Công ty Chứng khoán MB nhận định, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi với nhiều chính sách đầu tư công, cho nên nhu cầu tiêu thụ thép nội địa dự báo tăng trưởng trong năm 2022. Bên cạnh đó, chính sách giảm thải CO2 của Trung Quốc với mục tiêu xanh trước thế vận hội 2022 cũng sẽ mang tới cơ hội tăng cường xuất khẩu lớn cho HSG trong thời gian tới.
MBS: Khuyến nghị mua HSG với giá mục tiêu 44.300 đồng/cổ phiếu
Trong tháng 9, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HoSE:
HSG) ước doanh thu 6.175 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với mức thực hiện tháng 9/2020. Lợi nhuận sau thuế đạt 318 tỷ đồng, tăng gấp 3,2 lần.
Lũy kế 3 tháng cuối niên độ (quý IV), doanh thu và lợi nhuận sau thuế của
HSG lần lượt ước đạt 15.797 tỷ đồng và 940 tỷ đồng, tương ứng tăng 89% và tăng gấp đôi so với quý IV niên độ trước.
Cả niên độ 2020-2021, doanh thu của
HSG ước đạt 48.727 tỷ đồng, tăng 77% so với niên độ trước. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 4.313 tỷ đồng, tăng gấp 3,7 lần. Về sản lượng, tháng 9 sản lượng của Hoa Sen ước đạt 202.294 tấn. Lũy kế quý IV và cả niên độ 2020-2021,
HSG lần lượt ước đạt sản lượng 559.578 tấn và hơn 2,2 triệu tấn.
Niên độ tài chính 2020-2021,
HSG đặt mục tiêu doanh thu đạt 33.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.500 tỷ đồng, lần lượt tăng 20% và tăng 30% so với mức thực hiện ở niên độ trước. Như vậy,
HSG đã vượt 48% kế hoạch về doanh thu và 188% kế hoạch về lợi nhuận sau niên độ.
Công ty Chứng khoán MB (MBS) nhận định, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi với nhiều chính sách đầu tư công, do đó nhu cầu tiêu thụ thép nội địa sẽ nhanh chóng phục hồi và tăng trưởng trong năm 2022. Theo thông tin từ
HSG, doanh nghiệp đã có đơn hàng xuất khẩu lớn trong 3 tháng tới với khối lượng khoảng 130.000 tấn/tháng, do đó MBS cho rằng sản lượng tiêu thụ niên độ 2021-2022 là khả quan với ước tính là gần 2,4 triệu tấn, tăng 5% so với năm trước.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp đang cho thấy khả năng kiểm soát giá bán tốt trong bối cảnh giá nguyên vật liệu gia tăng trước ảnh hưởng của đại dịch, đã được thể hiện qua mức tăng trưởng 77% so với cùng kỳ của doanh thu thuần, đạt gần 49.000 tỷ đồng niên độ 2020-2021.
Trên thị trường quốc tế, Trung Quốc đang theo đuổi chính sách giảm thải CO2 nhằm bảo vệ môi trường với mục tiêu xanh trước thế vận hội 2022. Điều này sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và
HSG nói riêng có cơ hội tăng cường xuất khẩu trên thị trường thế giới.
MBS kết hợp đồng thời phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do DCF với mức giá là 44.200 đồng/cổ phiếu và phương pháp so sánh P/E với mức giá là 45.300 đồng/cổ phiếu. Áp dụng tỷ trọng 50% cho mỗi phương pháp, MSB đưa ra khuyến nghị mua dành cho
HSG với giá mục tiêu 44.700 đồng/cổ phiếu, tương ứng triển vọng tăng giá 20%.
Yuanta: Khuyến nghị mua dành cho PVT
Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (HoSE:
PVT) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2021 sơ bộ với doanh thu đạt 7.500 tỷ đồng (tăng 1,6% so với năm trước) và lợi nhuận trước thuế đạt 950 tỷ đồng (giảm 8,6%).
Tính riêng quý IV, doanh thu của
PVT đi ngang trong khi lợi nhuận trước thuế giảm hơn một nửa. Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho rằng nguyên nhân là do chi phí hoạt động và các khoản chi phí liên quan đến dịch Covid-19 gia tăng; hoặc có thể
PVT đã thận trọng trong việc đưa ra lợi nhuận sơ bộ. Lưu ý rằng,
PVT luôn ghi nhận lợi nhuận thực tế hàng quý cao hơn con số ước tính.
