• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,10 -0,23/-0,02%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,10   -0,23/-0,02%  |   HNX-INDEX   221,29   -0,47/-0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,70   +0,20/+0,21%  |   VN30   1.286,07   -0,60/-0,05%  |   HNX30   467,97   -1,84/-0,39%
22 Tháng Mười Một 2024 4:05:38 CH - Mở cửa
Chứng khoán 18/1: Tiền lớn vẫn biết cách tra tấn nhà đầu tư nội, nhưng khối ngoại lại tự tin giải ngân
Nguồn tin: BizLive | 18/01/2022 4:00:00 CH
Kết quả giao dịch của phiên giao dịch hôm nay là VN-Index vẫn không thủng MA100 dù có lúc bị nhúng xuống sát ngưỡng này. Tiền lớn chỉ bằng một số thao tác ở các cổ phiếu VN30 đã khiến nhà đầu tư nội "xanh mặt". Tuy nhiên, phía tiền ngoại cho thấy sự tự tin lớn vào thị trường khi giải ngân gần 900 tỷ đồng.
 
VN-Index đã có thêm nhịp rũ mạnh hơn trong phiên chiều kéo chỉ số về sát MA100. Nhưng như đã đề cập, đây là ngưỡng hỗ trợ "cứng" của thị trường nên đóng phiên giao dịch chỉ số vẫn chưa thể thủng được.
Động thái rướn lên cuối phiên sáng hóa ra vẫn chưa phải là nhịp giải cứu chính thức bởi chính các cổ phiếu VN30 tạo ra cú rũ phiên chiều như VHM (-2,7%), GVR (-6,5%), POW (-6,7%). Đây có thể là cách dòng tiền lớn "tra tấn" tâm lý nhà đầu tư sau giai đoạn chạy theo các cổ phiếu nóng.
Và hiệu quả là điều gần như không phải bàn cãi. Số mã giảm áp đảo lên tới 339 mã trên HOSE trong đó có tới 90 mã giảm sàn. Ngoài Bất động sản thì Chứng khoán cũng không thể níu lại cầu mua. Các mã VCI, VIX, VND giảm sàn còn HCM (-5%), SSI (-6,6%) cũng tuột dốc.
 
 
Các cổ phiếu Thép cũng liên đới như HPG (-1,57%), NKG (-5,67%) rồi nhóm Hóa chất với DGC (-3,65%), Dầu khí với PVT (-4,33%), Bán lẻ với FRT (-4,76%), Nông nghiệp với PAN (-4%)
Các ngành Ngân hàng và Dầu khí cũng gần như rời rạc đi và chỉ còn STB (+4%), BID (+2,9%), PVD (+5,6%), GAS (+2,3%), PXS (+5,6%) là những điểm sáng còn lại của thị trường.
Phiên giao dịch sẽ là rất bế tắc nếu không nhìn cách khối ngoại đưa tiền vào thị trường. Giá trị mua ròng của khối này gần như tương đương phiên sáng, qua đó đẩy giá trị mua ròng lên tới 900 tỷ đồng.
2 sàn UPCoM và HNX cũng đều đóng phiên trong sắc đỏ. Chỉ số HNX-Index giảm 5,42% còn UPCoM-Index giảm 1,73%. Giá trị 2 sàn cùng HOSE đạt tổng cộng 27.443 tỷ đồng. 
 
*****
Khó thủng hỗ trợ "cứng"
 
Các thời điểm thị trường có những hiện tượng bán tháo quá đà luôn là lúc để nhà đầu tư đo lường chặt chẽ những biến động đang diễn ra. 
Sau phiên giảm điểm hơn 40 điểm, VN-Index đã điều chỉnh khoảng 6% từ mức kỷ lục mới lập. Các đường MA20 và đường MA50 đều đã bị xuyên thủng và hiện chỉ số đang hướng gần đến MA100.
Chỉ số có thể chạm đường hỗ trợ này nhưng để tiếp tục xuyên thủng là điều khó có thể xảy ra. Ở nhịp rơi sâu cũng vào tháng 1/2021 do các tin đồn về margin và nghẽn lệnh thì VN-Index đã bật mạnh thành công từ đường MA100.
 
 
 Nguồn HSC.
 
