• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,10 -0,23/-0,02%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,10   -0,23/-0,02%  |   HNX-INDEX   221,29   -0,47/-0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,70   +0,20/+0,21%  |   VN30   1.286,07   -0,60/-0,05%  |   HNX30   467,97   -1,84/-0,39%
22 Tháng Mười Một 2024 4:48:44 CH - Mở cửa
Kỳ vọng cổ phiếu thủy sản năm 2022
Nguồn tin: Nhà đầu tư | 15/02/2022 2:43:58 CH
Với mức định giá tương đối hấp dẫn, cùng triển vọng ngành tích cực, nhóm cổ phiếu thuỷ sản được kỳ vọng tăng trưởng khả quan trong năm 2022.

Dù gặp nhiều khó khăn trong, đặc biệt trong nhiều tháng giãn cách xã hội vì dịch bệnh, ngành thuỷ sản đã trải qua năm 2021 có thể coi là thành công. 
 
Phần lớn các doanh nghiệp trong ngành ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan trong năm qua, với doanh thu, biên lợi nhuận gia tăng nhờ giá thuỷ sản xuất khẩu phục hồi. 
 
Trong quý 4/2021, ông lớn đầu ngành CTCP Vĩnh Hoàn (mã: VHC) ghi nhận doanh thu hợp nhất 2.693 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2020; lãi ròng tăng đến 171% đạt 455 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận quý cao nhất kể từ giữa năm 2018 đến nay của doanh nghiệp này. 
 
 
Ảnh minh hoạ: Internet
 
Lũy kế cả năm, Vĩnh Hoàn đạt doanh thu thuần 9.054 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.110 tỷ đồng, lần lượt tăng tăng 29% và hơn 54% so với năm trước đó.
 
Với CTCP Thực phẩm Sao Ta (mã: FMC), quý 4/2021, doanh nghiệp này có doanh thu vượt mốc 1.400 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 110 tỷ đồng; lần lượt tăng 19% và 74% so với cùng kỳ năm 2020.
 
Lũy kế cả năm, CTCP Thực phẩm Sao Ta có doanh thu đạt mức kỷ lục gần 5.200 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cũng lên mức cao nhất trong lịch sử hoạt động với 287 tỷ đồng.
 
Tương tự, CTCP Camimex Group (mã: CMX) cũng báo cáo doanh thu quý 4/2021 tăng gấp đôi cùng kỳ năm trước đó và lợi nhuận tăng 24% lên 24 tỷ đồng. Tính cả năm doanh nghiệp này có doanh thu 2.190 tỷ đồng, lãi gần 83 tỷ đồng, lần lượt tăng 54% và 38% so với năm liền trước.
 
Riêng CTCP Tập đoàn thủy sản Minh Phú (mã: MPC) chưa công bố BCTC hợp nhất quý 4, công ty này xin được gia hạn chậm nộp báo cáo đến ngày 25/2/2022.
 
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Minh Phú đạt doanh thu thuần 7.210 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước, lãi sau thuế là 410 tỷ đồng, gần tương đương với 9 tháng đầu năm 2020. Năm 2021, Minh Phú đặt mục tiêu doanh thu 15.774 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.092 tỷ đồng. Sau 9 tháng đầu năm, công ty đã thực hiện 45,8% mục tiêu doanh thu và 37,5% chỉ tiêu lợi nhuận năm.
 
Ở chiều ngược lại, CTCP Thủy sản số 4 (mã: TS4) tiếp tục ghi nhận một năm kinh doanh không mấy cải thiện, với doanh thu cả năm 2021 chỉ đạt gần 88 tỷ, giảm 75% so với cùng kỳ năm ngoái, lỗ ròng 22 tỷ đồng. Bên cạnh đó, TS4 còn phải đối mặt với áp lực nợ vay khá lớn, với tổng giá trị vay và nợ thuê tài chính cả ngắn hạn và dài hạn tính đến cuối quý 4/2021 là gần 837 tỷ đồng, gấp gần 8 lần vốn chủ sở hữu. 
 
Trên thị trường chứng khoán, cùng với đà tăng chung của thị trường, nhóm cổ phiếu thuỷ sản đã trải qua năm thành công với mức tăng bình quân 54% trong năm qua, cao hơn VN-Index. 
 
Báo cáo từ Công ty Chứng khoán SSI cho biết, hệ số P/E (hệ số giá/lợi nhuận) trung bình của ngành trong quá khứ là 7-9x đã lần lượt tăng lên giao dịch tại mức 11-13x (trong năm 2021).
 
Cụ thể, các mã cổ phiếu trong ngành có mức tăng trưởng hiệu quả, bao gồm IDI (+98%), FMC (+58%), VHC (+56%), MPC (+53%), ANV (+41%) và CMX (+22%).
 
Các doanh nghiệp doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá tra đều công bố kết quả đáng khích lệ kể từ quý 2/2021 và có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ trong quý 3/2021, khi hầu hết các cổ phiếu được định giá lại và đạt hiệu suất tốt hơn chỉ số VN-Index.

 
Đv: Tỷ đồng
 
Trong khi đó, Báo cáo triển vọng ngành thủy sản năm 2022 của CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam nhận định, định giá của ngành thủy sản được phản ánh bởi kỳ vọng khả quan về kết quả kinh doanh sắp tới của các nhà xuất khẩu thủy sản trong quý 4/2021 và năm 2022. Tuy nhiên, mức định giá không cao, khiến ngành thủy sản vẫn còn nhiều hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Trong khi đó, tỉ suất sinh lời ROE đang phục hồi sau sự sụt giảm nghiêm trọng trong 2020 trong bối cảnh dịch bệnh.
 
KIS cho hay, xuất khẩu thủy sản năm 2022 có thể phục hồi hoàn toàn nhờ vào dịch bệnh được kiểm soát tốt ở các thị trường tiêu thụ để ổn định nhu cầu tiêu thụ ở mức cao so với 2021.
 
Bên cạnh đó, các chính sách "Bình thường mới" thúc đẩy các nhà xuất khẩu thích ứng với dịch bệnh và duy trì chuỗi cung ứng thủy sản, thuế suất ưu đãi của các hiệp định EVFTA, UKVFTA và các thị trường niềm năng trong hiệp định CPTPP như Mexico, Canada, Nhật Bản là những động lực then chốt tạo ra lợi thế cạnh tranh với các nước cung ứng khác. Những hạn chế về logistic có thể giảm dần trong nửa cuối năm 2022.
 
Ở diễn biến gần đây trên thị trường chứng khoán, ngoại trừ VHC, nhóm cổ phiếu thuỷ sản trong tháng 1 có nhịp điều chỉnh khá với MPC (-15%), ANV (-25%), CMX (-33%), ASM (-27%). Tuy nhiên, cổ phiếu ngành này bắt đầu hồi phục và tăng khá mạnh từ đầu tháng 2. 
 
Đặc biệt, trong phiên 14/2, trong khi VN-Index giảm sâu gần 30 điểm, thì thuỷ sản là một trong số các nhóm cổ phiếu hiếm hoi tăng điểm. Trong đó, VHCANV tăng kịch trần 6,9%, nhiều cổ phiếu khác cũng nổi sóng như IDI tăng 6,5%, ACL tăng 5%, CMX tăng 4,4%.
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức