Việc các trạm BOT tạm dừng thu phí để phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 là một trong những nguyên nhân khiến CTI lần đầu thua lỗ sau hơn 10 năm niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Theo báo cáo tài chính kiểm toán vừa công bố, Công ty CP Đầu tư Phát triển Cường Thuận Idico (HoSE:
CTI), ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính giảm 73% so với báo cáo tự lập, xuống còn 3,7 tỷ đồng. Ngược lại, chi phí tài chính tăng 6%, trong đó chi phí lãi vay tăng 25%.
Việc các trạm BOT tạm dừng thu phí để phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 là một trong những nguyên nhân khiến CTI lần đầu thua lỗ sau hơn 10 năm niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Khấu trừ,
CTI lỗ ròng hơn 4 tỷ đồng, trong khi trước kiểm toán lãi gần 3 tỷ đồng. Nguyên nhân là do kiểm toán điều chỉnh tăng mức trích lập dự phòng đầu tư vốn vào các công ty con. Đây cũng là năm đầu tiên đơn vị báo lỗ kể từ khi niêm yết trên thị trường chứng khoán vào năm 2010.
Theo giải trình của
CTI, nguyên nhân là do các trạm BOT tạm dừng thu phí để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, các công trình xây dựng cũng tạm ngưng do chuỗi cung ứng bị ngưng trệ làm doanh thu mảng thu phí đường bộ và xây lắp giảm và không có nghiệp vụ bán tài sản.
Năm 2021,
CTI đặt kế hoạch doanh thu đạt 981 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt 92 tỷ đồng. Như vậy, so với kế hoạch đề ra, Công ty chỉ thực hiện được 77% chỉ tiêu doanh thu.
Về tình hình tài chính, tổng tài sản của
CTI tại thời điểm cuối năm 2021 đạt 4.740 tỷ đồng. Trong đó, nợ phải trả chiếm 74%, tương đương 3.503 tỷ đồng, tăng 10% so với thời điểm đầu năm. Trong cơ cấu nợ phải trả, tổng nợ vay và nợ thuê tài chính của Công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất 85%, đạt 2.987 tỷ đồng. So với thời điểm đầu năm, nợ vay của
CTI tăng thêm gần 220 tỷ đồng, tương ứng tăng 8%, gồm nợ vay ngắn hạn 216,5 tỷ đồng (giảm 46%) và khoản dài hạn 2.770 tỷ đồng (tăng 17%).
Nợ vay “phình to” trong thời gian qua xuất phát từ việc
CTI triển khai cùng thời điểm nhiều dự án trọng điểm, trong đó đáng chú là 2 dự án BOT bắt đầu hoạt động trong năm 2021. Cụ thể là trạm thu phí đường chuyên dùng vận chuyển vật liệu xây dựng tại phường Phước Tân và phường Tam Phước (TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) chính thức thu phí đối với các phương tiện lưu thông từ ngày 5/5/2021. Trạm thu phí Dự án Đường 319 nối dài và nút giao với đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây (tổng vốn đầu tư 961 tỷ đồng) chính thức thu phí từ ngày 20/10/2021.
Chốt phiên giao dịch ngày 1/4, cổ phiếu CTI đạt 24.500 đồng/cổ phiếu, tăng 1,24% so với chốt phiên giao dịch trước đó.
Doanh thu từ phí BOT luôn là nguồn thu quan trọng nhất của
CTI bên cạnh mảng xây lắp (bao gồm xây dựng hạ tầng, xây dựng cơ bản, xây dựng bất động sản) và cung cấp đá xây dựng.
Trong năm 2021, hoạt động thu phí BOT mang về cho Công ty gần 350 tỷ đồng, chiếm gần một nửa con số 762 tỷ đồng tổng doanh thu. Trong đó, doanh thu từ 2 trạm thu phí trên là 28,5 tỷ đồng, còn lại từ trạm thu phí Km1841+912 Quốc lộ 1 (242,3 tỷ đồng) và trạm thu phí trên Quốc lộ 91 (78,6 tỷ đồng).
Hai dự án BOT mới đi vào hoạt động này sẽ là tiền đề quan trọng giúp
CTI tăng thêm nguồn thu tiền mặt cho năm 2022. Tuy nhiên, hai dự án này cũng sẽ để lại gánh nặng nợ vay nếu tình hình kinh doanh không thuận lợi.
Bên cạnh đó,
CTI đã hoàn thành nâng cấp máy móc, thiết bị khai thác và sản xuất ở 2 mỏ đá gồm: mỏ đá Thiện Tân 10 và mỏ đá Xuân Hòa tại Đồng Nai. Đặc biệt, Công ty vừa lắp mới thêm 2 máy xay đá công suất 350 tấn/giờ ở mỏ đá Thiện Tân 10 và mỏ đá Xuân Hòa để đảm bảo nguồn cung trong thời gian tới. Dự kiến trong năm 2022, khối lượng khai thác từ các mỏ đá đạt 1,5 triệu m3/năm, mang về nguồn thu lớn cho Công ty, dự kiến đạt trên 300 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước.
Ngoài ra, trong năm 2022, Công ty dự kiến sẽ thực hiện dự án bất động sản khu công nghiệp đầu tay là Cụm công nghiệp Tân An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) với tổng vốn đầu tư 435 tỷ đồng. Công ty dự kiến huy động 348 tỷ đồng vốn vay để tài trợ cho dự án.