• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,07 -0,04/0,00%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 2:45:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,07   -0,04/0,00%  |   HNX-INDEX   221,90   -0,58/-0,26%  |   UPCOM-INDEX   92,65   -0,46/-0,50%  |   VN30   1.315,31   +1,83/+0,14%  |   HNX30   461,50   -0,69/-0,15%
20 Tháng Giêng 2025 2:53:35 CH - Mở cửa
UPCoM “điên loạn” vì dòng tiền đầu cơ
Nguồn tin: Saigondautu | 11/01/2022 10:12:59 SA
Thị trường chứng khoán (TTCK) dù thăng hoa trong suốt 2 năm qua, nhưng vẫn còn rất nhiều mã cổ phiếu (CP) trên sàn UPCoM đang giao dịch ở mức giá rất thấp. Song đây lại là yếu tố kích thích dòng tiền từ các nhà đầu tư (NĐT) đổ dồn vào nhóm CP nhỏ trên sàn UPCoM trong thời gian gần đây. 
 
Bỗng dưng hồi sinh
 
Thị trường UPCoM có đặc thù chỉ cần là công ty đại chúng có thể đưa CP lên giao dịch. Chính vì đặc thù này, thị trường UPCoM khá đa dạng về quy mô vốn và ngành nghề kinh doanh.
Bên cạnh đó, theo quy định, doanh nghiệp sau khi IPO phải đưa CP lên niêm yết trên UPCoM giúp thị trường quy tụ nhiều doanh nghiệp nhà nước lớn, có vị thế và tình hình tài chính tốt.
Theo thống kê, quy mô của sàn UPCoM hiện đạt khoảng 1,5 triệu tỷ đồng, tương đương 18,3% GDP năm 2020. Tuy nhiên, trong tổng số gần 900 mã CP đang giao dịch trên UPCoM, chỉ khoảng 300 mã có lợi nhuận trên cổ phần (EPS) đạt trên 1.000 đồng và 100 mã có EPS trên 3.000 đồng. 
Điều đáng nói, những CP có EPS tốt là những mã CP gần như không có thanh khoản, thậm chí sụt giảm trong “cơn điên loạn” của thị trường UPCoM gần đây. Đơn cử, phiên giao dịch cuối tuần vừa qua (7-1), sàn UPCoM chứng kiến sóng tăng kịch khung của 113 mã CP. Đây là một trong những phiên giao dịch có số mã tăng trần cao nhất trong lịch sử giao dịch của sàn UPCoM.
 
 
Nếu chú ý, sẽ thấy phần lớn mã tăng trần trong phiên giao dịch này đều là mã CP có giá rẻ, trong đó có nhiều mã đang giao dịch ở mức giá chưa đầy 5.000 đồng/CP, như AFG, ATB, ATA, ATG, AVF, B82, CMI, CTA, CTN, DCS, DDM, DCT, DPS, EFI, FDG, G20, GTT, HDO, HFX, HKB, HLA, HIS, HTT, HVG, ICF, JOS, KHL, KSK, L44, LM3, LO5, MPT, NDF, NHP, NOS, NTB, PID, PIV, PPI, PSG, PTE, PTG, PHV, PVV, PXA. 
Với biên độ giao dịch mỗi ngày lên đến 15%, NĐT đang nắm giữ những mã CP tăng trần kể trên rất phấn khích. Thậm chí, nếu may mắn mua được ở mức giá sàn, mức lợi nhuận thu được trong phiên 7-1 có thể lên đến 30%.
Mức lợi nhuận quá lớn này cũng là nguyên nhân khiến dòng tiền đầu cơ có xu hướng đẩy vào sàn UPCoM, thay vì lựa chọn CP tốt hơn trên sàn HoSE (biên độ 7%) và HNX (biên độ 10%).
Đặc biệt, gần đây đã xuất hiện hiện tượng lợi dụng các diễn đàn, nhóm mạng xã hội Zalo, Facebook, Telegram... tung tin đồn, phát tán tài liệu giả mạo, thông tin không đúng sự thật nhằm mục đích lôi kéo, xúi giục NĐT mua bán CP có tính chất đầu cơ.
Việc này đã giúp những mã CP tưởng chừng như không còn động lực tăng giá do làm ăn thua lỗ, CP bị đưa vào diện bị hạn chế giao dịch, bỗng dưng “hồi sinh” nhờ dòng tiền đầu cơ.
Có thể lấy dẫn chứng từ 1 trong số mã CP nêu trên để minh họa cho sự nghịch lý của TTCK. Đơn cử, mã HLA (CTCP Hữu Liên Á Châu) nằm trong danh sách 45 mã CP bị hạn chế giao dịch trên sàn UPCoM do làm ăn thua lỗ và vi phạm quy định về công bố thông tin trên TTCK.
Thế nhưng, HLA vẫn ghi nhận mức tăng giá ngoạn mục, từ 200 đồng/CP lên 2.000 đồng/CP, tương đương mức tăng 10 lần. Dù ghi nhận mức tăng khủng nhưng do xuất phát điểm quá thấp, đến thời điểm hiện tại, HLA vẫn bị xếp vào nhóm CP “rác”.
Đây cũng là lý do được giới phân tích giải thích cho hiện tượng vẫn còn gần 100 mã CP trên sàn UPCoM đang giao dịch dưới mệnh giá 10.000 đồng/CP.
 
