• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.243,36 +1,25/+0,10%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 10:55:01 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.243,36   +1,25/+0,10%  |   HNX-INDEX   223,80   +0,23/+0,10%  |   UPCOM-INDEX   92,19   -0,16/-0,17%  |   VN30   1.300,85   -0,67/-0,05%  |   HNX30   476,66   +1,06/+0,22%
29 Tháng Mười Một 2024 11:00:00 SA - Mở cửa
MBB: ĐHĐCĐ MB - Tái cơ cấu tổ chức tín dụng không thành có trả lại được không?
Nguồn tin: BizLive | 25/04/2022 2:14:34 CH
Đây là thắc mắc của nhiều cổ đông tại đại hội ngân hàng, liên quan đến việc MB nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng thương mại.

Sáng nay (25/4), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022.
 
Kế hoạch lợi nhuận tăng 23%
 
Phát biểu tại đại hội, ông Lưu Trung Thái, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Tổng Giám đốc MB cho biết, năm 2021 đánh dấu kết thúc chiến lược 5 năm giai đoạn 2017 – 2021, ngân hàng hàng đã hoàn thành và hoàn thành trước hạn 100% các mục tiêu, chiến lược đề ra.
 
Quy mô khách hàng của MB đã đạt 12,9 triệu, lợi nhuận tập đoàn đạt 16.527 tỷ đồng, gấp 4,53 lần năm 2016, trong đó, lợi nhuận ngân hàng tăng 4 lần, lợi nhuận công ty tăng 7,4 lần. Các chỉ tiêu hiệu quả như tỷ lệ nợ xấu 0,68%, CIR ở mức 29%, ROE đạt 22%, thuộc top đầu thị trường.
 
Chiến lược 5 năm tiếp theo, MB đặt mục tiêu top 3 thị trường về hiệu quả, hướng đến top đầu Châu Á ở một số chỉ tiêu chiến lược trọng yếu như đạt quy mô 20 triệu khách hàng, tăng trưởng lợi nhuận kép tối thiểu 23%, các chỉ tiêu chất lượng, hiệu quả phấn đấu đạt top 3 thị trường.
 
Riêng cho năm 2022, ngân hàng đặt kế hoạch đến cuối năm, tổng tài sản sẽ đạt 700 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so với đầu năm, trong đó, dư nợ tín dụng dự kiến đạt 472,6 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 16%, theo giới hạn room của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Huy động vốn tăng trưởng đảm bảo nhu cầu kinh doanh, dự kiến ở mức 488 nghìn tỷ đồng. Vốn điều lệ tăng 24% lên 46.882 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5%.
 
Năm nay, MBB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 23% so với năm 2021, đạt 20.300 tỷ đồng. Trong trường hợp kinh tế vĩ mô diễn biến khó khăn, lợi nhuận trước thuế theo kịch bản dự kiến tăng 19.000 tỷ đồng, tăng trưởng 15% so với 2021.
 
Ngân hàng kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận năm 2026 gấp 2,5-3 lần so với 2021 theo các kịch bản linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
 
 
ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 của MB.
 
Tiếp tục tăng vốn điều lệ, nhận chuyển giao bắt buộc 1 TCTD
 
Cũng tại đại hội, Tổng giám đốc MB cho biết, ngân hàng sẽ tìm kiếm, lựa chọn và triển khai phương án nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng, theo chủ trương, định hướng của Chính phủ, NHNN và nghị quyết ĐHĐCĐ.
 
Ngân hàng kỳ vọng sẽ thực hiện thành công phương án nhận chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng, mở ra cơ hội để MB tăng tốc từ 1,5 - 2 lần tốc độ phát triển quy mô tài sản, tín dụng, mạng lưới, góp phần sớm hoàn thành mục tiêu chiến lược phục vụ trên 20 triệu khách hàng.
 
Về kế hoạch tăng vốn điều lệ, trong năm nay, MB sẽ tiếp tục triển khai phương án tăng vốn điều lệ thêm 892,4 tỷ đồng đã được thông qua tại ĐHĐCĐ năm 2021.
 
Theo đó, ngân hàng sẽ phát hành 70 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho Viettel và 19,24 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).
 
Đồng thời, MB sẽ phát hành 755,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022 (tương đương với tỷ lệ 20%), qua đó tăng vốn điều lệ thêm 7.556 tỷ đồng. Thời gian dự kiến phát hành trong năm 2022.
 
Ngoài ra, ngân hàng chào bán thêm 65 triệu cổ phiếu riêng lẻ mới. Giá thỏa thuận không thấp hơn giá trị sổ sách theo báo cáo tài chính được kiểm toán tại thời điểm gần nhất. Thời gian thực hiện chào bán trong năm 2022 và 2023.
 
Vốn điều lệ tăng thêm dự kiến là hơn 9.099 tỷ đồng, được sử dụng bổ sung vốn đầu tư tăng năng lực và đầu tư bổ sung vốn kinh doanh cho MB.
 
