• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 8:50:56 CH - Mở cửa
Giá ure có thể đạt đỉnh trong tháng 3 và giảm mạnh từ tháng 6 trở đi
Nguồn tin: Vneconomy | 24/03/2022 11:38:34 SA
Giá ure có thể đạt đỉnh trong tháng 3 và tạo ra cơ hội đầu tư trong ngắn hạn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng giá ure có thể giảm mạnh từ tháng 6 trở đi khi Trung Quốc dần nới lỏng chính sách xuất khẩu và vấn đề thiếu than dần được khắc phục...

Giá phân bón đã lập kỷ lục trong suốt giai đoạn vừa qua do tác động của việc đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hoá chủ yếu là căng thẳng Nga - Ukraine leo thang gần đây. Theo Chỉ số giá phân bón Bắc Mỹ của Green Markets, giá phân bón tuần qua cao hơn gần 10% so với tuần trước đó và là mức giá cao nhất từng được ghi nhận.
 
Giá phân bón bình quân toàn cầu hiện cao hơn 40% so với một tháng trước, trước thời điểm căng thẳng địa chính trị leo thang. Giá phân bón urê toàn cầu đã tăng 60,5% trong vòng 1 năm qua.
 
Nga khuyến nghị các doanh nghiệp ngừng xuất khẩu phân bón để đảm bảo an toàn cho các doanh nghiệp này trong bối cảnh các công ty vận tải biển ngừng tiếp nhận hàng hóa từ Nga. Nước này chiếm ~16% tổng xuất khẩu ure trên toàn thế giới.
 
 
Ảnh minh hoạ.
 
Nga đe dọa cắt khí thông qua đường ống Nord Stream 1 làm tăng nỗi lo thiếu khí và đẩy giá ure tăng mạnh. Giá bán ure có khả năng tăng mạnh hơn đà tăng của giá khí đầu vào trong bối cảnh Trung Quốc chưa khôi phục sản xuất ure do thiếu than và giá than cao.
 
Trung Quốc đang gặp khó khăn về nguồn cung than. Sau khi ngừng nhập than từ Úc, Nga trở thành nước cung cấp than lớn thứ 2 cho Trung Quốc sau Indonesia. Việc Nga không còn nằm trong hệ thống SWIFT làm gián đoạn nhập khẩu, do đó làm giảm nguồn cung than tại Trung Quốc và đẩy giá ure tăng cao trong ngắn hạn.

 
Theo đánh giá mới nhất từ SSI Research, việc nối lại giao thương giữa Nga và các nước Châu Âu sẽ mất nhiều thời gian sau khi xung đột giữa Nga-Ukraine hạ nhiệt. Do đó, giá ure có thể đạt đỉnh trong tháng 3 và tạo ra cơ hội đầu tư trong ngắn hạn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng giá ure có thể giảm mạnh từ tháng 6 trở đi khi Trung Quốc dần nới lỏng chính sách xuất khẩu và vấn đề thiếu than dần được khắc phục.
 
Giá ure tại Việt Nam sẽ diễn biến theo xu hướng giá thế giới, tuy nhiên có thể có độ trễ nhất định. Ví dụ trong 2021, giá ure tại Trung Quốc trung bình tăng ~90% so với cùng kỳ, trong khi giá ure của DPM tăng 72% và giá ure của DCM tăng 64%.
 
SSI Research nâng ước tính lợi nhuận cho DCM lên 2.684 tỷ đồng tăng 40% từ mức 1.811 tỷ đồng trước đây do giả định giá bán ure cao hơn, đạt 13.000 đồng/kg từ mức 11.000 đồng/kg. Với EV/EBITDA mục tiêu là 4,5x, giá mục tiêu cho cổ phiếu DCM là 51.800 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng mức sinh lời là 22,2% (trong đó 5,6% tỷ suất cổ tức).

 
Đồng thời, nâng ước tính lợi nhuận cho DPM lên 3.976 tỷ đồng tăng 25%, tăng từ mức 2.798 tỷ đồng trước đây do giả định giá bán ure cao hơn, đạt 12.600 đồng/kg từ mức 10.600 đồng/kg. 
 
Với PE, PB và EV/EBITDA mục tiêu là 10x, 1,2, và 4,5x, giá mục tiêu cho DPM là 71.200 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng mức sinh lời là 13,1% (trong đó 5,3% tỷ suất cổ tức).
 
Rủi ro cho nhóm này chính là Chính phủ có thể can thiệp vào công tác điều hành giá phân bón trong bối cảnh giá gạo thấp và tiêu thụ nông sản đang gặp khó khăn khi Trung Quốc hạn chế nhập khẩu.

 
Trong báo cáo cập nhật mới đây, Chứng khoán BSC cũng cho rằng Trung Quốc vẫn duy trì chính sách hạn chế xuất khẩu phân bón nhằm đảm bảo nguồn cung nội địa, trong bối cảnh thiếu hụt năng lượng và chi phí nguyên liệu đầu vào (khí, than) tăng cao. Điều này sẽ khiến tình trạng thiếu hụt nguồn cung các loại phân bón đặc biệt là Kali và DAP nghiêm trọng thêm, và đẩy giá các loại phân bón tiếp tục duy trì ở mức cao.
 
Tại thị trường Việt Nam, hiện một số loại phân bón sản xuất trong nước cũng đang tăng giá mạnh. Giá Urê Cà Mau, Urê Phú Mỹ tăng lên khoảng 18.000 đồng/kg, còn NPK Phú Mỹ cũng tăng lên 16.000 đồng/kg.
 
Tuy nhiên, đang có những tín hiệu về việc xuất khẩu phân bón bị hạn chế trong thời gian tới. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 2, Việt Nam xuất khẩu 128,069 tấn phân bón, tương đương 71.31 triệu USD, giảm 43.4% về lượng, và giảm 58.5% về kim ngạch so với tháng trước đó. Hiện các tỉnh phía Nam Việt Nam đang trong giai đoạn thu hoạch và sẽ bắt đầu vụ mới từ nửa đầu tháng 4.
 
Còn các tỉnh phía Bắc đã vào vụ chăm bón lúa đông xuân nên nhu cầu phân bón tăng. Do đó, nhiều khả năng Chính phủ sẽ đưa ra những biện pháp tạm dừng xuất khẩu, để ưu tiên cho hoạt động sản xuất trong nước và giúp bình ổn giá.
 
BSC đánh giá, giá phân bón tiếp tục duy trì ở mức cao sẽ là yếu tố tích cực với ngành phân bón, tuy nhiên dư địa tăng trưởng đối với các cổ phiếu ngành phân bón là không nhiều, do mức nền cao của năm ngoái, và các chính sách về hạn chế xuất khẩu có thể được đưa ra trong thời gian tới.