• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
21 Tháng Giêng 2025 12:59:07 SA - Mở cửa
Những lực cản lớn nhất của kinh tế thế giới 2022
Nguồn tin: Tạp Chí Tài Chính | 30/01/2022 4:00:00 CH
Bất ổn chính trị tại nhiều nơi, giá lương thực, thực phẩm tăng cao, biến thế Omicron vẫn còn hiện hữu... là những rủi ro kinh tế lớn nhất cho năm 2022. Bloomberg Economics dự báo 10 rủi ro lớn nhất về triển vọng kinh tế thế giới trong năm 2022 này.
 
1. Biến thể Omicron khiến chúng ta không thể nói trước được gì
 
Còn quá sớm để nói rằng biến thể virus Omicron sẽ biến mất. Đây là mầm bệnh rất dễ lây lan hơn nguy hiểm hơn. Điều đó đồng nghĩa, thế giới phải chi nhiều tiền hơn cho các dịch vụ y tế, gây cản trở mọi hoạt động của xã hội. Sự thận trọng vì Covid lại có những tác động trái ngược, ví dụ việc ngăn mọi người không đến các phòng tập thể dục hoặc nhà hàng, nhưng nó lại khuyến khích họ mua nhiều đồ hơn. Tái cân bằng chi tiêu có thể thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu lên 5,1% so với dự báo cơ sở của Bloomberg Economics đưa ra trước đây là 4,7%.
 
Tuy nhiên, chúng ta không thể nói trước được điều gì và có thể nhận được nhiều may mắn như mong đợi nhất là khi Omicron xuất hiện. Ví dụ 3 tháng cuối năm được xem là giai đoạn khó khăn nhất của năm 2021, nên tăng trưởng kinh tế Anh dự báo 2022 giảm chỉ còn 4,2%. Trong tháng này, thành phố Ninh Ba của Trung Quốc, nơi có những cảng bận rộn nhất thế giới đã xuất hiện tình trạng đóng cửa mới.
 
2. Mối đe dọa từ lạm phát
 
Khi mới bắt đầu bước vào năm 2021, Mỹ được dự báo sẽ kết thúc năm lạm phát với mức 2%, nhưng thực tế lại tới gần 7%. Vào năm 2022, một lần nữa, sự đồng thuận kỳ vọng lạm phát sẽ kết thúc ở mức mục tiêu. Một số vật cản lớn khác xuất hiện như Omicron, nhưng ngoài Omicron còn có nhiều yếu tố khác. Như tiền lương tăng chóng mặt ở Mỹ hoặc căng thẳng giữa Nga và Ukraine có thể khiến giá khí đốt tăng cao.
 
Ngoài ra, việc biến đổi khí hậu kéo theo những hiện tượng thời tiết cực đoan hay giá lương thực tăng mạnh hay làn sóng virus mới tấn công du lịch, kéo giá dầu xuống... Điều này khiến tác động tổng hợp từ lạm phát vẫn là một cú sốc, khiến Fed và các ngân hàng trung ương khác vẫn chưa tìm được câu trả lời thích hợp, ít nhất là vào thời điểm hiện nay.
 
3. Hỗ trợ quá trình tăng lãi suất của Fed
 
Lịch sử gần đây, từ cơn thịnh nộ Taper tantrum 2013 (cụm từ mà các quan chức Fed và nhiều người khác sử dụng để miêu tả kế hoạch "rút chân ga" khỏi "cỗ máy kích thích kinh tế" bằng cách giảm lượng trái phiếu Fed mua vào một cách từ từ và trong thời gian dài) đến đợt bán tháo cổ phiếu năm 2018, cho thấy Fed quyết tâm thắt chặt rắc rối cho thị trường tài chính. Thêm vào rủi ro trong thời gian này là giá tài sản đã tăng cao. Chỉ số S&P 500 đang ở gần ranh giới bong bóng, giá nhà tăng mạnh, xô đổ giá thuê, cho thấy rủi ro thị trường nhà lớn hơn bất kỳ lúc nào kể từ sau cuộc khủng hoảng năm 2007.
 
