Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 4 thị trường vượt qua vòng T+3 đầu tiên kể từ đáy một cách mạnh mẽ, khi tăng 1,17% tương đương 15,81 điểm. Tuy vậy tháng 4 vẫn là tháng tồi tệ nhất 2 năm của VN-Index khi bốc hơi 8,4% giá trị. Tháng 3/2020 chỉ số 24,9% dưới ảnh hưởng của đại dịch covid-19 bùng phát...
Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 4 thị trường vượt qua vòng T+3 đầu tiên kể từ đáy một cách mạnh mẽ, khi tăng 1,17% tương đương 15,81 điểm. Tuy vậy tháng 4 vẫn là tháng tồi tệ nhất của VN-Index khi bốc hơi 8,4% giá trị. Cách đây 2 năm, tháng 3/2020 chỉ số 24,9% dưới ảnh hưởng của đại dịch covid-19 bùng phát...
Hôm nay là phiên T+3 của khối lượng cổ phiếu bắt đáy giá thấp nhất về tài khoản. Áp lực chốt lời ngắn hạn để nghỉ ngơi qua dịp lễ 30/4 được thị trường chờ đợi, nhưng áp lực không thật sự mạnh. Đây là tín hiệu tích cực thể hiện mức độ kỳ vọng đang lớn dần lên.
Phiên chiều nay thị trường có trồi sụt nhẹ, nhưng cơ bản các chỉ số vẫn tăng tốt và nhất là độ rộng áp đảo toàn thời gian. VN-Index kết phiên tăng 1,17%, VN30-Index tăng 1,17%, Midcap tăng 2,08%, Smallcap tăng 2,85%. Độ rộng toàn sàn HoSE ghi nhận 339 mã tăng/99 mã giảm.
VN-Index phiên chiều thể hiện các nhịp rung lắc trong tư thế tăng mạnh.
Trong số giảm, chỉ có 30 cổ phiếu giảm trên 1% và duy nhất LGC giảm sàn. Thống kê cho thấy tổng giá trị giao dịch khớp lệnh của nhóm cổ phiếu giảm giá chỉ chiếm 10,8% tổng giá trị sàn. Điều này cho thấy tỷ lệ tổn thương của danh mục là nhỏ.
Ngược lại, số tăng hôm nay tưng bừng: 35 mã tăng kịch trần, 141 mã tăng trên 2%, 52 mã tăng trên 1%. Giá trị khớp lệnh của nhóm tăng chiếm 86% tổng giá trị sàn.
Chỉ số ít cổ phiếu trụ còn giảm, không cản được đà đi lên của chỉ số hôm nay.
Các nhịp rung lắc trong phiên hôm nay diễn biến từ vùng đỏ buổi sáng, sang vùng xanh buổi chiều. Nói cách khác, mức độ tụt giá cổ phiếu ngày càng theo chiều hướng tăng. Áp lực chốt lời buổi sáng chấp nhận xả giá đỏ và ép cổ phiếu giảm, nhưng đến chiều lực chốt không đủ để tạo áp lực tương tự mà chỉ khiến giá rung lắc trong chiều tăng. Đây là tín hiệu tốt, nhất là khi kết hợp với tổng thanh khoản thị trường vẫn duy trì ở mức rất thấp.
Phiên chiều sàn HoSE lực cầu có dấu hiệu tăng khi giá trị khớp lệnh thêm đạt 7.731 tỷ đồng, tăng 50% so với chiều hôm qua. Rất có thể người mua đã không chờ giá được mà nâng dần giá đặt lên, dẫn đến độ rộng mở rộng theo chiều tăng. Chốt phiên sáng VN-Index mới có 291 mã tăng/122 mã giảm, kết phiên chiều đã là 339 mã tăng/99 mã giảm.
Mức tăng của VN-Index đã có thể tốt hơn nhiều nếu như buổi chiều vài trụ không tụt giá. SAB bị đánh tụt mạnh, từ mức tăng 0,61% cuối phiên sáng thành giảm 1,76% lúc đóng cửa, tương đương giảm riêng buổi chiều hơn 2,3%. MSN đang tăng 1,2% thành giảm 0,43%, tức là đánh mất 1,6% giá trị trong buổi chiều. CTG, FPT, GAS, VCB, VNM là các trụ tụt giá đáng kể chiều nay và đều đóng cửa dưới tham chiếu.
Nhóm cổ phiếu nhỏ có phiên T+3 rực rỡ với hàng chục mã kịch trần. Rất nhiều cổ phiếu đang đem lại lợi nhuận rất lớn chỉ trong vòng 4 phiên như FTM tăng 22,33%, PXS tăng 22,32%, CIG tăng 22,22%, TGG tăng 22,08%... Thống kê vòng T+3 đầu tiên từ đáy, có 11 cổ phiếu trên HoSE tăng vượt 20%, HNX có 13 mã tương tự. Hàng trăm cổ phiếu khác hiện cũng đang có lời 3-5% giá trị.
Việc cổ phiếu tăng giá tốt trong nhịp bắt đáy đầu tiên mà vẫn chưa bị chốt lời lớn, đặc biệt khi thị trường chuẩn bị nghỉ lễ 4 ngày, thể hiện kỳ vọng của nhà đầu tư vào xu hướng giao dịch đầu tháng 5 sẽ tiếp tục tăng. Tâm lý nghỉ ngơi đang khiến thanh khoản tụt giảm rất mạnh, nhưng không có nghĩa là nhà đầu tư cầm cổ cũng lo sợ như vậy. Nếu khối lượng hàng bắt đáy có lãi cùng đổ ra bán, thị trường phiên này sẽ không chịu nổi vì lực cầu khá yếu.