Cụ thể, ngân hàng dự kiến sử dụng 5.811 tỷ đồng để đầu tư tăng năng lực bao gồm việc đầu tư hệ thống, giải pháp công nghệ thông tin, đầu tư trụ sở của MB tại TP HCM và đầu tư khác cần thiết cho việc ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
 
Bên cạnh đó, bổ sung vốn đầu tư kinh doanh khác, bao gồm bổ sung vốn cho các hoạt động kinh doanh, mô hình kinh doanh mới là hơn 3.288 tỷ đồng.
 
Phần hỏi đáp
 
Cổ đông: Phương án nhận chuyển giao bắt buộc là tự nguyện hay nhiệm vụ chuyển giao chính trị của MB?
 
Ông Lưu Trung Thái, Tổng giám đốc MB: Việc nhận chuyển giao bắt buộc một TCTD mang cả hai ý nghĩa trên. MB là một trong 7 ngân hàng lớn được mời, trong đó, Vietcombank đã sẵn sàng, MBB là ngân hàng thứ hai. MB được lựa chọn vì chúng ta là ngân hàng lớn, có hiệu quả, có khả năng thực hiện.
 
Bên cạnh đó, trong việc nhận chuyển giao, chúng ta cũng tự nguyện vì trong giai đoạn vừa qua ngân hàng đều tăng trưởng mạnh, nhu cầu tăng trưởng ngày càng lớn hơn .. NHNN chỉ cho phép MB tăng trưởng từ 20-25/năm trong khi khả năng của ngân hàng có thể tăng trưởng từ 30-35% mà vẫn quản trị rủi ro tốt. Theo đó, việc nhận chuyển giao này có thể giúp mở rộng không gian tăng trưởng cho ngân hàng.
 
Cổ đông: Lộ trình nhận chuyển giao TCTD này như thế nào? MB có trách nhiệm gì với cổ đông ngân hàng nhận chuyển giao hay không? Nếu sau khi nhận chuyển giao mà không thể cứu ngân hàng này thì MB có thể trả lại cho nhà nước được không?
 
Ông Lưu Trung Thái: Việc nhận chuyển giao là 0 đồng, tức MB không phải bỏ tiền ra mua ngân hàng này. Hiện chúng tôi chưa thể công bố danh tính ngân hàng nhận chuyển giao nhưng ngân hàng này có tổng tài sản tương đương dưới 10% tổng tài sản MBB, lỗ lũy kế không được vượt 20 nghìn tỷ.
 
Ngân hàng được chuyển giao bắt buộc sẽ được vay một khoản tiền 0% trong thời gian tái cơ cấu, dự kiến sau 7 – 8 năm có thể giải quyết lỗ lũy kế của ngân hàng. Sau khi triển khai tái cơ cấu, chúng tôi sẽ có 3 phương án: Thứ nhất là có thể sáp nhập vào MB làm cho quy mô tài sản MB to hẳn lên. Thứ hai là có thể bán ngân hàng đó đi, coi đó là một khoản đầu tư vì theo luật sở hữu ngân hàng này là của MB. Thứ 3, MB có thể tiến hành IPO.
 
Với lợi ích của cổ đông tại ngân hàng được chuyển giao, do MBB nhận chuyển giao từ nhà nước nên không thể giúp ngân hàng đó liên quan đến lợi ích cổ đông, do họ quản lý không hiệu quả nên phải bắt buộc chuyển giao cho nhà nước để cứu tránh đổ vỡ, MB không có trách nhiệm giải quyết lợi ích cổ đông của ngân hàng chuyển giao bắt buộc.
 
Việc tái cơ cấu tất nhiên là sẽ có rủi ro về kinh tế, đã là kinh doanh thì phải có rủi ro, nhưng rủi ro ở đây chỉ là nhanh hay chậm. Chúng tôi đã tiến hành rà soát các khoản vay, các tài sản đảm bảo, thuê kiểm toán quốc tế vào rà soát chất lượng tài sản của ngân hàng này.
 
Nếu quá trình tái cơ cấu không thành công, thì chúng ta không thể trả lại nhà nước mà có thể thực hiện một trong ba phương án như tôi đã trình bày ở trên.
 
Cổ đông: Khi nhận chuyển giao, những lợi ích mà NHNN cho MB là gì?
 
Ông Lưu Trung Thái: Trong quá trình nhận chuyển giao, NHNN có 2 nhóm là hỗ trợ là hỗ trợ cho chính ngân hàng được chuyển giao một khoản tiền, giúp hỗ trợ ngân hàng này giải quyết một nửa khoản nợ xấu mà họ đang gánh, đó là hỗ trợ lớn của NHNN. Về phía MB, ngân hàng chỉ cần không gian tăng trưởng để hỗ trợ cho ngân hàng được chuyển giao, MB sẽ chuyển sang một khoản dư nợ tốt để ngân hàng này có thể ổn định trong giai đoạn đầu. Nợ xấu ngân hàng hiện đang ở mức khoảng 47%.