• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 9:09:51 CH - Mở cửa
VSF: Thương hiệu VinaFood II với sự quan tâm của khách hàng về những dự án bất động sản
Nguồn tin: Thương hiệu và Công luận | 06/12/2022 7:20:00 SA
Thương hiệu Vinafood II từng là anh cả của ngành lúa gạo với kho chứa trải dài từ Đà Nẵng đến Cà Mau và sản lượng gạo trung bình 3 triệu tấn giữa thập niên 2010-2020. Thế nhưng, nhiều khách hàng, người tiêu dùng quan tâm về những dự án bất động của Vinafood II.
 
VinaFood II - Tổng Công ty Lương thực Miền Nam, tiền thân là Tổng Công ty lúa gạo miền Nam được thành lập theo Quyết định số 130/LTTP ngày 17/08/1976 của Bộ Lương thực và Thực phẩm với vốn điều lệ là 5 nghìn tỷ đồng.
 
Tính đến năm 2015, VinaFood II gồm 14 đơn vị thuộc khối mẹ và 01 đơn vị Văn phòng Tổng công ty, 14 Công ty con và 13 công ty liên kết với gần 7.300 cán bộ, công nhân viên. VinaFood II có trụ sở chính tại số 333 Trần Hưng Đạo, phường Cầu Kho, Quận 1, TP. Hồ Chính Minh và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, kho chứa trải dài từ Đà Nẵng đến Cà Mau, đặc biệt tập trung nhiều ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi sản xuất hầu hết số lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.
 
Cùng với sự tăng trưởng về quy mô, cơ cấu, VinaFood II hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: Chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu lương thực, nông sản với sản phẩm chính là lúa gạo,…
 
Trong những năm qua, VinaFood II đã có những bước phát triển vượt bậc về nhiều mặt, trở thành một trong những doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo lớn trên thế giới với mức chế biến và xuất khẩu bình quân hàng năm đạt khoảng 2,8 – 3,0 triệu tấn gạo, kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 1 tỷ USD, doanh số trên 30 nghìn tỷ đồng đã góp phần quan trọng vào việc tiêu thụ lương thực hàng hoá cho nông dân…
 
Tuy nhiên, trong hành trình xây dựng thương hiệu, VinaFood II đã vướng không ít khó khăn, khiến khách hàng quan tâm khi đầu tư vào đây. Khi viết loạt bài này, chúng tôi chỉ mong rằng, thương hiệu VinaFood II luôn là thương hiệu có những sản phẩm thật uy tín, chất lượng.
 
 
Thương hiệu VinaFood II, là lá cờ đầu của ngành lúa gạo với kho chứa trải dài từ Đà Nẵng đến Cà Mau, được coi là niềm tự hào, có tên tuổi trên thị trường. Nhưng, trên thực tế trong hành trình xây dựng thương hiệu, VinaFood II đã gặp phải không ít những khó khăn về tài chính, chuyển nhượng và kinh doanh…
 
Trong đó, tình hình kinh doanh tài chính trong những năm gần đây của VinaFood II không mấy ổn định. Đáng chú ý, vừa qua, Thanh tra Chính phủ cũng đã chỉ ra những tồn tại xảy ra tại doanh nghiệp này, không chỉ nhiều lần làm trái chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, mà còn lập nhiều hồ sơ vay bằng dự án đầu tư khống (thực tế không tồn tại dự án này), vay tại các ngân hàng như: Techcombank, Ngân hàng TMCP Hàng hải - MSB, SCB… Việc này, đã làm giảm niềm tin của khách hàng, người tiêu dùng vào tính hiệu quả khi đầu tư vào VinaFood II.
 
VinaFood IIchưa xoá hết lỗ luỹ kế
 
Tổng Công ty Lương thực miền Nam (VinaFood II) do ông Nguyễn Huy Hưng làm Chủ tịch HĐQT và ông Trần Tấn Đức làm quyền Tổng Giám đốc.
 
Từng là nhà sản xuất gạo lớn nhất cả nước với 27 công ty con và công ty liên kết, Vinafood II cũng là doanh nghiệp được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước. Tuy nhiên, kể từ năm 2013, doanh nghiệp này đã liên tục thua lỗ.
 
Cụ thể, theo báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất quý IV/2021 của VinaFood II, ghi nhận doanh thu thuần đạt 4.102 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái; doanh thu tài chính tăng 60%. Giá vốn chiếm 3.877 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp ở mức gần 225 tỷ đồng, vẫn tăng nhẹ 4%...
 
