• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
22 Tháng Mười Một 2024 3:19:10 SA - Mở cửa
Cổ phiếu khuyến nghị hôm nay (11/3): POW, BID và MBB
Nguồn tin: VietNam Finance | 11/03/2022 8:05:47 SA
Năm 2022, BSC cho rằng lượng điện huy động của POW khả quan trong trung hạn nhờ nhu cầu tiêu thụ nhiệt điện khí, điện than phục hồi, trong khi lượng điện sản xuất của thủy điện suy giảm do chu kỳ thủy văn không còn thuận lợi.
 
BSC: Khuyến nghị mua POW với giá mục tiêu 19.100 đồng/cổ phiếu
 
Ba tháng cuối năm 2021, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power, HoSE: POW) ghi nhận sản lượng điện giảm 38% so với cùng kỳ năm trước, xuống 2.522 triệu kWh, ảnh hưởng bởi phụ tải thấp tại miền Nam, dẫn đến sản lượng huy động thấp.
 
Trong quý, giá bán điện bình quân giảm 16% cùng kỳ do tỷ trọng sản lượng nhiệt điện giảm mạnh. Doanh thu theo đó cũng giảm 55% so với quý IV/2020, về còn 3.5998 tỷ đồng; doanh nghiệp ghi nhận lỗ gộp 326 tỷ đồng do giá khí tăng cao đã ăn mòn biên lãi gộp.
 
Đáng chú ý, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp quý IV giảm 184% cùng kỳ do POW ghi nhận khoản thanh toán nợ phải thu 742 tỷ đồng từ EVN, doanh thu tài chính tăng 28 lần do nhận cổ tức từ công ty con.
 
Sau cùng, POW báo lỗ ròng gần 63 tỷ đồng, giảm tới 106% cùng kỳ năm ngoái.
 
Lũy kế cả năm 2021, doanh thu giảm 17% cùng kỳ xuống 24.565 tỷ đồng do kết quả kém tại mảng nhiệt điện, dẫn đến lợi nhuận ròng giảm 25% chỉ còn 1.778 tỷ đồng.
 
Năm 2022, POW đặt mục tiêu lợi nhuận ròng 900 tỷ đồng, thấp hơn một nửa so với năm ngoái, trước những lo ngại về ngành điện tiếp tục gặp khó.
 
Theo báo cáo của ban lãnh đạo, tháng 2/2022, POW báo lỗ 118 tỷ đồng; tuy nhiên luỹ kế 2 tháng đầu năm vẫn lãi 145 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ.
 
Trong báo cáo mới đây, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) dự báo doanh thu và lợi nhuận sau thuế của POW năm 2022 là 28.413 tỷ đồng (tăng 15,7% năm trước) và 2.539 tỷ đồng (tăng 25%).
 
BSC giả định, lượng điện huy động của mảng nhiệt điện khí phục hồi; giá than tiếp tục được kỳ vọng ổn định tại mức thấp là tiền đề cho mức huy động khả quan của mảng điện than và lượng điện sản xuất của mảng thủy điện giảm do chu kỳ thủy văn không còn thuận lợi.
 
Nhìn chung, lượng điện huy động của POW khả quan trong trung hạn nhờ nhu cầu tiêu thụ điện hồi phục trong năm 2022 (dự kiến sẽ tăng khoảng 10%). Cùng với đó, dòng tiền ổn định giúp POW trả các khoản vay, nhờ đó góp phần làm giảm chi phí tài chính đối với doanh nghiệp.
 
BSC khuyến nghị mua cổ phiếu POW với giá mục tiêu 19.100 đồng/cổ phiếu, tương đương với triển vọng tăng 15% so với giá ngày 10/3, dựa trên phương pháp định giá từng phần (SOTP), trong đó EV/EBITDA trung bình của các mảng điện khí, điện than và thủy điện lần lượt là 7,3 lần, 7,3 lần và 9,5 lần.
 
KBSV: Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu BID
 
Công ty Chứng khoán KB (KBSV) cho biết, quý IV/2021, tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HoSE: BID) có những bước đột phá. Cụ thể, thu nhập lãi thuần đạt 10.583 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2.868 tỷ đồng, lần lượt tăng 2,7% và 33,3% so với cùng kỳ năm 2020.
 