Yuanta cho rằng điểm cơ bản của cổ phiếu
PVT vẫn duy trì trên mức 90 điểm trong bối cảnh doanh nghiệp đang trẻ hóa đội tàu và sự hồi phục nhu cầu vận tải dầu khí. Đồng thời, với triển vọng tích cực của giá dầu nhờ vào đà hồi phục của nền kinh tế toán cầu, nhu cầu khai thác dầu khí gia tăng, đặc biệt là nhu cầu vận tải dầu khí nội địa tại nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn.
Cổ phiếu
PVT đang giao dịch tại mức P/E dự phóng là 10,6 lần, mức này vẫn đang thấp hơn rất nhiều so với mức P/E trung bình ngành vận tải là 40,9 lần. Bên cạnh đó, mức stock rating của
PVT đang ở 80 điểm cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng là tích cực, nhưng sức mạnh giá vẫn thấp hơn mức 80 điểm cho nên các nhà đầu tư ngắn hạn chỉ nên xem xét nắm giữ tỷ trọng thấp dưới 5%.
Mặt khác, đồ thị giá của
PVT đóng cửa tăng 4.6% và vượt lên trên đường trung bình 50 ngày với khối lượng giao dịch tăng mạnh so với mức trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá vẫn đang trong giai đoạn tích lũy cho nên các nhà đầu tư cần hạn chế mua đuổi ở nhịp tăng.
Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của
PVT cũng được nâng lên mức tăng, do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn của thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng khi sức mạnh giá trên 80 điểm.
MASVN: Khuyến nghị mua đối với HDB
Sơ lược 9 tháng đầu năm, Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HoSE:
HDB) ghi nhận lợi nhuận khá cao, nhưng sức tăng của tài sản khá chậm do tác động của Covid-19. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng của
HDB gặp áp lực từ dịch bệnh trong quý II-III, đến hết quý III tăng trưởng tín dụng chỉ đạt mức 7,6% so với đầu năm, lên 200.500 tỷ đồng, thấp hơn mức tăng 15% cùng kỳ năm ngoái.
Cuối quý III, tổng dư nợ dưới nhóm 2 tăng lên 2.700 tỷ, tăng 11% so với đầu năm. Qua đó, tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ lên mức 1,4%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cũng giảm nhẹ xuống mức 80,9% (giảm 1,2 điểm % so với đầu năm).
Tổng lợi nhuận trước thuế 9 tháng đạt gần 6.100 tỷ đồng, tăng 38,9% cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 84,5% kế hoạch của cả năm.
Trước ảnh hưởng của dịch bệnh, hoạt động của tất cả các công ty tài chính, bao gồm HD Saison (HDS) cũng không phải ngoại lệ. Dư nợ của HDS ghi nhận mức tăng trưởng âm 13,5% trong 9 tháng đầu năm, phần nào ảnh hưởng tiêu cực lên biên lãi thuần (NIM) hợp nhất của ngân hàng.
Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) nhận định, tăng trưởng tín dụng của
HDB được kỳ vọng hồi phục tích cực trong quý IV cũng như năm 2022. Cụ thể, do phân bổ tài sản của
HDB tập trung chủ yếu là các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ đợt bùng phát Covid-19 thứ tư. Vì vậy, nhu cầu tín dụng sẽ phục hồi khi các biện pháp giãn cách dần được nới lỏng.
MASVN kỳ vọng NIM sẽ tăng nhẹ trong năm 2022 dựa trên các giả định, bao gồm sự phục hồi của mảng tín dụng tiêu dùng trong cả tăng trưởng dư nợ và thu nhập; đòn bẩy tài chính giảm; sự kết thúc của các gói hỗ trợ lãi suất; việc phát hành trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu quốc tế sẽ làm giảm chi phí huy động.
Đến hết quý III, tín dụng cho các doanh nghiệp SME và cá nhân chiếm khoảng 92,4% tổng tín dụng của ngân hàng. Do vậy, MASVN cho rằng chi phí tín dụng sẽ tăng nhanh trong ngắn hạn và sau đó giảm dần do tính chất của phân khúc khách hàng này, đó là thu nhập sẽ bị ảnh hưởng trong ngắn hạn nhưng cũng nhanh chóng hồi phục.
MASVN hiện khuyến nghị mua dành cho
HDB, giá mục tiêu 36.400 đồng/cổ phiếu, tương đương P/B là 2,5 lần, cao hơn 19% so với giá đóng cửa phiên 5/1.