• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.252,56 -7,19/-0,57%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.252,56   -7,19/-0,57%  |   HNX-INDEX   226,88   -0,61/-0,27%  |   UPCOM-INDEX   92,15   -0,17/-0,18%  |   VN30   1.317,34   -9,31/-0,70%  |   HNX30   488,57   -1,41/-0,29%
09 Tháng Mười Một 2024 8:34:28 SA - Mở cửa
Ứng dụng khoa học công nghệ đem lại diện mạo mới cho ngành công nghiệp
Nguồn tin: Vietnam+ | 25/10/2022 2:20:00 CH
Việc ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất - kinh doanh đã đóng góp quan trọng vào những thành tích ấn tượng của ngành Công Thương những năm qua, giúp ản xuất công nghiệp duy trì mức tăng trưởng tích cực, cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế; nền sản xuất công nghiệp đã đạt năng lực cạnh tranh toàn cầu ở mức khá cao, xuất nhập khẩu tăng trưởng kỷ lục… 
 
 
Đem lại hiệu quả tích cực
 
Theo đại diện Bộ Công Thương, trong thời gian qua, tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị trong giai đoạn vừa qua đã có sự cải thiện đáng kể với hơn 80% doanh nghiệp lớn và trên 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia thực hiện đổi mới sản phẩm hoặc quy trình. Một số doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn đã thành lập các trung tâm nghiên cứu, phát triển công nghệ độc lập để phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của nội tại doanh nghiệp. 
 
“Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp từng bước được nâng lên; một số ngành, lĩnh vực đang tiệm cận với trình độ công nghệ của khu vực và thế giới, như: Lĩnh vực thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí, năng lượng - điện; không ít các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang tiên phong trong xu hướng ứng dụng công nghệ mới và thực hiện chuyển đổi số với hiệu quả hết sức tích cực, mang đến diện mạo, năng lực mới cho doanh nghiệp”, đại diện Bộ Công Thương cho hay.
 
Việc nghiên cứu, ứng dụng mạnh mẽ khoa học, kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất - kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái cơ cấu ngành Công Thương theo hướng hiện đại, từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu.
 
Kết quả hoạt động khoa học và công nghệ đã đóng góp quan trọng vào những thành tích ấn tượng của ngành Công Thương những năm qua. Đó là sản xuất công nghiệp duy trì mức tăng trưởng tích cực, cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế; nền sản xuất công nghiệp đã đạt năng lực cạnh tranh toàn cầu ở mức khá cao; một số ngành có vị trí vững chắc trên thị trường thế giới, như dệt may, da giày, điện tử, đồ gỗ.
 
Đặc biệt, tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao liên tục tăng trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp; xuất nhập khẩu tăng trưởng kỷ lục, kim ngạch thương mại 2 chiều đạt trên 500 tỷ USD, trong đó tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao tăng từ 22,9% năm 2016 lên 50% năm 2020, tiếp tục khẳng định vai trò động lực tăng trưởng của đất nước; quá trình mở cửa hội nhập mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực; thương mại nội địa luôn giữ vững được đà tăng trưởng ổn định ở mức cao… 
 
Theo Bộ Công Thương, trong giai đoạn 2016 - 2020, Bộ Công Thương được giao chủ trì 9 chương trình/đề án khoa học và công nghệ các cấp. Các nhiệm vụ trong giai đoạn này tập trung vào nghiên cứu, ứng dụng hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, quản trị sản xuất, phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị để tạo ra sản phẩm, hàng hóa thương hiệu Việt Nam có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao trên thị trường. 
 
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học công nghệ đã đạt được những giải thưởng cao và ứng dụng nhanh chóng vào thực tiễn của ngành, lĩnh vực, mang tới tác động tích cực, tạo cơ hội phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cũng như tạo lập vị thế về khoa học của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.
 
Hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng đổi mới công nghệ và quản trị hiện đại
 
Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một nền sản xuất tự chủ và có tính cạnh tranh cao, thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
 
Theo đó, Bộ sẽ nghiên cứu khoa học phục vụ xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển ngành Công Thương. Đánh giá hiệu quả, hiệu lực thực thi chính sách phát triển công nghiệp, thương mại, hội nhập hiện có; đề xuất các điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách, định hướng, giải pháp phát triển ngành, lĩnh vực, phân bố không gian công nghiệp, thương mại, kết cấu hạ tầng thương mại, logistics theo yêu cầu của tái cơ cấu ngành công nghiệp, thương mại và tác động từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
 
Đặc biệt, Bộ sẽ xây dựng phương án, chính sách đặc thù phục vụ phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên tại các vùng công nghiệp lõi được hình thành từ mỗi vùng kinh tế trọng điểm và các khu kinh tế ven biển…
 
Bộ cũng nghiên cứu, tư vấn sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật để thực thi cam kết trong các FTA, đặc biệt là các FTA mới có hiệu lực như CPTPP và EVFTA: sửa đổi, điều chỉnh, xóa bỏ quy định không phù hợp với các cam kết quốc tế nhằm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong các điều ước quốc tế, đặc biệt trong FTA mà Việt Nam tham gia; đồng bộ hóa khung khổ pháp luật trên cơ sở bổ sung, sửa đổi các quy định hiện hành theo hướng đưa toàn bộ hệ thống pháp luật kinh tế của Việt Nam ngày càng phù hợp hơn theo hướng “mở” của hội nhập để nắm bắt các cơ hội do hội nhập mang lại.
 
Bên cạnh đó, đại diện Bộ Công Thương cho hay, Bộ sẽ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên. Hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ sản xuất và công nghệ quản trị hiện đại gắn với quá trình chuyển đổi số và phát triển sản xuất thông minh, góp phần nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực và sản phẩm công nghiệp chủ lực. 
 
Tập trung xây dựng và triển khai các chương trình, đề án khoa học công nghệ giai đoạn 2021 – 2030; Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghiệp chế biến; thực hiện đổi mới cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, thiết bị sản xuất, góp phần hình thành và phát triển ngành công nghiệp sinh học trở  thành ngành kinh tế có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Đẩy nhanh việc xây dựng và triển khai Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030.
 
Bộ luôn xác định các công nghệ chiến lược và lĩnh vực ưu tiên tập trung nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ từ cuộc Công nghiệp lần thứ tư; Xây dựng và triển khai Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ 4.0 và phát triển sản xuất thông minh giai đoạn 2021 - 2030, tập trung vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên, có lợi thế cạnh tranh và mức độ sẵn sàng chuyển đổi số cao. Tập trung hỗ trợ triển khai nghiên cứu, ứng dụng phát triển công nghệ trong công nghiệp và thương mại, ưu tiên các ngành công nghiệp mới, công nghiệp công nghệ cao, lĩnh vực ưu tiên có tiềm năng và thế mạnh của Việt Nam trong quá trình thực hiện các FTA.