 
Sẽ có đợt điều chỉnh mạnh
 
“Cuộc vui nào rồi cũng sẽ tan” là câu nói được giới phân tích đưa ra khi cảnh báo NĐT đang tham gia canh bạc với CP “rác” trên sàn UPCoM. Một chuyên gia phân tích CK nhận định sẽ có "gáo nước lạnh" đổ vào CP đầu cơ.
Nguyên nhân do dòng tiền đầu cơ thường bỏ qua việc kinh doanh thua lỗ của doanh nghiệp trong quá khứ, tin vào những "bánh vẽ" triển vọng trong tương lai.
Năm 2022, khi báo cáo kinh doanh năm 2021 được tung ra, cũng là lúc nội tại yếu kém của nhiều doanh nghiệp phơi bày rõ ràng hơn. Khi đó rất có thể tạo ra xu hướng giảm sâu, giảm sốc đối với nhóm CP này.
Cũng theo vị này, cách đây 10 năm, nhóm CP đầu cơ từng làm thị trường suy kiệt, khiến nhiều NĐT rời bỏ thị trường vì thua lỗ và mất niềm tin. 
Theo chuyên gia CK Nguyễn Hồng Điệp, CP đầu cơ vẫn sẽ hút dòng tiền trong thời gian tới, song mức rủi ro sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Đặc biệt, thị trường chung có thể có nhịp điều chỉnh sâu và mạnh trong năm 2022, khi đó nhóm đầu cơ là nhóm CP chịu áp lực giảm giá mạnh nhất, thậm chí mức giảm còn lớn hơn mức tăng trước đó.
“Bản thân tôi cũng dành tỷ trọng tài sản để “đánh” sóng CP đầu cơ. Tuy nhiên, khi tham gia CP đầu cơ trong năm 2022, cần xác định tâm thế để bước vào một "game" mạo hiểm, nhưng cũng phải tuân thủ theo các nguyên tắc đầu tư” - ông Điệp chia sẻ.
Nguyên tắc đầu tư theo lý giải của ông Điệp có 2 yếu tố. Đầu tiên, sóng tăng của CP đầu cơ thường đi theo nhóm, có nghĩa dòng tiền sẽ cùng lúc chảy vào một vài CP, thay vì chỉ một mã riêng lẻ. Khi đó, dù không phải CP mình nắm giữ, nhưng NĐT cần quan sát các mã có tính chất đầu cơ khác.
Nếu nhìn thấy có dấu hiệu giảm ở CP nào đó, rất có thể “trend” tăng giá của cả nhóm CP đã sắp kết thúc. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý CP có thanh khoản đang cao bỗng giảm đột ngột. Khi đó, rất có thể nhóm dẫn dắt đã "rút chân" ra khỏi CP. Thứ 2, NĐT tuyệt đối không "tắm 2 lần trên 1 dòng sông".
Thực tế, rất nhiều NĐT có xu hướng bắt đáy đánh vòng 2 khi CP đầu cơ điều chỉnh giảm 30-40%. Việc này rất rủi ro, bởi đáy của CP đầu cơ hoàn toàn không có giá trị. Vì vậy, khi mua CP đầu cơ cần mua theo chiều lên, không bắt chiều xuống và tuyệt đối không “tái hôn”.
Trước làn sóng NĐT F0 đánh sóng đầu cơ, mới đây Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã khuyến cáo NĐT cẩn trọng, cân nhắc kỹ để tránh bị lôi kéo, cuốn theo các luồng thông tin trên mạng.
NĐT cần trang bị cho mình kiến thức về CK, nắm bắt các quy định và xem xét thấu đáo nội tại các doanh nghiệp. NĐT cần tìm hiểu và trao đổi thông tin liên quan đến TTCK, cũng như tham khảo, kiểm chứng dựa trên các kênh chính thống của các cơ quan chức năng, từ chính doanh nghiệp và các đơn vị có chức năng tư vấn, môi giới CK được UBCKNN cấp phép. 
 Tung tin đồn sai sự thật, cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán để thao túng giá là các hành vi bị cấm theo quy định tại Luật Chứng khoán.