• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.252,56 -7,19/-0,57%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.252,56   -7,19/-0,57%  |   HNX-INDEX   226,88   -0,61/-0,27%  |   UPCOM-INDEX   92,15   -0,17/-0,18%  |   VN30   1.317,34   -9,31/-0,70%  |   HNX30   488,57   -1,41/-0,29%
09 Tháng Mười Một 2024 8:33:32 SA - Mở cửa
Các thị trường chứng khoán khởi sắc nhất thế giới năm 2021: Mông Cổ số 1, Việt Nam xếp thứ 5
Nguồn tin: Vietnam+ | 11/01/2022 3:27:11 CH
Chỉ số chứng khoán của Mông Cổ đã đạt mức tăng cao nhất trên thế giới trong bối cảnh nhà đầu tư chuẩn bị sẵn sàng đón nhận các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của các ngân hàng nước này.
 
Mông Cổ lâu nay là nước có ảnh hưởng lớn đối với các thị trường tài nguyên của thế giới, do sở hữu trữ lượng phong phú nguồn tài nguyên quan trọng như than đá, đồng và vàng. Nhưng ngày nay, thị trường chứng khoán Mông Cỏ mới là nhân tố gây chú ý.
 
MSE Top 20 Index, chỉ số chứng khoán quốc gia của Mông Cổ, đã tăng 132,7% trong năm 2021, trở thành chỉ số tăng trưởng mạnh nhất trên thế giới. “Tôi trước đây có đầu tư cổ phiếu trên sàn S&P 500 (Mỹ) và đây là lần đầu tiên tôi mua cổ phiếu sàn MSE. Tôi không thể bỏ qua mức tăng ấn tượng này và phải vào cuộc”, doanh nhân Tseesuren Oyuntungalag ở thủ đô Ulaanbaatar, chia sẻ.
 
 
Sở Giao dịch chứng khoán Mông Cổ. Ảnh: Nikkei Asia
 
Năm ngoái, sau khi nhận tư vấn từ các nhân viên môi giới, Tseesuren Oyuntungalag đã đầu tư 30 triệu tugrik (đồng nội tệ Mông Cổ, tương đương 11.500 USD), vào cổ phiếu của nhà sản xuất trứng Tumen Shuvuut, công ty gia súc Suu và hãng bảo hiểm Mandal, cùng với đó là hai chứng chỉ quỹ. Ba mã chứng khoán của anh nằm trong nhóm Top 5 cổ phiếu tăng trưởng mạnh nhất của MSE Top 20 Index. Riêng giá cổ phiếu của Tumen Shuvuut đã tăng tới 400%.
 
Trong năm 2020, Mông Cổ gần như không bị ảnh hưởng bởi tác động của đại dịch COVID-19. Nhưng năm 2021, lệnh phong tỏa cùng những đứt gãy giao thương biên giới với Trung Quốc do dịch bệnh giữa thời điểm bầu cử đã đẩy Chính phủ Mông Cổ đi đến quyết định tăng hỗ trợ cho người dân, với việc phát tiền, miễn giảm tiền điện, nước.
 
Sức ép cạnh tranh từ hàng nhập khẩu với các nhà sản xuất nội địa giảm, nhưng đứt gãy thương mại cũng đẩy lạm phát tại Mông Cổ tiến sát ngưỡng 10%, dù chứng chỉ tiền gửi ngân hàng giảm. Điều này hối thúc người dân tìm kiếm kênh đầu tư từ nguồn tiền nhàn rỗi mang lại nguồn lợi tức cao hơn. “Hơn 500 tỉ tugrik đã đổ vào thị trường chứng khoán”, Ulaankhuu Nanjid - chuyên gia kỳ cựu về chứng khoán và hiện là trưởng bộ phận đầu tư tại công ty phần mềm ICT Group, đánh giá.
 
Janjinjamts Batsuuri, công nhân 24 tuổi và lần đầu tiên tham gia đầu tư chứng khoán, đã nhân đôi số tiền gốc trong năm 2021, sau khi bỏ tiền mua cổ phiếu của Tumen Shuvuut, bảo hiểm Mandal Insurance và công ty sản xuất đồ uống APU. "Tôi không có ý định sớm bán đi số cổ phiếu này”, Batsuuri nói.

 
Thị trường chứng khoán Mông Cổ đứng đầu thế giới về mức tăng trưởng trong năm 2021. Ảnh: Nikkei Asia
 
Theo thống kê của Exchange và Refinitiv, thị trường chứng khoán Mông Cổ đứng đầu thế giới về mức tăng trưởng trong năm 2021, xếp trên CSE All Share (Sril Lanka), TCI (Uzbekistan), KASE (Kazakhstan) và Việt Nam (thứ 5). 
 
Nhà đầu tư nước ngoài không đóng vai trò lớn trong bùng nổ chứng khoán năm vừa qua ở Mông Cổ. Giá trị giao dịch của số này chỉ chiếm 1,3% lượng giao dịch trong quý 3 năm 2021. Giới đầu tư toàn cầu trong vài năm qua đã bỏ qua thị trường chứng khoán Mông Cổ, khi giá hàng hóa giảm mạnh cùng với triển vọng chính sách thiếu ổn định.
 
Tuy nhiên, cũng có Quỹ Asia Frontier có trụ sở tại Hong Kong nhân đôi đặt cược, khi đưa Mông Cổ đứng đầu danh sách 15 thị trường đáng đầu tư nhất, với cổ phiếu của của hãng sản xuất vải sợi cashmere Gobi, APU, công ty đồ da Darkhan Nekhii và hãng chuyên sản xuất đồ hun khói Talkh Chikher.
 
“Nhiều nhà đầu tư đã đặt câu hỏi tại sao chúng tôi trong năm qua lại đánh giá cao thị trường Mông Cổ. Mức tăng trong năm 2021 của thị trường chứng khoán Mông Cổ chính là câu trả lời cho những thắc mắc đó”, Thomas Hugger, Giám đốc điều hành của Asia Frontier Capital, nêu quan điểm trong bản cập khuyến nghị khách hàng tháng 12/2021.
 
Nhiều người Mông Cổ đang chuẩn bị tiền cho các đợt mua cổ phiếu lần đầu phát hành ra công chúng của các ngân hàng thương mại lớn tại nước này. Những ngân hàng đó được yêu cầu phải thực hiện IPO theo luật mới để đa dạng hóa chủ sở hữu sở cổ phần. Lượng cổ phiếu IPO dự kiến thu hút được từ 500 đến 600 tỷ tugrik tiền đầu tư.
 
Theo nhà môi giới cấp cao Azbayar Javkhlan đến từ công ty chứng khoán InvesCore Financial Group, số lượng khách hàng mở mới tài khoản tại công ty trong năm ngoái gấp đôi so với năm 2020. “Có khả năng nhiều người sẽ bắt đầu giao dịch vào năm 2022 sau tin tức về sự tăng trưởng năm 2021 của thị trường chứng khoán. Năm 2022 vì thế có thể sẽ là một năm tuyệt vời cho sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán Mông Cổ”, Javkhlan nói.