• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.285,46 -1,06/-0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.285,46   -1,06/-0,08%  |   HNX-INDEX   229,21   -0,91/-0,40%  |   UPCOM-INDEX   92,70   +0,00/+0,00%  |   VN30   1.362,69   -0,20/-0,01%  |   HNX30   498,32   -2,61/-0,52%
19 Tháng Mười 2024 9:37:11 CH - Mở cửa
Nghịch lý lợi nhuận môi giới chứng khoán
Nguồn tin: Người đồng hành | 02/08/2021 11:14:58 SA
Thị trường chứng khoán bứt phá và giao dịch sôi động trong quý II giúp doanh thu cả mảng môi giới và lãi từ cho vay, phải thu của CTCK đều tăng mạnh so với cùng kỳ.
VPS dù đứng đầu thị phần môi giới cả 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM nhưng lợi nhuận gộp mảng môi giới quý II chỉ đứng thứ 4.
 
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của quý II, VN-Index đứng ở mức 1.408,55 điểm, tương ứng tăng 217,11 điểm (18,2%) so với cuối quý I. Tương tự, HNX-Index cũng tăng 36,65 điểm (12,8%) lên 323,32 điểm. UPCoM-Index tăng 9,11 điểm (11,2%) lên 90,25 điểm.
 
Không chỉ tăng về mặt điểm số, thanh khoản thị trường chứng khoán quý II cũng tăng đáng kể. Tổng khối lượng giao dịch bình quân quý II đạt 974,6 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 10,5% so với quý I, giá trị giao dịch bình quân tăng đến 38% lên 26.300 tỷ đồng.
 
Hai yếu tố trên đã giúp kết quả kinh doanh của nhóm ngành công ty chứng khoán tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước và cả quý I. Theo đó, tổng doanh thu hoạt động của 40 CTCK có tổng tài sản lớn nhất đạt gần 17.000 tỷ đồng trong quý II, tăng 101,3% so với cùng kỳ năm trước và tăng 13,7% so với quý I. Tổng lợi nhuận sau thuế đạt 5.625 tỷ đồng, tăng 66,2% so với cùng kỳ và tăng 15,2% so với quý trước.

 
Tổng doanh thu hoạt động của 40 CTCK có tổng tài sản lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

 
Tổng lợi nhuận sau thuế của 40 CTCK có tổng tài sản lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.
 
Thanh khoản thị trường tăng vọt trong quý II đã giúp doanh thu mảng môi giới của nhóm CTCK có sự bứt phá. Tổng doanh thu môi giới đạt 4.672 tỷ đồng, tăng 222% so với cùng kỳ cũng như tăng 37,3% so với quý I (loại trừ Chứng khoán KB Việt Nam do BCTC thiếu toàn bộ phần chi tiết chi phí hoạt động). Sau khi trừ đi chi phí môi giới, lợi nhuận gộp của mảng này ở mức 1.663 tỷ đồng, tăng lần lượt 398% và 39%. Tỷ suất lợi nhuận gộp ở mức 35,6%, cao hơn so với mức 35,1% của quý trước.
 
Tuy nhiên, nhìn sâu vào kết quả kinh doanh cho thấy nghịch lý là một số đơn vị có thị phần môi giới rất cao nhưng lợi nhuận gộp của mảng môi giới lại không tương xứng. Chứng khoán VPS là đơn vị đứng đầu thị phần môi giới cả 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM trong quý II nhưng lợi nhuận gộp mảng môi giới chỉ đứng thứ 4 với 165,4 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận gộp mảng này chỉ là 22,2%. Nguyên nhân chỉ tiêu trên của VPS ở mức khá thấp có thể do đơn vị này đã việc áp dụng nhiều chính sách ưu đãi như miễn giảm tối đa phí giao dịch... Tỷ lệ hoa hồng chia cho môi giới tới có lúc lên đến gần 70%, thay vì 30 - 40% như các công ty khác.

 
Tổng lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận gộp mảng môi giới của 40 CTCK có tổng tài sản lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng. 
 
