• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 5:00:17 SA - Mở cửa
ACB: Trước khi thay Tổng giám đốc, ACB lột xác thế nào dưới thời ông Đỗ Minh Toàn?
Nguồn tin: Tạp chí Doanh nghiệp & Tiếp thị | 16/01/2022 1:02:15 CH
Ông Đỗ Minh Toàn vừa rời ghế Tổng giám đốc ngân hàng ACB sau 9 năm điều hành. Dưới thời ông Toàn, ACB từ một ngân hàng gặp khủng hoảng với hàng loạt khó khăn bủa vây, đã lột xác trở thành một trong những nhà băng lớn trên thị trường.
 
Tháng 8/2012, thượng tầng Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) có biến động khi ông Đỗ Minh Toàn được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc, thay thế cho ông Lý Xuân Hải bị khởi tố trong sự kiện Bầu Kiên.
 
Việc ngồi vào ghế CEO lúc bấy giờ có thể coi là đột ngột với ông Đỗ Minh Toàn, dù ông đã nằm trong danh sách nhân sự được Hội đồng quản trị quy hoạch cho vị trí này từ hơn 1 năm trước đó.
 
 
Nhận ghế CEO, ông Toàn đối mặt với muôn vàn khó khăn, trong đó lớn nhất là việc ngân hàng lập tức rơi vào khủng hoảng thanh khoản. Ngay trong ngày đầu tiên sau khi có tin Bầu Kiên bị bắt, lượng người đến rút tiền tại ACB đã cao gấp 3 lần bình thường. ACB đã ngay lập tức phải dùng trái phiếu để vay từ Ngân hàng Nhà nước 10.000 tỷ đồng nhằm phục vụ công tác thanh khoản, đồng thời các khoản tiền gửi liên ngân hàng khi đến hạn cũng được rút về.
 
Bên cạnh đó, ACB cũng triển khai các chương trình nhằm khuyến khích khách hàng đã rút tiền quay lại với ngân hàng, như tặng quà, hay cam kết giữ nguyên lãi suất với những người rút sổ tiết kiệm trước thời hạn.
 
Mặc dù vậy, tính tổng cộng trong quý 3/2012, tiền gửi của khách hàng tại ACB đã giảm tới 23.000 tỷ đồng, mức sụt giảm mạnh nhất lịch sử ngân hàng này.

 
Tiền gửi khách hàng tại ACB giảm đột ngột sau vụ Bầu Kiên, và giờ đây đã tăng gấp 3 lần
 
Không chỉ bị rút tiền gây ảnh hưởng thanh khoản, mà quy mô tài sản của ACB cũng sụt giảm nặng nề. Cuối quý 2/2012, tài sản của ngân hàng là 256.000 tỷ đồng, thì đến cuối năm đó giảm gần 80 nghìn tỷ, chỉ còn 177.000 tỷ đồng.
 
Đà giảm kéo dài cho đến tận quý 3/2013, khi tài sản ACB lúc này chỉ còn khoảng 160.000 tỷ đồng.

 
Quy mô tài sản ACB cũng giảm mạnh, nhưng giờ đây cũng lớn gấp 3 lần sau 9 năm
 
Bên cạnh đó, ông Đỗ Minh Toàn tiếp quản ACB đúng vào thời điểm mảng kinh doanh mạnh nhất của ngân hàng này là vàng bị siết chặt. Trước đây, ACB là ngân hàng huy động vàng lớn nhất hệ thống, với lãi suất chỉ 1%/năm. Từ đó, vàng được chuyển thành tiền đồng và đem cho vay liên ngân hàng với lãi suất 10-15%/năm.

 
Tiền, vàng gửi tại các tổ chức tín dụng khác có thời điểm lên tới hơn 56.000 tỷ đồng, nhưng sau đó giảm sâu
 
Tuy nhiên, năm 2012, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu siết chặt và sau đó tiến tới chấm dứt huy động và cho vay vàng, khiến mảng kinh doanh vàng và ngoại hối của nhà băng này lỗ kỷ lục 1.144 tỷ đồng quý 3/2012.

 
ACB lỗ lớn từ vàng
 
Kết quả từ mảng kinh doanh vàng và việc thanh khoản bị ảnh hưởng đã khiến ACB liên tiếp báo lỗ trong nửa cuối năm 2012, lần lượt là 521 tỷ đồng và 159 tỷ đồng.

 
Sau 9 năm, ACB từ khủng hoảng trở thành ngân hàng lãi đều đặn hơn 2.000 tỷ mỗi quý.
 
Với nền tảng khó khăn là thế, ACB dưới sự điều hành của ông Đỗ Minh Toàn đã ưu tiên kiểm soát nợ xấu, tái cơ cấu quy mô nhân sự ngay trong năm 2013. Năm 2014, ngân hàng này thay đổi hoàn toàn logo, bảng hiệu mặt tiền trụ sở cho toàn bộ các chi nhánh và phòng giao dịch ATM theo nhận diện thương hiệu mới. Không còn kinh doanh vàng, ACB xoay chiến lược thành ngân hàng bán lẻ và làm việc bằng sự bền bỉ.
 
Sau 9 năm kể từ khủng hoảng, có thể nói ông Đỗ Minh Toàn đã đưa ACB lột xác. Từ chỗ thua lỗ, ACB đều đặn có lợi nhuận 300-500 tỷ đồng giai đoạn 2014-2017. Sang giai đoạn 2018 đến nửa đầu 2020, lợi nhuận ngân hàng nhảy vọt lên mức 1.300-1.500 tỷ. Từ nửa sau năm 2020 đến nay, lợi nhuận ACB lại có bước tiến mới khi đều đặn đạt trên mốc 2.000 tỷ đồng/quý.
 
Về tài sản, sau 8 năm kể từ khi xuống đáy hồi quý 3/2013, tài sản ACB hiện đã tăng gấp 3 lần, lên 480.000 tỷ đồng.
 
Về vốn điều lệ, ACB cũng đã tăng gấp 3, từ 9.377 tỷ đồng lên 27.019 tỷ đồng thời điểm hiện tại. Tiền gửi khách hàng cũng đã hồi phục mạnh mẽ sau 9 năm, từ 123.000 tỷ hồi quý 3/2012, lên 366.000 tỷ quý 3/2021.
 
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, ông Đỗ Minh Toàn đã chia sẻ bí quyết thành công của mình: "Không có niềm tin vĩ đại nào đâu. Nhưng như ba mẹ mình dạy : Cứ chăm chỉ làm việc từ sớm đến tối mỗi ngày, rồi từ xấu sẽ thành tốt, từ tốt thành tốt hơn".
 

Cổ phiếu liên quan