• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.242,13 +7,43/+0,60%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.242,13   +7,43/+0,60%  |   HNX-INDEX   223,70   +1,45/+0,65%  |   UPCOM-INDEX   92,06   +0,24/+0,26%  |   VN30   1.299,22   +7,28/+0,56%  |   HNX30   475,80   +4,06/+0,86%
26 Tháng Mười Một 2024 8:24:17 CH - Mở cửa
Phố Wall lại lập đỉnh
Nguồn tin: Người đồng hành | 26/08/2021 7:06:00 SA
Sự bùng phát trở lại của Covid-19 tạo ra đòn giáng rõ ràng nhất khi Fed bất ngờ hủy họp trực tiếp thường niên tại Jackson Hole, bang Wyoming. Điều này làm dấy lên hoài nghi về khẳng định của ngân hàng trung ương Mỹ rằng nền kinh tế chỉ phải đối mặt rủi ro có hạn từ biến chủng Delta và dự định siết chính sách hỗ trợ thời khủng hoảng.
 
Bước lùi của Fed, được công bố ngày 20/8, là cuộc họp tại Jackson Hole sẽ tổ chức trực tuyến – năm thứ hai liên tiếp – một dấu hiệu nhỏ nhưng ngày càng nhiều rằng Covid-19 có ảnh hưởng nhiều hơn những gì họ dự đoán. Chủ tịch Fed Jerome Powell dự kiến có bài phát biểu quan trọng ngày 27/8 dưới hình thức này.
 
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh Fed đang cân nhắc thời điểm bắt đầu siết chính sách hỗ trợ đặc biệt cho nền kinh tế. Hầu hết các nhà lập chính sách đều muốn giảm chương trình mua tài sản của Fed vào cuối năm nay, theo biên bản cuộc họp chính sách ngày 27 – 28/7.
 
Cho đến lúc này, Powell vẫn xem nhẹ ảnh hưởng từ biến chủng Delta. Người dân và doanh nghiệp đã “học được cách tiếp tục cuộc sống bất chấp Covid-19”, ông nói, ám chỉ triển vọng của ngân hàng trung ương Mỹ về đà phục hồi kinh tế không đổi, bất chấp số ca nhiễm tăng và tỷ lệ tiêm vaccine chưa đồng đều.
 
“Người dân và doanh nghiệp đã điều chỉnh và thích nghi”, Powell phát biểu ngày 17/8 trong một sự kiện trực tuyến với các giảng viên và sinh viên. Tăng trưởng kinh tế Mỹ đã vượt mức trước đại dịch Covid-19 trong quý II và khả năng cao được điều chỉnh tăng lên vào cuối tuần này.
 
Sự tự tin đó giờ đây có thể biến mất khi tình hình chuyển biến nhanh chóng, tạo ra bảng các tín hiệu cảnh báo rủi ro tiềm ẩn.
Chủ tịch Fed Jerome Powell. Ảnh: Reuters.
 
Các số liệu tần suất suy yếu
 
Gần như toàn bộ thước đo phục hồi cho từng bang ở Mỹ được Oxford Economics theo dõi đều giảm trong tuần gần nhất. Các bang ở miền nam ghi nhận mức giảm mạnh nhất, dẫn đầu là Louisiana, Florida và Mississippi.
 
“Người tiêu dùng thận trọng hơn làm suy yếu lực cầu và hoạt động đi lại – chạm đáy nhiều tuần. Việc làm sa sút, sản xuất đình trệ, và chỉ số theo dõi tình trạng nền kinh tế giảm khi biến chủng Delta gia tăng lây nhiễm”, nhóm kinh tế gia Mỹ của Oxford viết.
 
Số ca tử vong vì Covid-19 tại Mỹ lên đỉnh 5 tháng trong tuần trước khi Delta hoành hành tại những khu vực có tỷ lệ tiêm phòng thấp. Số ca tiếp tục tăng và Mỹ, tính đến ngày 20/8, ghi nhận trung bình 139.000 trường hợp mới mỗi ngày. 
 
Tuyển dụng của doanh nghiệp nhỏ được theo dõi theo thời gian bởi Homebase giảm. Số liệu thẻ ghi nợ và tín dụng từ Bank of America cho thấy sự suy giảm trong chi tiêu cho giải trí trong tuần trước. Số lượt đặt chỗ nhà hàng thông qua OpenTable cũng đi xuống.
 
Tâm lý người tiêu dùng Mỹ giảm sâu hồi đầu tháng 8, chạm đáy một thập kỷ, với triển vọng tiêu cực hơn từ tài chính cá nhân cho đến lạm phát và việc làm, kết quả một khảo sát của Đại học Michigan cho thấy.
 
“Chúng ta có những thắng lợi dễ dàng từ tái mở cửa, và thực tế rằng virus đang bắt kịp chúng ta. Do đó, có sự hạ nhiệt… các chuyên gia kinh tế có chút sốt sắng hơi quá”, Vincent Reinhart, cựu quan chức Fed hiện là kinh tế gia trưởng tại BNY Mellon Asset Management, nói.
 