Trong khi đó, Chứng khoán SSI (HoSE: SSI) có lợi nhuận gộp ở mảng môi giới lớn nhất trong nhóm CTCK với hơn 253 tỷ đồng, tăng 580% so với cùng kỳ và 41% so với quý trước. Tỷ suất lợi nhuận gộp là gần 41%. Trong bối cảnh nhiều công ty chứng khoán lao vào cuộc đua miễn giảm phí môi giới, ban lãnh đạo SSI luôn giữ vững mục tiêu tăng trưởng bền vững, không chạy đua mà tăng thị phần theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm đi kèm tối ưu nguồn vốn kinh doanh, cân bằng giữa lợi ích của cổ đông - đối tác - khách hàng.
 
Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) nhiều quý liên tiếp đứng đầu về tỷ lệ cho vay margin nhưng lợi nhuận gộp mảng môi giới chỉ là 30 tỷ đồng, tỷ suất 13%.

 
10 công ty chứng khoán có lợi nhuận gộp mảng môi giới lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.
 
Tương tự SSI, Chứng khoán TP HCM (HSC, HoSE: HCM) hay Chứng khoán Techcombank (TCBS) cũng đều đứng trên VPS về lợi nhuận gộp của mảng môi giới. Đối với TCBS, đơn vị này trước đây đều được nhiều nhà đầu tư nhìn nhận là CTCK mạnh nhất ở mảng trái phiếu. Tuy nhiên, thời gian gần đây, TCBS bắt đầu đẩy mạnh mảng môi giới cổ phiếu và có được những kết quả đáng kể. Tỷ suất lợi nhuận gộp hàng quý của TCBS đều duy trì trên 80% trong các năm gần đây.
 
Mảng cho vay margin của các CTCK cũng được hưởng lợi. Thống kê của FiinTrade cho thấy dư nợ cho vay margin tại 51 công ty chứng khoán, chiếm hơn 95% thị phần cho vay margin toàn thị trường, tăng 26% so với quý trước, đạt 126.400 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý.

 
Tổng lãi từ các khoản cho vay và phải thu của 40 CTCK có tổng tài sản lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.
 
Nếu chỉ tính trong 40 CTCK có tổng tài sản lớn nhất, phần lãi từ các khoản cho vay và phải thu chiếm 20% tổng doanh thu hoạt động ở quý II, tăng 123% so với cùng kỳ và 29% so với quý trước.
 
Khác với lợi nhuận từ mảng môi giới, lợi nhuận từ cho vay margin các CTCK khá tương đồng với dư nợ margin. SSI đứng đầu với gần 338 tỷ đồng, tăng 38% so với quý trước. SSI cũng đứng đầu từ dư nợ cho vay margin tại thời điểm cuối quý II với mức kỷ lục 15.509 tỷ đồng.

 
Khoản cho vay của 10 CTCK hàng đầu. Đơn vị: Tỷ đồng.

 
Top 10 CTCK có lợi nhuận từ cho vay margin lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.
 
Với lượng margin liên tục tăng thêm và duy trì ở mức cao, khiến nhiều công ty chứng khoán gặp phải tình trạng "căng margin”. Trước tình trạng này và trong bối cảnh thị trường chứng khoán vẫn diễn biến sôi động, nhiều CTCK muốn tăng nguồn cho hoạt động margin. Thời gian gần đây, rất nhiều CTCK đã có kế hoạch hoặc đã thực hiện tăng vốn để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, trong đó tập trung đẩy mạnh mảng cho vay margin đặc biệt là những đơn vị top đầu như SSI, VNDirect, HSC...
 
Ngoài phương thức phát hành cổ phiếu tăng vốn để bổ sung vào hoạt động cho vay margin, một số CTCK còn tìm đến các khoản vay bên ngoài. Như trường hợp của SSI, đơn vị này mới đây đã ký thành công hợp đồng vay vốn với hạn mức lên tới 100 triệu USD – tương đương 2.300 tỷ đồng - vốn tín chấp từ nhóm các ngân hàng hàng đầu Đài Loan (Trung Quốc) với lãi suất rất hấp dẫn.