Biên lãi ròng quý IV giảm 14 điểm cơ bản so với quý trước, đạt 2,9%, nhưng tăng 49 điểm cơ bản so với cùng kỳ; chi phí đầu vào bình quân tiếp tục duy trì ở mức thấp với 3,56%, trong khi lãi suất bình quân đầu ra đạt 6,26% (giảm 19 điểm cơ bản so với quý III), do các chính sách giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng Covid-19 của BID.
 
Tỷ lệ nợ xấu đạt 0,98% ở quý IV (giảm 64 điểm cơ bản so với quý III); BID đã hạ mức trích lập dự phòng thấp hơn so với các quý trước, đạt 6.238 tỷ đồng (giảm 11% so với cùng kỳ) khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 219,4%, là mức cao nhất của BID trong nhiêu năm gần đây.
 
Lũy kế cả năm 2021, lợi nhuận trước thuế đạt 13.602 tỷ đồng, tăng 50,7% năm trước. Tăng trưởng tín dụng cả năm 2021 đạt 11,2% so với cùng kỳ.
 
Năm 2022, BID đặt kế hoạch kinh doanh với tăng trưởng tín dụng kỳ vọng đạt 12,5%; lợi nhuận trước thuế kỳ vọng đạt 18.600 tỷ đồng, tăng 36% cùng kỳ. Đây là kế hoạch khả thi dựa trên sự hồi phục của nền kinh tế; dư địa cải thiện CASA còn nhiều với chính sách miễn phí giao dịch; trích lập dự phòng giảm trong năm 2022.
 
Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị mua đối với cổ phiếu BID, giá mục tiêu là 48.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 18% so với giá tại ngày 10/3.
 
SSI: Khuyến nghị khả quan đối với MBB, giá mục tiêu 1 năm 40.000 đồng/cổ phiếu
 
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) vừa nâng giá mục tiêu 1 năm đối với Ngân hàng TMCP Quân Đội (HoSE: MBB) lên 40.000 đồng/cổ phiếu (từ 35.200 đồng/cổ phiếu), và nhắc lại khuyến nghị khả quan.
 
Việc điều chỉnh tăng giá mục tiêu phản ánh triển vọng lợi nhuận mạnh mẽ trong 2022 khi bộ đệm tín dụng của MBB đã cải thiện đáng kể tại thời điểm cuối năm 2021.
 
Năm 2022, SSI ước tính MBB đạt 22.300 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (tăng 35% cùng kỳ), nhờ tăng trưởng tín dụng cao (tăng 25,6%) và áp lực dự phòng giảm (giảm 22% cùng kỳ). Cụ thể, vị thế vốn của MBB trong 2021 giúp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong 2022 và nếu kinh tế phục hồi, SSI ước tính tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống nói chung và MBB nói riêng sẽ tăng so với 2021.
 
Ngân hàng vẫn còn khả năng tăng LDR, do tăng trưởng huy động ước tính thấp hơn tăng trưởng tín dụng.
 
Bên cạnh đó, NIM dự báo ổn định với 5,1%, tăng 6 điểm cơ bản so với năm 2021. Theo đó, mặc dù cuối 2021, CASA đạt mức cao nhất lịch sử, SSI cho rằng CASA trung bình cả năm sẽ ở quanh mức 42 - 44%. CASA vẫn còn dư địa để tiếp tục tối ưu, nhưng MBB có thể tăng huy động vốn dài hạn để duy trì tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn ở mức tốt hơn.
 
Mặt khác, nếu những giả định của SSI là đúng, ROE 2022 của MBB sẽ đạt 26,3% - mức cao thứ 2 trong toàn hệ thống và cao nhất trong số các ngân hàng có quy mô tương tự.
 
Điểm lại quý IV/2021, thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế tăng 31% và 81% so với cùng kỳ năm trước, đạt 10.000 tỷ đồng và 4.600 tỷ đồng xuất phát từ tất cả các mảng hoạt động chính. Điểm sáng cho quý IV, theo quan điểm của SSI là bộ đệm dự phòng rủi ro tín dụng cải thiện mạnh mẽ và CASA tiếp tục tăng.
 
Lũy kế cả năm 2021, lợi nhuận trước thuế đạt 16.500 tỷ đồng, hoàn thành 103% ước tính của SSI và 125% kế hoạch đề ra.