• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.242,74 -3,30/-0,26%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 11:55:01 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.242,74   -3,30/-0,26%  |   HNX-INDEX   225,39   -0,82/-0,36%  |   UPCOM-INDEX   92,24   -0,11/-0,12%  |   VN30   1.298,20   -5,84/-0,45%  |   HNX30   482,23   -2,42/-0,50%
14 Tháng Mười Một 2024 12:02:52 CH - Mở cửa
Thanh khoản ‘tụt áp’, thị trường ảnh hưởng ra sao?
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 13/05/2022 8:27:58 SA
Việc thanh khoản liên tục giảm xuống mức kỷ lục trong thời gian qua đang dấy lên mối lo ngại lớn cho thị trường. Chuyên gia cho rằng, việc này sẽ còn kéo dài và nhà đầu tư có lẽ sẽ phải quen dần với mức thanh khoản thấp như hiện nay khi không còn môi trường tiền rẻ.
 
"Rất lâu rồi chúng ta mới chứng kiến một phiên giao dịch khớp lệnh trên dưới 11 nghìn tỷ, mức giảm rất sâu khoảng 40 – 50% từ đỉnh cũ”, ông Nguyễn Hồng Điệp, CEO tại CTCP Tư vấn Đầu Tư S-Talk đánh giá.
 
Liên tục “phá đáy”
 
Thống kê cho thấy, từ tháng 11/2021, giá trị giao dịch khớp lệnh đã liên tục giảm từ mức bình quân 30.000 tỷ đồng/ngày xuống còn khoảng 20.700 tỷ đồng/ngày vào tháng 4/2022, giảm gần 17% so với tháng trước đó.
 
Sang đến tháng 5, thanh khoản thị trường không những không được cải thiện mà liên tiếp xuyên thủng đáy đi xuống, thậm chí trong 2 phiên gần đây, VN-Index ghi nhận sự hồi phục từ đáy với sắc xanh, tím trở lại trên diện rộng, song thanh khoản thị trường vẫn “teo tóp”.

 
Thanh khoản liên tục xuống mức kỷ lục gây hoang mang cho các nhà đầu tư. 
 
Cụ thể, trong phiên kiểm định đáy lần thứ 1 (ngày 10/5), VN-Index đóng cửa ở điểm số cao nhất phiên, tương đương mức đảo chiều tới xấp xỉ 5% kể từ đáy nhưng hai sàn chỉ khớp lệnh 7.135 tỷ đồng, giảm 31% so với phiên sáng.
 
Trong phiên lội ngược dòng liên tiếp lần thứ 2 (ngày 11/5), VN-Index hồi mạnh từ mức giảm hơn 15 điểm lên đóng cửa tăng gần 8 điểm, chinh phục lại mốc tâm lý quan trọng 1.300 điểm. Đáng buồn, trái ngược với sự chờ đợi của các nhà đầu tư là một phiên giao dịch vẫn… rất thấp. Giá trị khớp lệnh tiếp tục xuống mức 10.300 tỷ đồng, thấp nhất trong vòng 16 tháng kể từ phiên 31/12/2020.
 
Nếu như trong những phiên thị trường đi xuống, thanh khoản yếu là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, trong những phiên thị trường đảo chiều bật tăng mạnh mẽ như trên, thanh khoản không những không tăng, ngược lại giảm sâu hơn cả những phiên giảm trước đó. Có thể nói, thanh khoản thấp giờ đây không còn mang tính thời điểm nữa, thay vào đó trở thành xu hướng mới của thị trường.
 
Đáng chú ý, việc thanh khoản liên tục suy giảm diễn ra trong thời điểm lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư trong nước vẫn duy trì ở mức cao.
 
Theo Số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), tháng 4/2022, nhà đầu tư trong nước đã mở mới hơn 230.000 tài khoản chứng khoán. Mặc dù giảm so với con số kỷ lục vào tháng trước đó nhưng vẫn ở mức rất cao, xếp thứ 2 trong lịch sử 2 thập kỷ hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Tính chung trong 4 tháng đầu năm, các nhà đầu tư trong nước mở mới tổng cộng hơn 908.460 tài khoản chứng khoán, gấp đôi tổng lượng tài khoản mở mới trong cả năm 2020.
 
