• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,07 -0,04/0,00%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 2:45:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,07   -0,04/0,00%  |   HNX-INDEX   221,90   -0,58/-0,26%  |   UPCOM-INDEX   92,65   -0,46/-0,50%  |   VN30   1.315,31   +1,83/+0,14%  |   HNX30   461,50   -0,69/-0,15%
20 Tháng Giêng 2025 2:50:10 CH - Mở cửa
Cổ phiếu khuyến nghị hôm nay (17/1): STB, PVS và GIL
Nguồn tin: VietNam Finance | 17/01/2022 8:08:09 SA
Nỗ lực tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của STB trong 5 năm gần đây đã giúp ngân hàng này gia tăng đáng kể chất lượng tài sản cũng như giảm được đáng kể các khoản trái phiếu của VAMC, tạo tiền đề cho việc bán đầu giá phần vốn đang được quản lý bởi VAMC...
 
MBS: Khuyến nghị mua STB với giá mục tiêu 42.350 đồng/cổ phiếu
 
Trong báo cáo mới đây, Công ty Chứng khoán MB (MBS) nhận định việc tái cơ cấu khoản trái phiếu của VAMC để đủ điều kiện tiến hành đấu giá phần vốn đang được quản lý của VAMC sẽ giúp Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (HoSE: STB) có được cơ sở gia tăng room tín dụng từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN). MBS kỳ vọng mức tăng trưởng tín dụng của STB sẽ đạt trên mức 15% sau khi tiến hành tái cơ cấu.
 
Bên cạnh đó, chất lượng tài sản của STB được cải thiện đáng kể. Nỗ lực tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của STB trong 5 năm gần đây đã giúp ngân hàng này gia tăng đáng kể chất lượng tài sản cũng như giảm được đáng kể các khoản trái phiếu của VAMC, tạo tiền đề cho việc bán đầu giá phần vốn đang được quản lý bởi VAMC.
 
Trích lập dự phòng giảm mạnh khi tiến hành định giá lại giá trị tài sản đảm bảo là bất động sản. Với tỷ lệ bất động sản chiếm hơn 83,8% danh mục tài sản thế chấp tính đến cuối quý III/2021. MBS kỳ vọng việc giá bất động sản có sự gia tăng trong thời gian gần đây sẽ giúp giá trị tài sản đảm bảo trên mỗi khoản vay được gia tăng, từ đó giúp giảm tỷ lệ dự phòng trên toàn danh mục vay.
 
Mảng cho vay bán lẻ và khách hàng cá nhân là động lực chính trong tăng trưởng tín dụng. Việc chuyển đổi cơ cấu tập trung nhiều hơn sang mảng bán lẻ giúp STB gia tăng được lãi vay cùng với đó là giảm được chi phí vốn nhờ CASA cải thiện và sự hỗ trợ của môi trường lãi suất thấp.
 
Thu nhập ngoài lãi được gia tăng mạnh nhờ tái ký với Daiichi Life. MBS ước tính mức phí trả trước trong thương vụ tái ký lần này dư kiến sẽ đạt 250 triệu USD, và sẽ được ghi nhận trong năm 2022.
 
Tuy nhiên, MBS cũng lưu ý rằng chi phí hoạt động của STB hiện vẫn còn rất cao so với trung bình ngành, đồng thời ngân hàng sẽ chưa thể cải thiện đáng kể hoạt động của mình trong năm 2022 vì đang tập trung vào công tác tái cơ cấu.
 
Tỷ lệ CASA cần được cải thiện hơn nhằm giúp ngân hàng có được lợi thế về chi phí vốn khi mà áp lực gia tăng lãi suất trong năm 2022 là có thể xảy ra, ảnh hưởng tiêu cực đến bức tranh lợi nhuận của STB.
 
MBS khuyến nghị mua đối với cổ phiếu STB với mức giá mục tiêu 42.350 đồng/cổ phiếu, tương ứng triển vọng tăng 22% so với thị giá hiện tại.
 
BSC: Khuyến nghị mua dành cho PVS
 
Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) vừa khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu PVS của Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam với giá mục tiêu 36.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn khoảng 26% so với giá đóng cửa phiên cuối tuần trước, dựa trên hai phương pháp P/E và FCFF với tỷ trọng 50-50%.
 
