4 năm. Lũy kế nửa đầu năm, doanh nghiệp đầu ngành sữa ghi nhận doanh thu 28.906 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 5.411 tỷ đồng; lần lượt giảm 2,5% và 7,3% so với cùng kỳ năm trước.
 
Lợi nhuận ròng nhóm HNX30 vẫn 'lép vế' so với VN30, tăng 50% so với cùng kỳ
 
Quy mô lợi nhuận của HNX-30 chỉ bằng 4,5% so với rổ chỉ số VN30 và đạt 2.903 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ. Nhưng so với quý I, mức lợi nhuận này giảm 4,1%.
 
Nhắc đến HNX30 có lẽ nhà đầu tư thường chỉ nghĩ đến một số cổ phiếu như SHB của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHB), PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS), VCS của Vicostone (HNX: VCS)...
 
Nhiều cổ phiếu trong nhóm HNX-30 có thanh khoản chỉ vài nghìn đơn vị mỗi phiên như DHT của Dược phẩm Hà Tây (HNX: DHT), DP3 của Dược phẩm Trung ương 3 (HNX: DP3) hay LHC của Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi Lâm Đồng (HNX: LHC) hoặc thị giá dưới 10.000 đồng/cp như CEO của Tập đoàn C.E.O (HNX: CEO), KLF của Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu CFS (HNX: KLF), HUT của Tasco (HNX: HUT).

 
Doanh thu và lợi nhuận ròng của nhóm HNX30. Đơn vị: Tỷ đồng.
 
SHB là đơn vị duy nhất có lợi nhuận ròng quý II vượt 1.000 tỷ đồng. Cụ thể, SHB báo lãi ròng quý II tăng 60,6% so với cùng kỳ và đạt 1.145 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, SHB thu về hơn 3.095 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 86% so với cùng kỳ, tương đương hơn 53% kế hoạch cả năm.

 
Doanh thu thuần của các doanh nghiệp thuộc nhóm HNX30. Đơn vị: Tỷ đồng. (*) doanh nghiệp khác niên độ tài chính.
 
Trong khi nhóm VN30 không có doanh nghiệp nào báo lỗ trong quý II thì nhóm HNX30 có 4 đơn báo lỗ gồm Tập đoàn C.E.O, Tasco, Tập đoàn Danh Khôi (HNX: NRC) hay Bọc ống Dầu khí Việt Nam (HNX: PVB). Trong đó, C.E.O có quý báo lỗ thứ 3 liên tiếp với 18,5 tỷ đồng, tăng 19,4% so với cùng kỳ và gấp 4 lần quý mức lỗ của quý I. Lũy kế 6 tháng, C.E.O lỗ ròng đến 94 tỷ đồng, tăng 70% so với nửa đầu năm 2020.

 
Lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp thuộc nhóm HNX30. Đơn vị: Tỷ đồng. (*) doanh nghiệp khác niên độ tài chính.