Ngoài ra, các thông kê về cổ phiếu trên HOSE cũng đang cho thấy khả năng gần tạo đáy là có thể xảy ra. Hiện đang có 18% cổ phiếu trên MA20, 28% cổ phiếu trên MA50, 77% cổ phiếu trên MA200 trong đó số lượng cổ phiếu trên MA20 đã tiệm cận mức thấp nhất của năm ngoái.
Các cổ phiếu có phản ứng thái vẫn chủ yếu là ở nhóm Bất động sản với nhiều mã đã giảm từ đỉnh hơn 30% như LDG, HQC, DIG, LIG, CKG và một số khác là trên 25% như GEX, DXG. Các mã giảm sàn vẫn còn xuất hiện hàng loạt trong sáng nay cho thấy lực bán chưa thể dừng lại: TDC, GEX, SCR, DIG, LDG, BCE, LGL…
Nhóm Chứng khoán chịu liên đới do tình trạng giải chấp vẫn còn có nhiều mã bị kéo giảm mạnh AGR, CTS, VIX, TVB, BSI vẫn đang có lúc giảm sàn. Tuy nhiên, việc các cổ phiếu đầu ngành như SSI (-2,6%), VND (-2,5%), VCI (-2,4%) đã kìm hãm lại thì rất khó để nhóm ngành cũng sẽ rơi sâu như Bất động sản.
2 nhóm ngành có thể vực dậy thị trường là Ngân hàng và Dầu khí đang tránh bung sức kéo thị trường bởi các nỗ lực gần đây của cả 2 ngành đều chưa thành công. Thay vì tiếp tục tốn công kéo lên, dòng tiền chỉ cần từ tốn giải ngân vào các mã MBB (+1%), STB (+0,2%), TCB (+0,1%), VCB (+0,5%), VPB (+0,5%), PVT (+0,2%), GAS (+1,7%). Hiện mã PVD (+4,7%) là cổ phiếu có sức chiến đấu cao nhất trong nhóm Dầu khí.
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng nên ít nhiều dành sự quan tâm cho các cổ phiếu nhà Vingroup như VRE (-0,5%), VHM (-1%), VIC (-0,6%). Dù chưa tăng giá, nhưng nếu các chuyển động của nhóm này sớm có sự đảo chiều thì thị trường sẽ sớm có đầu kéo trở lại.
Tính đến 10h30, VN-Index đang giảm khoảng 16 điểm (-1%) xuống 1.436,7 điểm. Các chỉ số châu Á trái ngược hoàn toàn Việt Nam đang giao dịch đầy tích cực. NIKKEI 225, CSI 300 hiện đều tăng trên 1% trong khi SET, BSE cũng đang có sắc xanh.
Với HNX, CEO (-10%), L14 (-10%), THD (-10%) đã ảnh hưởng quá mạnh lên chỉ số dù cho PVS (+3,57%) đang bắt nhịp theo giá dầu. Chỉ số HNX-Index rơi tới 5,55% xuống 420 điểm.
 
*****
Các số liệu thống kê đã được đưa ra có tính tham khảo và chỉ được xác nhận khi các cổ phiếu lớn tham gia hỗ trợ thị trường.
Phải tới thời điểm 11h, dòng tiền mới vào VN30 một cách khẩn trương hơn. STB (+4,1%), BID (+2,2%), GAS (+2,2%), MBB (+1,7%), HDB (+1,4%), PDR (+1,4%), PLX (+1,1%) tham gia đã mạnh mẽ hơn. STB có tiền vào nên đã nhanh chóng đạt giá trị hơn 800 tỷ đồng.
Rổ VN30 ghi nhận 18/30 mã tăng giá và chỉ só này cũng đảo chiều tăng 0,22%. So với VN-Index, đây là tín hiệu sớm hơn bởi chỉ số này vẫn còn giảm 8,21 điểm xuống 1.444,63 điểm (-0,57%).
So với nhịp giảm trước đó, mức thất thoát của VN-Index đã được thu hẹp gần 1/2. Vấn đề của thị trường vẫn chỉ chủ yếu là ở nhóm Bất động sản chưa có cầu bắt đáy nên HDC, DIG, TDC, DLG, SCR, CKG… còn giảm sàn.
Nhóm FLC hiện vẫn đang giảm sàn nhưng đang có thông tin ông Trịnh Văn Quyết đã hoàn tất việc nộp phạt. Do đó, hoàn toàn có thể xuất hiện nhịp hồi phục cho cả nhóm vào thời điểm bất ngờ.
Tạm dừng phiên sáng, HOSE đang có 335 mã giảm so với 127 mã tăng và 38 mã đứng giá tham chiếu. Thanh khoản toàn sàn đạt 13.239 tỷ đồng.
Còn HNX-Index vẫn đang có thất thoát lớn là 5,19% do các mã Bất động sản vẫn chi phối tới chuyển động chỉ số.