BSC ước tính sơ bộ doanh thu thuần của PVS năm 2021 đạt 12.500 tỷ đồng (giảm 37% so với năm trước) hoàn thành 125% kế hoạch, và lợi nhuận sau thuế đạt 764 tỷ đồng (tăng 4%), hoàn thành 136% kế hoạch, tương đương EPS dự phóng 2021 là 1.599 đồng
 
BSC dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của PVS năm 2022 đạt lần lượt là 18.262 tỷ đồng (tăng 46% so với năm trước) và 977 tỷ đồng (tăng 28%), EPS dự phóng đạt 2.044 đồng/cổ phiếu với giả định giá dầu trung bình năm 2022 đạt 80 USD/thùng (tăng 10%); ghi nhận thêm 4.000 tỷ doanh thu từ các dự án Gallaf 3, dự án điện gió Hai Long và đường ống Lô B – Ô Môn ; và các liên doanh FSO/FPSO hoạt động ổn định, đóng góp trên 600 tỷ đồng vào lợi nhuận của PVS.
 
Rủi ro đối với khuyến nghị bao gồm việc các dự án có thể bị chậm tiến độ ảnh hưởng đến nguồn công việc của PVS; giá dầu biến động mạnh có thể tác động tiêu cực đến việc gia hạn hợp đồng thuê FSO/FPSO.
 
Yuanta: Khuyến nghị nắm giữ đối với GIL
 
Mới đây, Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (HoSE: GIL) đã thông qua chủ trương góp thêm vốn vào 2 công ty trong lĩnh vực môi giới, đấu giá bất động sản với tổng giá trị đầu tư thêm là 126 tỷ đồng.
 
Cụ thể, GIL dự kiến góp thêm 80 tỷ đồng vào Công ty Cổ phần Đầu tư Mỹ Khang; tỷ lệ sở hữu sau khi rót thêm vốn là 99,994%. Cùng với đó, doanh nghiệp cũng sẽ góp thêm 46 tỷ đồng vào Công ty Cổ phần Bất động sản Hưng Khang với tỷ lệ sở hữu sau khi góp thêm vốn là 99,998%.
 
Được biết, Công ty Đầu tư Mỹ Khang có vốn điều lệ hiện tại là 5 tỷ đồng, Công ty Bất động sản Hưng Khang có vốn điều lệ hiện tại là 14 tỷ đồng. Cả hai đơn vị này đều có ngành nghề kinh doanh chính là tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đầu giá quyền sử dụng đất.
 
Nguồn vốn được GIL huy động từ đợt phát hành riêng lẻ 16,8 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 38,89%. Mức giái chào bán theo công bố trước đó của GIL là 35.000 đồng/cổ phiếu, tương đương số tiền huy động được dự kiến là 588 tỷ đồng.
 
Cùng với việc dành 126 tỷ đồng để góp vốn vào các công ty con, GIL sẽ dành 116 tỷ đồng để thanh toán nợ vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), dành 57 tỷ đồng để chi lương, thưởng cho người lao động và thanh toán 289 tỷ đồng tiền cho nhà cung cấp.
 
Cập nhật kết quả kinh doanh, kết thúc 9 tháng đầu năm 2021, GIL ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 2.751,6 tỷ đồng và 204,4 tỷ đồng, tương ứng đều tăng ở mức 8% so với cùng kỳ năm 2020.
 
Trên thị trường, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) vừa duy trì đánh giá trung tính mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu GIL khi mức stock rating đang ở 76 điểm. Bên cạnh đó, đồ thị giá của GIL đóng cửa tăng 1,5% với khối lượng giao dịch vẫn ở mức thấp và đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực, đặc biệt đồ thị giá có dấu hiệu hình thành mô hình đảo chiều ngắn hạn cho thấy rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp.
 
Mặt khác, đồ thị giá có thể sẽ hướng về mức kháng cự gần nhất 70.500 đồng/cổ phiếu và các nhà đầu tư có thể tăng dần tỷ trọng nếu đồ thị giá vượt được mức kháng cự này. Hiện Yuanta khuyến nghị nắm giữ dành cho GIL ở mức giá hiện tại.