Nhiều nhà đầu tư đã có cái Tết ấm áp từ cổ phiếu BID - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong những ngày đầu năm 2022.
Cùng với nhiều cổ phiếu ngân hàng thăng hoa trong những ngày đầu năm 2022, cổ phiếu
BID đã cho nhà đầu tư gặt hái để đón một cái Tết khá ấm áp. Khép lại phiên giao dịch đầu năm mới 2022, cổ phiếu
BID thiết lập đỉnh mới 47.950 đồng/cp. Đây là vùng giá cao nhất của
BID trong hơn 01 năm qua. Như vậy với giá đáy ở vùng 35.000 đồng/cp, chỉ cần đầu tư 1 tỷ đồng thì nhà đầu tư đã có thể lãi gần 50% khi mua cổ phiếu này và đón đỉnh.
Chị Nguyễn Thu Lan - Nhà đầu tư sàn MBS chia sẻ: "Thực sự quá ấm luôn, tôi vốn yêu thích cổ phiếu ngôi vua, nhất là có niềm tin đối với nhóm cổ phiếu ngân hàng thuộc Big 3 và
BID là một sự lựa chọn. Tôi mua cổ phiếu
BID ở vùng giá 37.000 đồng/cp với tổng giá trị 370 triệu đồng/10.000 cổ phiếu. Trong vòng chưa đầy 1 tháng, dù thị trường lên xuống thất thường, nhưng cổ phiếu
BID tăng mạnh. Khép lại phiên giao dịch đầu năm, giá cổ phiếu
BID đã cán mốc 47.000 đồng/cp. Cổ phiếu
BID đã giúp tôi có đón xuân Nhâm Dần ấm áp, trong khi các cổ phiếu khác rơi tự do theo hình cây thông...", chị Lan chia sẻ.
Để mang đến một cái Tết thật ấp áp đối với nhà đầu tư yêu thích cổ phiếu thuộc ngân hàng thuộc nhóm Big 3 niêm yết,
BID đã có những chuyển động đáng chú ý gì khiến cổ phiếu có mức tăng giá ấn tượng đến vậy?
Đà tăng của cổ phiếu
BID diễn ra trong bối cảnh một loạt thông tin tích cực về hoạt động kinh doanh của ngân hàng được công bố gần đây. Về tổng tài sản,
BID đạt 1,72 triệu tỷ đồng, tăng 16,3% so với 2020, giữ vững vị thế là Ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam; Tổng nguồn vốn huy động đạt 1,61 triệu tỷ đồng; Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt 1,65 triệu tỷ đồng; trong đó dư nợ tín dụng đạt 1,33 triệu tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2020. Nguồn vốn tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng bền vững, dư nợ bán lẻ tăng 25% so với năm 2020…
Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN kiểm soát ở mức 0,81%, giảm 0,73% so với năm 2020, đảm bảo mục tiêu NHNN giao năm 2021 (thấp dưới 1,6%). Tỷ lệ nợ nhóm 5 của ngân hàng ở mức 0,42%, giảm 0,82% so với năm 2020. Vốn điều lệ của
BID đạt 50.585 tỷ đồng, tăng 10.365 tỷ đồng so với năm 2020, giữ vững vị trí đứng đầu trong các ngân hàng thương mại cổ phần. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng đạt 81.065 tỷ đồng, tăng 9,2% so với năm 2020…
Theo đánh giá của Chứng khoán MB, với sự bổ sung mạnh mẽ về mặt tài chính trong năm 2021 thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức, tỉ lệ hệ số an toàn vốn CAR của
BID sẽ có sự cải thiện hơn trong năm sau. Điều này tạo tiền đề giúp mức tăng trưởng tín dụng của ngân hàng trong năm 2022 được dự đoán sẽ đạt 14%.
Ngoài ra, sự cải thiện về mặt chất lượng tài sản trong thời gian qua của
BID được MBS đánh giá cao. Sự chủ động trích lập dự phòng cũng như trích lập dự phòng bổ sung cho nợ tái cơ cấu của
BID sẽ giúp giảm áp lực lên lợi nhuận của ngân hàng trong các năm tới.
Bên cạnh những thông tin tích cực về lợi nhuận và chất lượng tài sản, giới phân tích cũng kỳ vọng việc tăng vốn sẽ là chất xúc tác cho hoạt động kinh doanh của BIDV cũng như cổ phiếu
BID trong năm 2022. Nhiều ý kiến được đưa ra với kết quả kinh doanh khả quan, cộng thêm việc ngân hàng đang có chuyển động từ bán vốn cho đối ngoại thì
BID đang rất lạc quan về dư địa tăng trưởng trong thời gian tới…
Dù không tăng sốc, tăng chóng mặt như các cổ phiếu nhóm ngành khác nhưng có thể nói
BID đã đem lại thành quả cho nhiều nhà đầu tư có duyên nợ với nhóm cổ phiếu Big 3 này.