Do chi phí tài chính lại tăng mạnh từ 15,3 tỷ đồng quý IV/2020 lên 40,9 tỷ đồng quý IV/2021; Chi phí bán hàng tăng từ 126,8 tỷ đồng quý IV/2020 lên 229,5 tỷ đồng quý IV/2021 cộng thêm khoản lỗ gần 3,3 tỷ đồng từ công ty liên kết, nên dù có thêm 37 tỷ đồng từ thu nhập khác, sau thuế công ty báo lỗ ròng 87,2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ lỗ 36 tỷ đồng, tương ứng mức lỗ tăng 141,7% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, Vinafood II đã có 9 quý liên tiếp thua lỗ, kéo dài kể từ quý IV/2019.
 
 
Nguồn BCTC quý IV/2021.
 
Tính tới ngày 31/12/2021, tổng tài sản hợp nhất của công ty là 6.520 tỷ đồng, giảm 3,6% so với đầu năm, trong khi nợ phải trả lại tăng 1,8% lên 3.965 tỷ đồng. Trong đó, đáng chú ý là nợ vay và thuê tài chính ngắn hạn tăng vọt 30,8% lên 1.898 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công ty vẫn còn tới 1.282 tỷ đồng nợ xấu tại một loạt doanh nghiệp, giá trị có thể thu hồi chỉ còn 6,5 tỷ đồng. Hiện, công ty đã trích lập dự phòng đầy đủ cho khoản nợ khó thanh khoản này.
 
Lũy kế cả năm 2021, Vinafood II đạt doanh thu thuần 16.563 tỷ đồng, xấp xỉ cùng kỳ, song lợi nhuận gộp giảm so với năm 2020 do giá vốn tăng cao. Sau khi trừ chi phí, công ty ghi nhận lỗ ròng 326 tỷ đồng, tăng 36,5% so với năm trước.
 
Như vậy, kết thúc năm 2021, Vinafood II đã có tổng số lỗ lũy kế lên 2.677 tỷ đồng, ghi nhận 09 năm thua lỗ liên tiếp từ 2013.
 
 
Nguồn BCTC quý IV/2021.
 
Đồng thời, giá trị hao mòn tài sản lũy kế các tài sản cố định hữu hình của Vinafood II đã vượt quá 2/3 giá trị ban đầu của tài sản đó. Như vậy, các máy móc, thiết bị, nhà xưởng của công ty đều đã lạc hậu, cũ kỹ...
 
Ngoài ra, công ty chỉ có 282 tỷ đồng tiền mặt. Do thiếu vốn lưu động nên hoạt động kinh doanh phụ thuộc hoàn toàn vào vốn vay tín dụng, trong khi việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng còn hạn chế.
 
Thương hiệu Vinafood II: Nhiều sai phạm được Thanh tra Chính phủ “điểm tên”
 
Trước đó, ngày 02/12/2020, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận số 2099/BC-TTCP gửi Thủ tướng để báo cáo kết quả kiểm tra thông tin báo chí phản ánh về sai phạm tại dự án bất động sản số 33 Nguyễn Du và số 34-36-42 Chu Mạnh Trinh (TP. Hồ Chí Minh) và việc khiếu nại của các hộ dân liên quan đến dự án.
 
 
Khu đất "vàng" số 33 Nguyễn Du và 34-36-42 Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh bỏ hoang, hiện đang làm bãi giữ xe.
 
Theo Kết luận Thanh tra Chính phủ (KLTT), khu đất tại địa chỉ số 33 Nguyễn Du và 34 - 36 - 42 đường Chu Mạnh Trinh (quận 1, TP. Hồ Chí Minh) là đất công sản, do Tổng Công ty Lương thực miền Nam quản lý và sử dụng. 
 
 
Kết luận số 2099/BC-TTCP ngày 02/12/2020 của Thanh tra Chính phủ.
 
Năm 2010, sau khi được TP. Hồ Chí Minh giao 04 cơ sở nhà đất nêu trên thì Vinafood II đã liên kết với đối tác thành lập pháp nhân mới (Doanh nghiệp đối tác - PV) để thực hiện dự án xây dựng khách sạn, văn phòng, trung tâm thương mại trên khu đất hơn 6.200m2 theo dạng nộp tiền sử dụng đất một lần.
 
Tuy nhiên, trong quá trình hợp tác giữa Vinafood II và Doanh nghiệp đối tác trong chuyển nhượng đất đai, thoái vốn Nhà nước có nguy cơ gây thất thoát tài sản Nhà nước. Cũng theo KLTT, Thủ tướng đã đồng ý về nguyên tắc cho Vinafood II thực hiện phương án sắp xếp lại các cơ sở nhà đất. Nhưng trong quá trình sắp xếp đất đai, Vinafood II đã 04 lần làm trái chỉ đạo của Thủ tướng, cụ thể:
 
Lần thứ nhất, Vinafood II không thực hiện lập lại phương án sắp xếp lại 04 cơ sở nhà, đất (số 33 Nguyễn Du, số 34-36-42 Chu Mạnh Trinh) theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 của Thủ tướng để trình các cơ quan có thẩm quyền thẩm định và trình Thủ trướng quyết định.
 
