• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.246,09 -3,46/-0,28%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.246,09   -3,46/-0,28%  |   HNX-INDEX   221,68   -0,01/0,00%  |   UPCOM-INDEX   92,84   +0,04/+0,04%  |   VN30   1.314,81   -2,14/-0,16%  |   HNX30   461,80   +1,55/+0,34%
21 Tháng Giêng 2025 3:29:11 CH - Mở cửa
Doanh nghiệp mía đường kinh doanh như thế nào trong quý II?
Nguồn tin: Người đồng hành | 13/08/2021 8:48:46 SA
Cổ phiếu mía đường bứt phá phiên 11/8 khi SBT, LSS, KTS được kéo trần, QNS và SLS tăng lần lượt 5,9% và 5,2%.
Các doanh nghiệp mía đường đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực niên độ 2020-2021.
TTC Sugar đã hoàn thành 104% chỉ tiêu doanh thu và vượt 20% mục tiêu lợi nhuận cả năm.
Mía đường Sơn La đã vượt mục tiêu lợi nhuận tới 138 tỷ đồng. 
 
Trong phiên giao dịch ngày 11/8, nhóm cổ phiếu ngành mía đường bất ngờ bứt phá trong bối cảnh thị trường chung diễn biến khó lường. Cổ phiếu SBT của Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC Sugar, HoSE: SBT) được kéo trần lên 20.650 đồng/cp với thanh khoản đột biến 8,4 triệu đơn vị (gấp gần 3 lần trung bình 10 phiên trước đó). 
 
Cổ phiếu LSS của Mía đường Lam Sơn (HoSE: LSS) và KTS của Đường Kon Tum (HNX: KTS) cũng ghi nhận mức tăng trần cuối phiên 11/8. Cụ thể, giá LSS tăng từ 10.400 đồng/cp lên 11.110 đồng/cp, tương ứng 6,7%. Cổ phiếu KTS tăng 9,66% lên đến 15.900 đồng/cổ phiếu.
 
Các cổ phiếu cùng họ mía đường khác cũng không nằm ngoài xu hướng tăng như cổ phiếu QNS của Đường Quảng Ngãi (UPCoM:QNS) và SLS của Mía đường Sơn La (HNX: SLS) cũng tăng lần lượt 5,9% và 5,2%. 

 
Nguồn: Tradingview
 
Diễn biến giá cổ phiếu nhóm ngành mía đường tăng trong bối cảnh kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh giai đoạn từ ngày 1/4 đến 30/6 và niên độ tài chính 2020-2021 tích cực.
 
Quý IV niên độ tài chính 2020-2021, TTC Sugar (HoSE: SBT) ghi nhận doanh thu thuần tăng 10% lên 4.153 tỷ đồng. Trong đó, bán đường mía mang về hơn 3.882 tỷ đồng; bán mật đường gấp gần 3 lần cùng kỳ, đạt 90 tỷ đồng. Ngoài ra, TTC Sugar còn ghi nhận gần 58 tỷ doanh thu bán phân bón, tăng 71%; doanh thu bán điện gần 29 tỷ và các doanh thu khác. Tuy nhiên, các chi phí hoạt động đều tăng trong kỳ, riêng chi phí quản lý tăng mạnh 143% lên gần 196 tỷ đồng do ghi nhận mức dự phòng hơn 47,4 tỷ đồng trong khi cùng kỳ hoàn nhập hơn 5 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận sau thuế giảm 9,5% xuống 195 tỷ đồng, riêng phần lãi thuộc cổ đông công ty mẹ giảm 15% về còn 197 tỷ đồng.
 