Bloomberg đã mô hình hóa “viễn cảnh” sẽ xảy ra nếu Fed thực hiện ba đợt tăng trong năm 2022 và sẽ tiếp tục cho đến khi lãi suất đạt 2,5%, đẩy lợi suất trái phiếu kho bạc lên và tín dụng lan rộng hơn. Kết quả, tạo ra một cuộc suy thoái mới ngay đầu năm 2023.
 
4. Chính sách thúc đẩy lãi suất của Fed và thị trường mới nổi
 
Chính sách thúc đẩy lãi suất có thể đồng nghĩa với một cuộc hạ cánh sụp đổ đối với các thị trường mới nổi. Tỷ giá cao hơn của Mỹ đã thúc đẩy đồng đô la và kích hoạt dòng chảy vốn, thậm chí cả khủng hoảng tiền tệ ở các nền kinh tế đang phát triển.
 
Với chính sách thúc đẩy lãi suất, một số nền kinh tế dễ bị tổn thương. Ví dụ trong năm 2013 và 2018, Argentina, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Và năm 2022 này sẽ có thêm Brazil và Ai Cập, quen gọi là BEAST sẽ được bổ xung vào danh sách 5 nền kinh tế gặp rủi ro vào năm 2022 theo Bloomberg Economics. Riêng Ả Rập Xê-út, Nga và Đài Loan, với ít nợ và số dư tài khoản vãng lai mạnh nên ít bị ảnh hưởng nhất bởi dòng vốn trong thế giới mới nổi.
 
5. Trung Quốc có thể bị Vạn Lý Trường Thành ngáng chân
 
Trong quý III/2021, nền kinh tế Trung Quốc chững lại. Sức nặng tích lũy của sự sụt giảm bất động sản Evergrande, việc đóng cửa Covid lặp đi lặp lại và tình trạng thiếu năng lượng đã kéo tăng trưởng kinh tế hàng năm tới 0,8%, thấp hơn tốc độ 6% mà thế giới đã quen tai.
 
Trong khi cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ giảm bớt vào năm 2022, hai vấn đề còn lại có thể không. Chiến lược zero-Covid của Bắc Kinh có thể đồng nghĩa với việc ngừng hoạt động của Omicron. Và với nhu cầu yếu và hạn chế về tài chính, hoạt động xây dựng bất động sản, chiếm khoảng 25% nền kinh tế Trung Quốc có thể tiếp tục giảm. Khiến các nhà xuất khẩu hàng hóa thiếu người mua và có khả năng làm lệch kế hoạch của Fed, giống như sự cố chứng khoán Trung Quốc từng xảy ra năm 2015.
 
6. Bất ổn chính trị ở châu Âu
 
Sự đoàn kết giữa các nhà lãnh đạo ủng hộ dự án châu Âu và hành động tích cực của Ngân hàng Trung ương châu Âu nhằm kiểm soát chi phí đi vay của chính phủ, đã giúp châu Âu vượt qua cuộc khủng hoảng Covid. Trong năm tới, cả hai đều sẽ phai nhạt. Một cuộc chiến tranh giành chức tổng thống Ý vào tháng Giêng có thể khiến liên minh mong manh ở Rome bị ảnh hưởng. Pháp đứng đầu các cuộc thăm dò vào tháng 4 với Tổng thống Emmanuel Macron phải đối mặt với những thách thức từ cánh hữu. Nếu những người hoài nghi về đồng euro giành được quyền lực trong các nền kinh tế chủ chốt của khối, điều đó có thể phá vỡ sự yên bình trên thị trường trái phiếu châu Âu và tước đi sự hỗ trợ chính trị cần thiết của ECB để chống lưng cho chính trị.
 
Giả sử chủ quyền mở rộng thêm 300 điểm cơ bản, giống như từng diễn ra trong cuộc khủng hoảng nợ ở thập kỷ trước thì theo dự báo về mô hình kinh tế của Bloomberg đưa ra cho thấy, sản lượng kinh tế vào cuối năm 2022 sẽ giảm hơn 4%, đẩy khu vực đồng euro vào suy thoái và làm dấy lên những lo ngại về khả năng tồn tại của suy thoái tại khu vực này.
 
7. Lộ diện tác động từ Brexit
 
Các cuộc đàm phán giữa Vương quốc Anh và EU về Nghị định thư Bắc Ireland (NIP), nỗ lực nhằm “biến tròn thành vuông” biên giới đất liền và liên minh thuế quan khép kín sẽ diễn ra vào năm 2022.
 
