Vào đúng thời điểm nhiều cổ phiếu đang thăng hoa, lãnh đạo các doanh nghiệp đã tranh thủ “chốt lời” ngay tại vùng đỉnh giá.
Những ngày vừa qua, thị trường chứng khoán xôn xao trước thông tin ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn
FLC bán gần 75 triệu cổ phiếu
FLC trong phiên 10/1 mà không công bố thông tin dự kiến giao dịch. Đáng chú ý, trong phiên 10/1, cổ phiếu
FLC đã tăng trần trong phần lớn thời gian trước khi giảm sàn về cuối phiên, đi cùng thanh khoản lên tới gần 135 triệu đơn vị, tương đương 19% lượng cổ phiếu đang lưu hành của Tập đoàn
FLC và 9,8% tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch của VN-Index trong phiên.
Dù vậy, đến ngày 11/1, các cơ quan quản lý nhà nước đã có một loạt quyết định nhanh chóng và nghiêm khắc, khi UBCKNN huỷ kết quả giao dịch bán 75 triệu cổ phiếu
FLC; Bộ Tài chính cũng đã phong toả toàn bộ tài khoản chứng khoán của ông Quyết từ ngày 11/1.
Trong thời gian gần đây, trong khi giá cổ phiếu lập đỉnh, hàng loạt lãnh đạo và người nhà các doanh nghiệp khác cũng đã nhanh tay chốt lời thu về hàng trăm tỷ đồng.
Tại CTCP Long Hậu (mã
LHG), ông Võ Tấn Thịnh, Thành viên HĐQT công ty đã đăng ký bán toàn bộ gần 3,76 triệu cổ phiếu
LHG để giảm sở hữu từ 7,5% về còn 0% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ 14/1 đến 11/2/2022 với lý do lấy tiền đầu tư đất.
Trước đó, từ 20/10 đến 9/11/2021, ông Thịnh đã bán ra hơn 2,5 triệu cổ phiếu
LHG để giảm sở hữu từ 20% về 15% vốn điều lệ; tiếp đó, từ 12/11 đến 9/12/2021, ông Thịnh tiếp tục bán ra gần 3,8 triệu cổ phiếu để giảm sở hữu từ 15% về còn 7,5% vốn điều lệ như hiện nay.
Lãnh đạo tại Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Mã
BCM) cũng vừa bán ra cổ phiếu để giảm sở hữu.
Theo đó, từ 5/1 đến 6/1/2022, ông Huỳnh Vĩnh Thành, Thành viên Ban kiểm soát công ty đã bán toàn bộ 90.000 cổ phiếu
BCM để giảm sở hữu về 0 cổ phiếu.
Giao dịch này được diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu
BCM vừa trải qua chuỗi tăng nóng. Cụ thể, từ 6/12/2021 đến 11/1/2022, cổ phiếu
BCM tăng 54,6% từ 48.630 đồng lên 75.200 đồng/cổ phiếu.
Bên cạnh đó, từ 6/11 đến 11/11/2021, ông Nguyễn Hoàn Vũ, Phó tổng giám đốc
BCM cũng bán ra 532.000 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 0,077% về còn 0,026% vốn điều lệ.
Ông Phùng Văn Thái, Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Tiến Bộ (mã chứng khoán
TTB - sàn HOSE) mới đây cũng công bố giao dịch bán cổ phiếu nhằm giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân.
Cụ thể, ông Thái đăng ký bán toàn bộ gần 6,2 triệu cổ phiếu
TTB, tỷ lệ 12,01%, giao dịch được thực hiện từ ngày 14/1 đến ngày 11/2 theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh. Nếu giao dịch hoàn tất, ông Thái sẽ không còn sở hữu cổ phiếu nào của
TTB.
Trước đó, từ ngày 18/12/2020 - 8/1/2021, ông Thái đã bán ra 2,68 triệu cổ phiếu
TTB để giảm sở hữu từ 17,22% về còn 12,01% vốn tại
TTB như hiện nay.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu
TTB vẫn đang duy trì đà tăng trưởng tích cực. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 11/1, cổ phiếu
TTB đạt 12.900 đồng/CP, tăng gấp 2,2 lần so với đầu năm 2021.
Tại CTCP FECON (mã
FCN), ông Trần Trọng Thắng, Phó chủ tịch HĐQT Công ty đăng ký bán 100.000 cổ phiếu
FCN để giảm sở hữu từ 661.461 cổ phiếu về 561.461 cổ phiếu, giao dịch dự kiến thực hiện từ 13/1 đến 11/2/2022.
Đáng chú ý, ông Trần Trọng Thắng vừa bán ra 205.000 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 866.461 cổ phiếu về còn 661.461 cổ phiếu, giao dịch được thực hiện từ 29/12/2021 đến 5/1/2022.
Bên cạnh đó, nhiều lãnh đạo công ty này cũng đồng loạt chốt lời cổ phiếu như ông Nguyễn Quốc Bảo, Phó tổng giám đốc thường trực đăng ký bán 10.100 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 10.159 cổ phiếu về 59 cổ phiếu, giao dịch dự kiến thực hiện từ 13/1 đến 11/2/2022; ông Hà Thế Phương, Phó chủ tịch HĐQT bán ra 1.800 cổ phiếu; ông Trần Công Tráng, Thành viên BKS bán 3.000 cổ phiếu với mục đích giải quyết nhu cầu cá nhân.
Tương tự, tại CTCP Tasco (Mã
HUT), ông Nguyễn Viết Tân, Ủy viên HĐQT vừa bán ra toàn bộ 1.072.140 cổ phiếu
HUT để giảm sở hữu từ 0,31% về 0% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ 15/12/2021 đến 6/1/2022.
Động thái bán vốn của lãnh đạo diên ra trong bối cảnh
HUT liên tục tăng và lập đỉnh lịch sử. Tạm chiếu theo giá đóng cửa bình quân thời gian giao dịch, ước tính ông Tân đã thu về hơn 21 tỷ đồng từ thương vụ. Kết phiên 11/1/2022,
HUT ở mức 20.600 đồng/CP, tương ứng tăng hơn 390% so với thời điểm đầu năm 2021.