Lần thứ hai, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm toàn diện chỉ đạo Vinafood II trong việc lựa chọn đối tác đảm bảo đủ năng lực thực hiện dự án tại dự án bất động sản số 33 Nguyễn Du và số 34-36-42 Chu Mạnh Trinh. Thế nhưng, Vinafood II lại tự ý liên kết hợp tác với Doanh nghiệp đối tác, không lập thủ tục liên kết, góp vốn trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính thẩm định trước khi trình Thủ tướng quyết định.
 
 
Vinafood II đã 04 lần cố tình làm trái chỉ đạo của Thủ tướng.
 
Lần thứ ba, mặc dù UBND TP. Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có rất nhiều văn bản hướng dẫn, yêu cầu Vinafood II phải xây dựng phương án thoái vốn góp tại Doanh nghiệp đối tác theo quy định, thế nhưng Vinafood II không thực hiện.
 
Ngày 25/11/2015 Vinafood II lại thực hiện chuyển nhượng 04 cơ sở nhà, đất nói trên cho Doanh nghiệp đối tác. Đại diện đơn vị này sau đó đã dùng chính số tiền góp vốn điều lệ trong công ty để mua 04 cơ sở nhà, đất là tài sản do Vinafood II đang được giao quản lý để thực hiện dự án theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 của Thủ tướng.
 
Sau khi bán xong 04 cơ sở nhà đất, nhận đủ tiền đất từ Doanh nghiệp đối tác, Vinafood II mới báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận cho triển khai nhanh việc xử lý các cơ sở nhà đất tại 33 Nguyễn Du và 34-36-42 Chu Mạnh Trinh nhằm khắc phục thua lỗ trong hoạt động kinh doanh.
 
Lần thứ tư, Vinafood II làm trái chỉ đạo của Thủ tướng là không thực hiện lập phương án bồi thường, hỗ trợ, di dời 34 hộ dân đang sinh sống tại các cơ sở nhà đất 33 Nguyễn Du, 34-36 Chu Mạnh Trinh để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
 
Thương hiệu Vinafood II lập hồ sơ khống để vay tiền tại các ngân hàng
 
Vinafood II không chỉ làm trái chỉ đạo của Thủ tướng mà còn lập hồ sơ khống để vay tiền tại các ngân hàng như: Techcombank, Ngân hàng TMCP Hàng hải - MSB, SCB... 
 
Tại KLTT, Thanh tra Chính phủ phát hiện Vinafood II và Doanh nghiệp đối tác đã lợi dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài khác khác gắn liền với đất số BB971073 để thế chấp ngân hàng vay nhiều ngàn tỷ đồng trái pháp luật.
 
Cụ thể, Vinafood II đã lập nhiều hồ sơ vay bằng dự án đầu tư khống (dự án khống lấy tên là The Goldmark Premium Tower), thực tế không tồn tại dự án này, không có thủ tục xin lập dự án, không có phê duyệt dự án của các cơ quan có thẩm quyền, để thế chấp đảm bảo cho nhiều khoản vay vốn trực tiếp tại một số ngân hàng thương mại cổ phần hoặc đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cùng một lúc cho các pháp nhân khác thực hiện các dự án khác, không liên quan đến 04 cơ sở nhà đất này để vay vốn và giải ngân trái pháp luật.
 
 
Thanh tra Chính phủ chỉ rõ sai phạm của Vinafood II và Công ty Việt Hân Sài Gòn.
 
Giai đoạn từ 2010 - 2015, Vinafood II không triển khai đầu tư dự án trên đất được giao như cam kết, ngược lại tổng công ty này đã sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BB971073 của 04 lô đất để thế chấp, vay vốn tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).
 
Hợp đồng tín dụng số CIB20140016/HĐTD ngày 05/12/2014, tổng số tiền được vay là 850 tỷ đồng, mục đích vay là để bổ sung vốn kinh doanh thường xuyên cho 04 đơn vị hạch toán phụ thuộc. Hợp đồng thế chấp số CIB2015.0022/HĐTC ngày 06/3/2015, không có chứng nhận của công chứng, không đăng ký giao dịch đảm bảo. Trong đó, tổng giá trị tài sản đảm bảo bằng Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BB 971073 của 04 cơ sở nhà đất được định giá là 696.470 tỷ đồng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho Techcombank. Ngày 09/03/2015, Techcombank thực hiện giải ngân.
 