Ngày 18/8, Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng kinh tế quý III Mỹ từ 9% xuống còn 5,5%, viện dẫn ảnh hưởng kéo dài từ biến chủng Delta, và điều chỉnh tăng ước tính cho quý IV cùng năm 2022.
 
Các chuyên gia khác lưu ý không nên quá lún sâu vào sự suy giảm sau đợt gia tăng hoạt động kinh tế trong bối cảnh nền kinh tế tái mở cửa và lực cầu bị dồn nén trước đó bung ra trong mùa hè.
 
“Đến lúc này, ảnh hưởng đến thế giới thực vẫn tương đối nhỏ, cục bộ”, Jefferies cho biết trong phân tích số liệu thời gian thực. Theo đó, sự suy giảm trong đặt chỗ nhà hàng chủ yếu là ở các bang có Covid-19 bùng phát mạnh, như Florida, Texas.
 
Dù vậy, dường như đang có một cuộc khủng hoảng niềm tin tại một số đơn vị sử dụng lao động lớn – với văn phòng trống vắng nửa nhân viên trong hơn 18 tháng qua. Ngày 19/8, Apple hoãn kế hoạch cho toàn bộ nhân viên đi làm trở lại sang sớm nhất là tháng 1/2022.
 
Chủ tịch Fed Dallas Robert Kaplan, một trong những người ủng hộ mạnh việc giảm hỗ trợ cho nền kinh tế, ngày 20/8 nói ảnh hưởng từ biến chủng Delta “đang bộc lộ nhanh chóng” và ông có thể điều chỉnh quan điểm về chính sách tiền tệ “phần nào” nếu virus này khiến tăng trưởng kinh tế chững lại. Kaplan trước đó từng muốn Fed bắt đầu siết chương trình mua tài sản từ tháng 10.
 
Các vấn đề chuỗi cung ứng
 
Các nhà lập chính sách của Fed muốn theo dõi nhóm yếu tố góp phần khiến lạm phát tăng vọt như nút thắt cổ chai chuỗi cung ứng cũng như dấu hiệu áp lực tăng giá lan rộng.
 
Nhiều quan chức Fed, trong đó có Powell, giữ quan điểm lạm phát cao hiện tại chỉ là tạm thời và sẽ giảm về mục tiêu trung bình 2% của ngân hàng trung ương Mỹ. Tuy nhiên, số khác lại ngày càng lo ngại.
 
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ tháng 7 chững lại nhưng vẫn ở đỉnh 13 năm nếu so với cùng kỳ năm trước và có một số dấu hiệu lạm phát đã đạt đỉnh. 
 
Chỉnh sách “không khoan nhượng” với Covid-19 của Trung Quốc khiến một ga tại cảng container lớn thứ hai nước này về khối lượng xử lý phải đóng cửa tuần trước, sau khi tại đây ghi nhận một ca Covid-19. Nhiều cảng khác tại Trung Quốc đối mặt tình trạng tắc nghẽn gia tăng vì phải tiếp nhận các tàu chuyển hướng và quá trình bốc dỡ diễn ra chậm do các biện pháp khử trùng nghiêm ngặt.
 
Các hãng vận tải biển hàng đầu quốc tế đều cảnh báo khách hàng về nguy cơ trì hoãn và thay đổi lộ trình bởi các chuỗi cung ứng toàn cầu chịu áp lực hơn nữa, có thể thúc đẩy giá nhiều phụ tùng, hàng hóa tăng tại Mỹ.
 
Sự thiếu hụt bán dẫn toàn cầu nhiều tháng qua đã đẩy giá xe hơi mới cũng như qua sử dụng và không có dấu hiệu cải thiện khi biến chủng Delta lây lan khắp các quốc gia châu Á – nơi có nhiều nhà máy ôtô và chip.
 
Toyota, hãng xe hơi lớn nhất thế giới về doanh số, ngày 19/8 thông báo giảm sản lượng toàn cầu 40% trong tháng 9 so với kế hoạch, động thái ảnh hưởng tới hầu hết nhà máy của công ty ở Bắc Mỹ. 
 
Nếu vấn đề cung ứng tại Mỹ, gồm thiếu lao động, vẫn tiếp diễn bất chấp tiêm chủng, điều trị Covid-19 tốt hơn ngăn lực cầu suy giảm, khả năng phạm sai lầm của Fed gia tăng nếu ngân hàng trung ương Mỹ buộc phải tăng lãi suất nhanh chóng để ngăn lạm phát, theo Diane Swonk, kinh tế gia trưởng tại Grant Thornton.
 
“Điều nhiều người mong đợi là một pha chạy nước rút lại biến thành chạy marathon với đích đến là ảo ảnh”, Swonk nói. “Nguy cơ sai lầm chính sách và chấm dứt chu kỳ kinh doanh hiện tại đang gia tăng”.