• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,10 -0,23/-0,02%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,10   -0,23/-0,02%  |   HNX-INDEX   221,29   -0,47/-0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,70   +0,20/+0,21%  |   VN30   1.286,07   -0,60/-0,05%  |   HNX30   467,97   -1,84/-0,39%
22 Tháng Mười Một 2024 6:56:47 CH - Mở cửa
Ngành than kêu khó vì giá nguyên liệu tăng, nguồn cung hiếm
Nguồn tin: TheLEADER | 23/03/2022 9:41:11 SA
Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam cho biết giá nguyên liệu đầu vào tăng rất cao so với giá kế hoạch dẫn đến hiệu quả kinh doanh sẽ giảm, thậm chí có thể không cân đối được tài chính.
 
Liên quan đến vấn đề không đủ than cung cấp cho điện, Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam (TKV) mới đây cho biết trong quý I/2022, lượng sản xuất đạt 10,37 triệu tấn, lượng nhập khẩu đạt 325 nghìn tấn.
 
Trong khi đó, tiêu thụ trong nước đạt tới 11,2 triệu tấn, xuất khẩu đạt 265 nghìn tấn.
 
Đến hết ngày 14/3, than tiêu thụ cho các nhà máy điện mới chỉ đạt hơn 17% so với sản lượng theo hợp đồng. Dự kiến trong ba tháng đầu năm, khối lượng than cấp cho các nhà máy nhiệt điện là 8,5 triệu tấn, trong khi lượng đăng ký nhu cầu là hơn 9,7 triệu tấn.
 
TKV lý giải nguyên nhân của việc cấp than cho các nhà máy nhiệt điện không đạt tiến độ hợp đồng là bởi doanh nghiệp này mới chỉ nhận được 325 nghìn tấn quý I/2022 trong số 35 triệu tấn theo kế hoạch năm 2022.
 
Cùng với đó, sản lượng than pha trộn nhập khẩu mới chỉ đạt 7,8% kế hoạch năm, giảm khoảng 2,4 triệu tấn so với kế hoạch.
 
Mặc dù TKV và các đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp để tăng sản lượng than sạch sản xuất trong nước, nhưng không bù đắp được khối lượng than phối trộn nhập khẩu bị thiếu, TKV cho biết.
 
Doanh nghiệp này cho biết thêm, giá bán than trong nước cho sản xuất điện không tăng trong một thời gian dài (2019 – 2021), dẫn tới lợi nhuận từ sản xuất than ngày càng giảm, khiến một số dự án đầu tư, phát triển mỏ than theo quy hoạch không cân đối được hiệu quả kinh tế để triển khai thực hiện.
 
Không chỉ vậy, các hộ trong nước không nhập khẩu được than trong bối cảnh giá nguyên vật liệu tăng cao, cùng với nhu cầu tiêu thụ than của nền kinh tế tăng dần, đã quay lại sử dụng than trong nước, khiến nhu cầu dùng than trong nước tăng rất cao, gây nên tình trạng khan hiếm than, dù sản lượng than sản xuất của TKV không giảm so với các năm gần đây.
 
Ngoài ra, TKV cho biết dịch Covid-19 cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh than.
 
Cụ thể, tính đến ngày 14/3, gần 40% lao động bị nhiễm bệnh, riêng tại tỉnh Quảng Ninh – nơi tập trung các mỏ than, tỷ lệ nhiễm bệnh là 42%. Trong giai đoạn cuối tháng 2, đầu tháng 3/2022, số lao động khối sản xuất than phải nghỉ việc do dịch bệnh rất nhiều, có thời điểm nhiều đơn vị chỉ còn khoảng 20% lao động đi làm.
 
Cùng với đó, giá thành khai thác than ngày càng tăng do các mỏ than ngày càng khai thác xuống sâu, một số đơn vị điều kiện địa chất biến động phức tạp, sai khác so với tài liệu thiết kế ban đầu, mức độ rủi ro trong quá trình khai thác gia tăng, cung độ vận chuyển ngày càng xa, tiền lương và các loại thuế phí tăng cao.
 
Về giá nguyên vật liệu đầu vào, theo nhận định của TKV, những sự kiện của thế giới đang làm giá xăng dầu, sắt thép tăng rất cao so với giá kế hoạch dẫn đến hiệu quả kinh doanh của TKV sẽ giảm, thậm chí có thể không cân đối được tài chính.
 
Nguồn than nhập khẩu khan hiếm, có thể không nhập khẩu được theo kế hoạch dẫn đến nguy cơ không đủ than để cấp cho khách hàng, đặc biệt là các nhà máy điện so với kế hoạch.
 
TKV cho biết sẽ báo cáo các bộ, ngành xem xét để điều chỉnh giá bán than trong nước, đặc biệt là giá bán than cho các hộ điện (sản lượng than bán cho các hộ điện chiếm trên 80% sản lượng than tiêu thụ của TKV) để bảo đảm hiệu quả sản xuất kinh doanh than của TKV trong điều kiện giá dầu, giá nguyên vật liệu tăng cao).
 
Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng tiếp tục đẩy mạnh khoan thăm dò, đánh giá trữ lượng than, thực hiện đúng tiến độ đầu tư các dự án khai thác than, chuẩn hoá, nâng cấp các kho cảng dịch vụ logistics phục vụ cho việc xuất nhập khẩu, pha trộn than.