 
Vinafood II và Công ty Việt Hân Sài Gòn sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BB971073 của 04 lô đất để thế chấp, vay vốn 518 tỷ đồng tại Techcombank.
 
Cũng theo KLTT, giai đoạn từ cuối 2015 đến năm 2019, Doanh nghiệp đối tác đã tiếp tục thực hiện 04 lần vay vốn tại các ngân hàng Ngân hàng TMCP Hàng hải - MSB, SCB…
 
Lần vay vốn thứ hai, đại diện Doanh nghiệp đối tác đã ký hợp đồng thế chấp với Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam - MSB, bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 04 cơ sở nhà đất nêu trên với tống giá trị tài sản đảm bảo hơn 2.000 tỷ đồng. Tổng số tiền được vay là 1.683 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam-MSB đã thực hiện giải ngân ngày 04/02/2016.
 
Khoản vay này được Doanh nghiệp đối tác chi cho các công ty con, gồm: Công ty cổ phần Bạch Minh Long, Công ty cổ phần Supreme Power, Công ty cổ phần Đầu tư Thuận Nha, Công ty cổ phần Clover Peak, Công ty cổ phần Đầu tư Thanh Man, Công ty cổ phần Đầu tư Song Phú.
 
Khi các khoản vay và lãi trả cuối kỳ này đến hạn sẽ được chuyển sang chi nhánh ngân hàng khác để giải ngân và cho vay mới. Việc làm này của thương hiệu Vinafood II được lặp đi lặp lại nhiều lần, số tiền vay lần sau lớn hơn lần trước.
 
Còn lần vay vốn thứ ba, tư và thứ năm, đại diện Doanh nghiệp đối tác đã ký hợp đồng thế chấp với SCB – Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch cũng bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 04 cơ sở nhà đất nêu trên.
 
 
TTCP khẳng định việc thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay ngân hàng hàng nghìn tỷ đồng nói trên vi phạm các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Chính sách tín dụng, Quy trình lõi cấp tín dụng, Quy chế phán quyết cấp tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần.
 
Ngày 23/03/2021, Văn phòng chính phủ ra thông báo số 54/TB-VPCP về Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình liên quan đến Kết luận kiểm tra của Thanh tra Chính phủ tại Văn bản số 2099/BC-TTCP ngày 02 tháng 12 năm 2020.
 
 
Văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình yêu cầu xử lý vụ việc.
 
Thanh tra Chính phủ khẳng định, dự án trên không tồn tại, không có thủ tục xin lập dự án, không có phê duyệt dự án của các cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời, việc thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay ngân hàng hàng nghìn tỷ đồng nói trên vi phạm các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Chính sách tín dụng, Quy trình lõi cấp tín dụng, Quy chế phán quyết cấp tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần.
 
Tuy nhiên,mới đây,UBND TP. Hồ Chí Minh ra quyết định số 2843/QĐ-UBND ngày 23/08/2022 về việcthu hồi 6.274,5m2 đất thuộc thửa số 6, tờ bản đồ số 17, Bộ địa chính phường Bến Nghé, Quận 1 (địa chỉ số 33 Nguyễn Du và số 34-36 và 42 Chu Mạnh Trinh).
 
 
Quyết định số 2843/QĐ-UBND ngày 23/08/2022 của UBND TP. Hồ Chí Minh và thông báo số 130/TB-UBND của UNBD phường Bến Nghé.
 
Thửa đất này do Công ty TNHH thương mại, dịch vụ và xây dựng Việt Hân Sài Gòn nhận chuyển nhượng từ Tổng Công ty Lương thực miền Nam - Công ty TNHH một thành viên (Vinafood II, nay là Tổng Công ty Lương thực miền Nam - công ty cổ phần). Việc thu hồi được thực hiện theo Luật Đất đai. Theo đó, UBND thành phố giao chủ tịch UBND phường Bến Nghé có trách nhiệm giao quyết định này cho Công ty TNHH thương mại, dịch vụ và xây dựng Việt Hân Sài Gòn.
 
Đến ngày 09/09/2022, UNBD phường Bến Nghé ra thông báo số 130/TB-UBND về việc niêm yết công khai Quyết định thu hồi đất tại số 33 Nguyễn Du và số 34-36 và 42 Chu Mạnh Trinh.
 
Thương hiệu & Công luận tiếp tục chuyến đến bạn đọc những thông tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh của thương hiệu Vinafood II.
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức