• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 0,00/0,00%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 8:55:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   0,00/0,00%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,00/+0,00%  |   UPCOM-INDEX   91,50   0,00/0,00%  |   VN30   1.286,67   0,00/0,00%  |   HNX30   469,81   +0,00/+0,00%
22 Tháng Mười Một 2024 8:57:16 SA - Mở cửa
Ngọt, đắng ngành mía đường
Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng | 08/10/2022 11:05:00 SA
Theo nhiều lão nông trồng mía tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, việc bán mía chục (bán cho thương lái ép nước mía, giá cao gấp 2-3 lần so với giá bán cho Nhà máy đường Phụng Hiệp mà lại đỡ tốn chi phí nhân công (thương lái tự thuê nhân công đốn mía). 
 
 
Ông Huỳnh Văn Buôl (trồng mía tại xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp) vừa bán 1ha mía với giá 2.200-3.500 đồng/kg, thu lời 250 triệu đồng. Theo ông Buôl, bán mía chục không phải tốn tiền thuê nhân công, giá bán khá cao và hàng ngàn nông dân trồng mía ở Phụng Hiệp đang hưởng “vị ngọt” nhờ bán mía nước cho thương lái trong hơn 3 tháng qua.  
 
Hiện, huyện Phụng Hiệp còn 4.000ha trồng mía, là vùng nguyên liệu mía còn lại lớn nhất khu vực ĐBSCL. Theo ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phụng Hiệp, hiện có khoảng 2.000ha mía được nông dân bán mía nước (lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng/ha), còn khoảng 2.000ha bán mía cho nhà máy đường.
 
Trong khi nông dân tiếp tục bán mía nước, thì một số nhà máy đường chưa thể đi vào hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng do mía chưa đủ chữ đường, thiếu nguyên liệu. Hàng loạt nhà máy đường ở ĐBSCL đã phá sản bởi hoạt động thua lỗ nặng.
 
Đây cũng là tình trạng chung của ngành mía đường khi theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, vụ sản xuất vừa rồi, chỉ còn 25/41 nhà máy đường cả nước hoạt động, 16 nhà máy phải đóng cửa. Trong 25 nhà máy còn hoạt động có 17 nhà máy bị thua lỗ (chiếm gần 70%). Mới đây, giá đường bán buôn của các nhà máy đường lại giảm mà theo các doanh nghiệp, nguyên nhân chủ yếu do đường nhập lậu tràn vào mạnh. 
 
Mới đây, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã có văn bản cầu cứu về tình trạng đường nhập lậu hoành hành trở lại.
 
Theo đó, “mạng lưới” phân phối đường nhập lậu hoạt động gần như công khai dưới hình thức đường đóng cây 12kg và đường đóng túi 1kg của các cơ sở sang, chiết đóng gói. Đường Thái Lan xuất hiện tràn ngập trên thị trường với giá rẻ do không phải đóng thuế phòng vệ thương mại như đường nhập khẩu chính ngạch. Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho rằng, cần đẩy mạnh kiểm soát đường nhập lậu hiệu quả hơn nữa từ biên giới và kiểm soát chặt việc tiêu thụ đường nhập lậu trong nước để tạo sự cạnh tranh công bằng.
 
Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), diện tích trồng mía tại ĐBSCL năm 2021 là 25.977ha, hiện giảm còn 20.872ha. Trong suốt gần 5 năm qua, giá mía nguyên liệu ở ĐBSCL luôn bấp bênh, chỉ dao động ở ngưỡng 1.200-1.400 đồng/kg, nhiều nông dân chán nản phá bỏ mía để trồng các loại cây khác.
 
Thời hoàng kim, ĐBSCL có gần 100.000ha mía với 10 nhà máy đường hoạt động. Nay chỉ còn khoảng 20.000ha mía nguyên liệu gắn với 1-2 nhà máy hoạt động cầm chừng. Hàng ngàn nông dân Phụng Hiệp vẫn nặng tình với cây mía vì còn thương lái mua mía để ép nước bán. Họ đang hưởng được vị ngọt từ mía nhưng xem ra ngành mía đường vẫn ngậm đắng!