• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 10:52:15 CH - Mở cửa
Chứng khoán 5/1: Rung lắc bình thường sau khi bứt phá khỏi 1.500 điểm
Nguồn tin: Đầu tư chứng khoán | 05/01/2022 11:23:19 SA
Rung lắc là chưa đáng kể
 
VN-Index không phải là chỉ số chứng khoán duy nhất phá đỉnh đầu năm mới dù là chỉ số tăng ấn tượng nhất trong phiên hôm qua. Nhìn rộng ra, các thị trường chứng khoán như Thái Lan, Đài Loan cũng đã ở mức cao nhất lịch sử và phản ứng của các chỉ số này cũng đang ghi nhận các hoạt động chốt lời nhẹ. Hiện SET đang tăng 0,21% còn TWSE giảm 0,2%.
VN-Index cũng có rung lắc nhưng chưa một lần nào bị rơi xuống dưới tham chiếu. Cuối phiên sáng, chỉ số lại vòng lên gần sát mức đỉnh trong phiên, tăng 8,95 điểm lên 1.534,53 điểm (+0,59%).
VN30 đúng là đã bị nhúng giảm nhưng cũng bật lại tăng điểm khi VCB (+1,6%) cố gắng ngoi lên từ thời điểm 11h để cân lại việc MSN (-2,3%) bị khối ngoại chốt lời vùng đỉnh. Kể từ ngày 16/12 cho đến nay, khối ngoại vẫn liên tục bán ra MSN. Giá trị bán ròng MSN trong sáng nay là hơn 110 tỷ đồng.
Xét về ảnh hưởng, VCB được ghi nhận chỉ thua có GAS (+3,24%). Ngoài ra, VHM (+0,24%) cũng có tiền vào thêm khi VRE (+6,9%) đã ở trạng thái tăng kịch trần. Vùng giá 87.000 đồng/cổ phiếu vẫn là kháng cự VHM cần phải chinh phục. 
Ở nhóm Midcap và Penny, các cổ phiếu tích cực nhất là Bất động sản vẫn duy trì thành quả bất chấp tình trạng rung lắc của chỉ số như GEX (+3,7%), VCG (+6,2%), DXG (+5%), ROS (+2,51%), FLC (+3,21%), LDG (+6,96%), DIG (+2,65%), HBC (+4,64%).
Số mã tăng cuối phiên sáng trên cả HOSE đang nhỉnh hơn với 232 mã so với 199 mã giảm và 58 mã đứng giá tham chiếu. Nút thắt thanh khoản đang được giải quyết khi cả phiên sáng đã đạt 19.249 tỷ đồng khớp lệnh, tăng 15% so với phiên sáng hôm qua. 
Còn chỉ số HNX-Index duy trì mức tăng trên 1% lên 479,11 điểm. Giao dịch của HNX hiện đã đạt hơn 2.400 tỷ đồng. 
 
*****
 
Tiếp nối phiên khởi sắc đầu năm, thị trường tiếp tục bứt lên thiết lập đỉnh mới 1.535 điểm đầu phiên sáng nay. Tuy nhiên, áp lực chốt lời sau đó gia tăng đã khiến VN-Index hạ dần độ cao.
 
Trong phiên giao dịch đầu tiên của năm mới 2022 (4/1), thông tin về gói chính sách hỗ trợ hơn 300.000 tỷ đồng giúp thị trường có phiên khởi sắc, VN-Index thiết lập đỉnh cao lịch sử mới 1.525 điểm. Dù sắc xanh chiếm thế áp đảo trên bảng điện tử, nhưng việc VN-Index nhẹ nhàng phá vỡ đỉnh lịch sử của chính mình – vốn rất khó khăn trong các tuần cuối năm 2022 là nhờ sự giúp sức đắc lực của các mã vốn hóa lớn, đặc biệt là cặp đôi VIC-VHM.
 
 
Bước vào phiên giao dịch sáng nay, dư âm của phiên hôm qua tiếp tục giúp VN-Index bứt lên đầu phiên, xác lập đỉnh lịch sử mới trên 1.535 điểm. Tuy nhiên, ở vùng điểm này, áp lực chốt lời đã gia tăng, đẩy nhiều mã quay đầu, qua đó khiến VN-Index cũng hạ dần độ cao.
 
Điều này dễ hiểu, bởi về kỹ thuật, phiên tăng mạnh hôm qua đã tạo ra một gap hơn 7 điểm và VN-Index vượt ra ngoài dải trên của bolliger band. Do đó, VN-Index có thể sẽ điều chỉnh để lấp gap và trở lại trong dải bolliger trong các phiên tới. Tuy nhiên, cả dòng tiền và các yếu tố kỹ thuật vẫn có thấy tín hiệu tích cực về xu hướng tăng của thị trường.
 
Ngoài ra, về yếu tố vĩ mô, gói hỗ trợ chính sách hơn 300.000 tỷ đồng vẫn đang là thông tin hỗ trợ tích cực cho thị trường. Bên cạnh đó, các dự báo kinh tế vĩ mô năm 2022 cũng khá lạc quan.
 
Cụ thể, ông Jacques Morisset, chuyên gia kinh tế trưởng và quản lý Chương trình Kinh tế vĩ mô, Thương mại và Đầu tư thuộc WB tại Việt Nam dự báo, Việt Nam sẽ quay lại quỹ đạo tăng trưởng thời trước đại dịch. Chuyên gia WB cho rằng, mục tiêu tăng trưởng 6 - 6,5% năm 2022 là hoàn toàn khả thi.
 
Trở lại với diễn biến của thị trường, trong các mã lớn, VICVHM vẫn giữ được sắc xanh, nhưng không còn tăng mạnh như trước, thay vào đó GASVRE đã thay thế “lĩnh ấn tiên phong” dẫn dắt đà tăng của VN-Index. Trong đó, VRE tăng trần lên 33.300 đồng.
 
Trong các nhóm ngành dẫn dắt, trong khi bất động sản vẫn duy trì sức nóng hầm hập, thì ngân hàng và thép lại chưa thể trở lại một cách ổn định và chắc chắn.
 
Tiếp tục cập nhật…