Lũy kế cả năm, công ty báo cáo doanh thu đạt 14.901 tỷ đồng, tăng 15,6% so với niên độ trước. Đường vẫn đóng vai trò chủ lực khi sản lượng đường ghi nhận doanh thu lũy kế 14.100 tỷ đồng, chiếm gần 95% tồng doanh thu. Lợi nhuận sau thuế đạt mức kỷ lục 675 tỷ đồng, tăng 86% so với cùng kỳ; lãi cổ đông công ty mẹ tăng 84% lên 669 tỷ đồng. So với kế hoạch năm, TTC Sugar đã hoàn thành 104% chỉ tiêu doanh thu và vượt 20% mục tiêu lợi nhuận.

 
Mía đường Sơn La (HNX: SLS) cũng có kết quả kinh doanh khả quan trong niên độ tài chính vừa qua với lợi nhuận sau thuế đạt 164 tỷ đồng, tăng 38% nhờ giá vốn hàng bán và các chi phí hoạt động đều giảm so với cùng kỳ. Riêng quý IV, lãi sau thuế tăng 31% lên 76 tỷ đồng. Với kết quả thực hiện sau một năm hoạt động, Mía đường Sơn La đã vượt mục tiêu lợi nhuận tới 138 tỷ đồng. 
 
Tại Mía đường Lam Sơn (HoSE: LSS), doanh thu công ty đạt 831 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 16 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 83% và 120% so với cùng kỳ trong quý cuối niên độ tài chính vừa qua. Luỹ kế cả năm, doanh thu tăng 9,4% lên 1.855 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế tăng 27%, đạt 24 tỷ đồng.
 
Đối với Đường Kon Tum (HNX: KTS), mặc dù doanh thu quý IV đi ngang ở mức 80,5 tỷ đồng nhưng nhờ giá vốn thấp hơn cùng kỳ nên lãi sau thuế tăng 248% lên 3,4 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, doanh thu đạt 248 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế gần 5,7 tỷ đồng, lần lượt tăng 62% và 186% so với cùng kỳ. So với kế hoạch năm, công ty vượt 111% chỉ tiêu lợi nhuận. 
 
Kết quả kinh doanh quý II của Đường Quảng Ngãi (UPCoM:QNS) cũng diễn biến tích cực khi lãi sau thuế đạt hơn 360 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, chỉ tiêu này tăng 42% lên đến gần 690 tỷ đồng, hoàn thành 57% kế hoạch. Đường Quảng Ngãi có hai mảng sản xuất kinh doanh chính là sữa đậu nành (thương hiệu Vinasoy) và mía đường. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phát triển mảng điện sinh khối, nước giải khát, bia, rượu và bánh kẹo.
 
 
Cơ hội “ngọt ngào” cho ngành mía đường trong niên độ mới
 
Giá đường thế giới đang tăng mạnh là yếu tố thuận lợi giúp các doanh nghiệp ngành đường thu về kết quả kinh doanh khả quan thời gian tới. 
 
Giá đường trên thị trường quốc tế vừa chạm mức cao kỷ lục trong hơn 4 năm trở lại đây khi sản lượng đường của Brazil suy giảm mạnh do các hiện tượng thời tiết cực đoan. Vụ đường ở Brazil, quốc gia cung cấp khoảng 40% sản lượng đường thế giới, có thể kết thúc sớm hơn nhiều thường lệ, khiến nguồn cung toàn cầu bị hạn chế hơn.
 
Theo ông Antonio de Padua Rodrigues, Giám đốc kỹ thuật của Hiệp hội mía đường Brazil (UNICA), giá đường sẽ còn tiếp tục tăng cao trong vài tuần tới do tâm lý lo ngại suy giảm nguồn cung đường trên toàn cầu.
 
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp mía đường Việt Nam cũng có cơ hội cạnh tranh về giá so với các sản phẩm nhập khẩu khi từ ngày 16/6, Quyết định của Bộ Công thương về mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp chính thức 47,64% đối với đường tinh luyện (RE) và đường thô (RS) nhập khẩu từ Thái Lan có hiệu lực trong thời hạn 5 năm. Mức thuế này gồm 42,99% thuế chống bán phá giá chính thức và 4,65% thuế chống trợ cấp chính thức. 
 
