• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.234,70 +6,60/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.234,70   +6,60/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,25   +0,96/+0,43%  |   UPCOM-INDEX   91,82   +0,12/+0,13%  |   VN30   1.291,94   +5,87/+0,46%  |   HNX30   471,74   +3,77/+0,81%
26 Tháng Mười Một 2024 3:17:15 SA - Mở cửa
Giải pháp phát triển gỗ cao su 2021 – 2030
Nguồn tin: Tạp chí Cao su Việt Nam | 17/04/2022 10:15:00 SA
Theo Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 – 2030, gỗ cao su cần đạt được 7 – 8 triệu m3/năm từ diện tích cây cao su thanh lý trên khoảng 25.000 – 30.000 ha/năm để cung cấp gỗ lớn, đóng góp khoảng 18 – 20% nhu cầu nguyên liệu gỗ của Việt Nam.
 
 
Thanh lý gỗ cao su. Ảnh: Vũ Phong
 
Đề án Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 – 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 327/QĐ-TTg ngày 10/03/2022. Quan điểm của Đề án là phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả, theo chuỗi giá trị từ trồng rừng, khai thác rừng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; bảo đảm nguyên liệu gỗ hợp pháp trong chế biến, thương mại gỗ và sản phẩm gỗ; phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ công nghệ cao, thân thiện với môi trường, sản xuất các sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao; Nhà nước có cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia; huy động mọi nguồn lực xã hội để phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ.
 
Mục tiêu chung của Đề án là đến năm 2030, ngành công nghiệp chế biến gỗ trở thành một ngành kinh tế quan trọng; xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế; phấn đấu để Việt Nam nằm trong nhóm các nước hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
 
Một số mục tiêu cụ thể quan trọng của Đề án là trên 80% cơ sở chế biến, bảo quản gỗ đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến; 100% gỗ, sản phẩm gỗ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước được sử dụng từ nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững.
 
Để đạt được các mục tiêu của Đề án, nhiều nhiệm vụ và giải pháp đã được nêu trong Đề án, tạo điều kiện cho các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp có khung pháp lý triển khai theo định hướng của Chính phủ. Trong đó, những giải pháp quan trọng như:
 
– Tăng cường thông tin về thị trường để nâng cao tính chủ động, phòng ngừa rủi ro; tăng cường công tác truyền thông về các quy định pháp luật, hệ thống trách nhiệm giải trình về gỗ hợp pháp của các nước nhập khẩu; xây dựng thương hiệu và hình ảnh đẹp của ngành công nghiệp chế biến gỗ.
 
– Đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến vào khâu chọn, tạo giống, trồng, chăm sóc, khai thác rừng, chế biến gỗ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển sản phẩm mới, nâng cao thương hiệu gỗ Việt; công nhận kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích cho các công nghệ trong chế biến gỗ.
 
– Thực hiện công tác tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp trồng rừng thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng rừng; quản lý, giám sát chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp, đảm bảo 95% diện tích rừng được trồng bằng giống tốt, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có hồ sơ quản lý giống.
 
– Khuyến khích liên kết giữa doanh nghiệp chế biến gỗ với chủ rừng, hình thành vùng nguyên liệu gỗ lớn; diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt 0,5 triệu ha vào năm 2025 và 1 triệu ha vào năm 2030.
 
– Thực hiện có hiệu quả Đề án trồng 1 tỷ cây xanh; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có và gần 1 triệu ha cao su, trong đó có diện tích cây cao su thanh lý từ 25 – 30 nghìn ha/năm để cung cấp gỗ lớn, góp phần đưa sản lượng khai thác gỗ rừng trồng đạt trên 27 triệu m3 vào năm 2025 và trên 35 triệu m3 vào năm 2030; sản lượng khai thác gỗ từ cây trồng phân tán, gỗ cây cao su đạt từ 7 – 8 triệu m3/năm, phấn đấu đáp ứng khoảng 80% nhu cầu nguyên liệu gỗ cho sản xuất, chế biến.
 
Nguồn kinh phí thực hiện Đề án bao gồm: Ngân sách Nhà nước (Trung ương và địa phương); các nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện Đề án, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các hiệp hội và doanh nghiệp liên quan phối hợp với các bộ ngành để triển khai hiệu quả.
 
Cuối năm 2021, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã có 12 thành viên đạt chứng chỉ quản lý rừng cao su bền vững VFCS/PEFC trên 70.000 ha và 22 nhà máy chế biến mủ cao su. Đến cuối năm 2022, Tập đoàn dự kiến có 130.000 ha cao su và 43 nhà máy chế biến đạt chứng chỉ cấp quốc gia và quốc tế, trong đó, có 3 nhà máy chế biến gỗ cao su, làm cơ sở cho việc sản xuất mủ cao su và gỗ cao su có chứng chỉ quản lý rừng bền vững, tăng cường triển vọng đáp ứng mục tiêu của Đề án.
 

Cổ phiếu liên quan