Theo dự báo để đạt được mục tiêu trên không hề dễ như mong đợi. Dựa trên những bùng nổ Brexit trong quá khứ, sự không chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến đầu tư kinh doanh và phá giá đồng bảng Anh, thúc đẩy lạm phát và xói mòn thu nhập thực tế.
 
8. Tương lai của chính sách tài khóa
 
Các chính phủ chi mạnh tay để hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp trong đại dịch, còn người dân thì muốn thắt lưng buộc bụng. Theo ước tính của UBS, công ty dịch vụ tài chính và ngân hàng đầu tư đa quốc gia của Thụy Sĩ, mức giảm chi tiêu công vào năm 2022 sẽ lên tới khoảng 2,5% GDP toàn cầu, lớn hơn 5 lần so với các biện pháp thắt lưng buộc bụng đã làm chậm đà phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
 
Tuy nhiên, theo Viện Brookings, cũng có những ngoại lệ, ví dụ, chính phủ mới của Nhật Bản đã công bố một biện pháp kích thích kỷ lục hay các nhà chức trách của Trung Quốc đã báo hiệu sự chuyển hướng sang hỗ trợ nền kinh tế sau một thời gian dài thắt chặt hầu bao. Tại Hoa Kỳ, chính sách tài khóa đã thay đổi từ việc thúc đẩy nền kinh tế sang thúc đẩy nền kinh tế chậm lại vào quý 2 năm 2021. Điều đó sẽ tiếp tục diễn ra vào năm tới, mặc dù các kế hoạch đầu tư vào năng lượng sạch và chăm sóc trẻ em của Tổng thống Joe Biden sẽ hạn chế lực cản nếu được Quốc hội thông qua.
 
9. Giá thực phẩm tăng cao
 
Đói là một nguyên nhân lịch sử dẫn đến bất ổn xã hội. Sự kết hợp giữa hiệu ứng Covid và thời tiết xấu đã đẩy giá lương thực thế giới lên gần mức cao kỷ lục và có thể sẽ tiếp tục tăng trong năm tới. Cú sốc giá lương thực cuối cùng vào năm 2011 đã gây ra một làn sóng phản đối phổ biến, đặc biệt là ở Trung Đông.
 
Nhiều quốc gia trong khu vực vẫn đang đứng trước nguy cơ thiếu thực phẩm và bất ổn. Ví dụ, Sudan, Yemen và Lebanon, vốn đã bị căng thẳng và hiện nay nguy cơ dễ bị tổn thương không khác gì như năm 2011. Ai Cập tuy khá hơn một chút nhưng nguy cơ bất ổn vẫn hiện hữu, nên thiếu lương thực, đói nghèo, dịch bệnh vẫn rập rình nhiều quốc gia trên thế giới.
 
10. Bất ổn chính trị tại nhiều nơi
 
Bất kỳ sự leo thang nào giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan, từ phong tỏa đến xâm lấn, đều có thể lôi kéo các cường quốc khác trên thế giới vào cuộc, kể cả Mỹ.
 
Một cuộc chiến tranh giữa các siêu cường là kịch bản tồi tệ nhất, nhưng các kịch bản khác ngắn hơn, như lệnh trừng phạt cũng sẽ đóng băng mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và dẫn đến sự sụp đổ trong sản xuất chất bán dẫn của Đài Loan, vốn rất quan trọng đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến sản lượng mọi thứ từ điện thoại thông minh đến... ô tô sẽ sụt giảm nhanh chóng.
 
Trong một diễn biến khác, Brazil dự kiến ​​tổ chức bầu cử vào tháng 10 - trong bối cảnh đại dịch hỗn loạn và nền kinh tế vẫn suy thoái. Rất nhiều điều sai lầm có thể xảy ra mặc dù chiến thắng thuộc về một ứng viên hứa hẹn hay cho một bên nào đó, và hậu quả thế giới phải vào cuộc để cứu trợ. Còn tại Thổ Nhĩ Kỳ, phe đối lập đang thúc đẩy tiến hành cuộc bầu cử năm 2023 trong khi tiền tệ sụt giảm, cộng với chính sách kinh tế không chính thống của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan có thể làm cho nền kinh tế này lâm vào bất ổn./.