Theo SSI Research, các doanh nghiệp có lợi thế về quy mô trong sản xuất đường RS và RE như Đường Quảng Ngãi và TTC Sugar sẽ được hưởng lợi hơn từ chính sách mới. Thời hạn hiệu lực 5 năm cũng là giai đoạn dài giúp chuỗi cung ứng đường trong nước phục hồi và phát triển hơn.
 
Là doanh nghiệp mía đường lớn nhất Việt Nam với thị phần hơn 46%, TTC Sugar sẽ được hưởng lợi nhanh hơn các doanh nghiệp trong ngành khi có thuế tự vệ đối với đường Thái nhờ mạng lưới phân phối đủ tất cả các kênh bán buôn, bán lẻ truyền thống, bán lẻ hiện đại, kênh thương mại (40% thị phần), bên cạnh hệ thống kho chứa lớn nhất cả nước. Công ty cũng đứng đầu về diện tích vùng nguyên liệu (28% tổng diện tích trồng mía cả nước), công suất luyện đường (40% công suất luyện đường trong vụ) cùng 9 nhà máy với tổng công suất đạt 4.250 tấn đường/ngày và 37.500 tấn mía ép/ngày, trong đó công suất sản xuất đường tinh luyện ước đạt 2.000 tấn/ngày.
 
Đường Quảng Ngãi cũng có lợi thế  khi sở hữu thị phần và vùng nguyên liệu đứng thứ hai cả nước, trong đó đường RE có thị phần 11%. Công ty sở hữu hai nhà máy đường là An Khê (Gia Lai) và Phổ Phong (Quảng Ngãi) có tổng công suất ép mía đạt 20.200 tấn/năm, cung cấp khoảng 200.000 tấn đường/năm (13% sản lượng đường cả nước, đứng thứ hai toàn quốc). Việc áp thuế tự vệ lên đường Thái Lan cũng dự kiến mang lại tác động tích cực cho doanh nghiệp, mặc dù không nhiều do đường chỉ chiếm 16% cơ cấu doanh thu.
 
Tuy vậy, các doanh nghiệp ngành mía đường cũng vẫn còn nhiều thách thức trước diễn biến phức tạp của làn sóng Covid-19 lần thứ 4. Sau khi áp thuế tự vệ với đường Thái Lan, mặc dù sản lượng nhập khẩu đường từ quốc gia này vào Việt Nam đã giảm rõ rệt trong những tháng đầu năm nay nhưng xuất hiện hiện tượng đường nhập từ Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Indonesia tăng lên đột biến. Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) từng trao đổi với báo chí rằng 5 nước ASEAN nêu trên đều không đủ năng lực sản xuất đường để xuất khẩu vào Việt Nam với số lượng tăng đột biến như vậy. Mặt khác, các nước này cũng đều có nhập khẩu đường của Thái Lan.
 
VSSA cho rằng tượng này có thể là dấu hiệu “lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp” đối với đường có xuất xứ từ Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam thông qua nước thứ ba bằng thủ đoạn gian lận xuất xứ. Vì thế đường nhập khẩu (bao gồm đường lậu gian lận thương mại, đường lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại) vẫn đang làm chủ thị trường, gây khó khăn cho sản xuất trong nước.
 
Về dài hạn, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định ngành đường nội địa vẫn đối mặt với nhiều thách thức trước tình trước kiểm soát lỏng lẻo đối với đường nhập khẩu giá rẻ qua biên giới làm sai lệch cung cầu thị trường và giá đường. 
 
Nếu ngăn chặn được nguồn đường giá rẻ lẩn tránh thuế của Thái Lan và dịch bệnh sớm được kiểm soát, các doanh nghiệp ngành mía đường được kỳ vọng tăng trưởng tích cực hơn trong giai đoạn mới.