Cũng trong tháng 4, nhà đầu tư cá nhân ghi nhận bán ròng mạnh nhất từ đầu năm 2021, bán ròng 4.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, số liệu Fiingroup cho thấy lượng tiền trên tài khoản của nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán không tăng tương ứng, số dư tiền gửi/tài khoản của quý 1/2022 thậm chí giảm so với quý IV/2021.
 
Như vậy, rất có thể thời gian qua, áp lực bán gia tăng trên diện rộng khiến VN-Index liên tục giảm mạnh đã ảnh hưởng lớn tới tâm lý của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư F0, khiến họ bối rối và lưỡng lự khi đưa ra quyết định “xuống tiền” bởi thị trường vẫn được nhận định là diễn biến khó lường và vẫn đang trong quá trình “dò đáy”.
 
Bên cạnh đó, nhiều trường hợp nhận thấy VN-Index khó “kiếm lời” như trước nên chuyển hướng đầu tư qua các kênh khác như thị trường phái sinh để tìm kiếm cơ hội đầu tư mới cũng như phòng thủ một phần cho danh mục.
 
“Trong thị trường giá xuống thì nhà đầu tư thích chuyển sang phái sinh bởi đó là giao dịch trong ngày, không chịu rủi ro T+3 như thị trường cơ sở và khả năng kiếm lợi nhuận nhanh bởi biến động lớn”, ông Phạm Lưu Hưng, kinh tế trường SSI lý giải.
 
Khó cho thị trường
 
Theo đánh giá của Chứng khoán Mirae Asset, giá trị giao dịch bình quân tuần cuối tháng 4 chạm mức thấp nhất trong vòng 12 tháng, thanh khoản đang suy giảm đến mức báo động, gây lo ngại cho cả thị trường.
 
Thực tế cho thấy, các công ty chứng khoán sẽ phải chịu ảnh hưởng trước tiên. Bởi lẽ việc thanh khoản thấp không chỉ ảnh hưởng đến diễn biến giá cổ phiếu mà còn tác động trực tiếp lên doanh thu hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán. Hoạt động cho vay margin cũng bị ảnh hưởng bởi quy mô giao dịch hạn chế. Ngoài ra, mảng tự doanh lại phụ thuộc nhiều vào biến động của thị trường trong đó thanh khoản là yếu tố có vai trò quan trọng.
 
Về diễn biến giá cổ phiếu, phần lớn cổ phiếu chứng khoán như SSI, VND, HCM, VCI, MBS, SHS, AGR, BSI, CTS, FTS, ... đều đã giảm 30-50% từ đỉnh trong hơn 1 tháng vừa qua. Hầu hết các cổ phiếu này đều đã đánh mất thành quả tăng giá trong năm ngoái và đang “cài số lùi” về vùng đáy 1 năm.
 
Không chỉ vậy, thanh khoản xuống mức đáy cũng mang tới nhiều nỗi hoang mang cho các nhà đầu tư. Việc VN-Index đã tạo đáy và diễn biến tích cực hơn sẽ đến với thị trường trong các phiên tới đây vẫn còn là dấu hỏi. Điều này sẽ khiến họ càng trở nên thận trọng và rụt rè hơn trong các quyết định đầu tư, VN-Index khó có thể bứt phá.
 
Nhận định về dòng tiền trong thời gian tới, ông Nguyễn Hồng Điệp, CEO tại CTCP Tư vấn Đầu Tư S-Talk cho rằng, trên thị trường hiện chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân. Các nhà đầu tư tổ chức khá thận trọng vì phần lớn họ đã giải ngân trong quý I. Do đó, thanh khoản khó tăng lên trong thời gian tới. Đồng thời, mức thanh khoản thấp dưới 18 nghìn tỷ có thể thể kéo dài vài ba tháng nữa khiến thị trường khó khăn hơn.
 
Cũng theo ông Điệp, trong một khoảng thời gian nhất định, mức thanh khoản tạo nền trong thời gian đủ lâu ở vùng 12 nghìn tỷ/phiên trên HoSE đó là tín hiệu tốt. Khi đó mới có thể khẳng định lực bán đã tạm dừng, nền tạo đáy đã được hình thành.
 
“Thay vì trông đợi với những phiên bùng nổ liên tục với giá trị giao dịch lên đến hàng tỷ USD như giai đoạn trước, nhà đầu tư có lẽ sẽ phải quen dần với mức thanh khoản thấp như hiện nay khi không còn môi trường tiền rẻ”, ông Điệp nói.