Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, Vinatex đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 18.067 tỷ đồng, bằng 106,4% so với 2021, lợi nhuận hợp nhất 951 tỷ đồng bằng 65,3% năm 2021.
Vinatex đặt mục tiêu sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận năm 2022 được tính toán kỹ trên cơ sở đánh giá nhu cầu thị trường, chi phí nguyên liệu và lạm phát tăng, do xung đột Nga-Ukraine, triển vọng kinh doanh ngành sợi không được như năm trước.
Vinatex đặt mục tiêu kinh doanh thận trọng năm 2022. Ảnh: Internet
Năm 2021 vừa , dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhiều đơn vị phải đóng cửa dừng sản xuất hoặc sản xuất “3 tại chỗ”, nhưng Vinatex đã cán đích thành công với nhiều kết quả ấn tượng.
Doanh thu hợp nhất năm qua đạt 16.985,35 tỷ đồng, tăng 14,4% so với cùng kỳ, đạt 97,8% kế hoạch năm. Lợi nhuận hợp nhất đạt 1.456 tỷ đồng, tăng 145,5% cùng kỳ, đạt 208,1% kế hoạch năm; Doanh thu công ty mẹ đạt 1.629 tỷ đồng, tăng 12,7 % so với cùng kỳ, đạt 107% kế hoạch năm; Lợi nhuận công ty mẹ đạt 310 tỷ đồng, tăng 112% so với cùng kỳ, đạt 154,9% kế hoạch.
Ông Cao Hữu Hiếu, Tổng giám đốc Vinatex cho hay, 2021 là năm có nhiều bước tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận, trong đó có đóng góp rất lớn từ ngành sợi, đồng thời cũng là năm đóng góp vào lợi nhuận của Công ty mẹ đến từ các đơn vị chi phối chiếm 60%, còn lại 40% là các công ty liên kết.
"Công tác dự báo, đánh giá thị trường đã sát hơn, đưa ra được các kịch bản ứng phó kịp thời, xoay chuyển các mặt hàng phù hợp với tình hình thực tế, cộng với sự phục hồi nhanh chóng của các đơn vị khu vực phía Nam sau thời gian tạm dừng sản xuất vì giãn cách đã giúp giữ vững được kết quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn", theo ông Hiếu.
Điểm nhấn của năm 2021 là mảng sợi đã đóng góp trên 50% vào tổng lợi nhuận của Tập đoàn. Ngoài ra, năm 2021 Vinatex cũng đã tăng quy mô của ngành sợi thêm 5,5 vạn cọc với việc đi vào vận hành Nhà máy Sợi số 2 Vinatex Phú Hưng và Nhà máy sợi số 3 của Sợi Phú Bài với chi phí đầu tư thấp, mang lại hiệu quả ngay sau khi vận hành.
Với những dự đoán về nền kinh tế năm 2022 nhiều bất ổn, chi phí nguyên phụ liệu đầu vào tăng cao, cùng với đó là xung đột Nga – Ucraina, lạm phát tăng cao trên toàn cầu, chi phí logistics tiếp tục tăng do gián đoạn cung ứng và vận chuyển, ngành sợi dự kiến kinh doanh không hiệu quả như năm trước,… Vinatex đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất ước đạt 18.067 tỷ đồng bằng 106,4% so với 2021; Lợi nhuận hợp nhất ước đạt 951 tỷ đồng bằng 65,3% so với 2021; Doanh thu Công ty mẹ ước đạt 1.750 tỷ đồng bằng 107,4% so với 2021. Lợi nhuận Công ty mẹ ước đạt 330,655 tỷ, bằng 106,3% so với cùng kỳ.
Chủ tịch HĐQT Vinatex, ông Lê Tiến Trường khẳng định: "Việc xây dựng kế hoạch kinh doanh dựa trên các yếu tố đầu vào của môi trường kinh doanh và ưu tiên đảm bảo giữ vững năng lực sản xuất của các đơn vị cũng như khả năng thanh toán khi có biến động do dịch bệnh và bất ổn chính trị, qua đó nâng cao năng lực vận hành và thị trường để có cơ sở tiếp tục đầu tư tăng năng lực sản xuất của toàn Tập đoàn trong những năm tiếp theo".
Giai đoạn 2022 - 2025, Vinatex đề ra mục tiêu chiến lược “Một điểm đến, cung ứng giải pháp xanh trọn gói cho ngành dệt may thời trang thế giới”, hướng đến phát triển ngành dệt kim phổ thông theo hướng sản xuất xanh. Trong đó, năng lực sản xuất đạt 50.000 tấn vải dệt kim/năm; Tối thiểu 50% sản phẩm sợi cung ứng nội bộ cho dệt kim; Tối thiểu 50% vải dệt kim sản xuất cung ứng cho ngành may trong nội bộ Tập đoàn.
Để đạt được mục tiêu nêu trên, kế hoạch trọng tâm của Tập đoàn là xây dựng chiến lược tài chính dài hạn cho chu kỳ mới của đầu tư chiều sâu, công nghệ để tạo ra một ngành dệt may tự động hóa theo 4.0 mới. Hình thành chuỗi liên kết Sợi - Dệt - May để tăng giá trị gia tăng, tiếp tục hình thành các năng lực cung ứng đủ lớn cho ngành hàng dệt kim, đáp ứng yêu cầu trọn gói của khách hàng trong các chuỗi quy mô lớn của thế giới; Nâng cao tỷ lệ các sản phẩm xanh, sản phẩm kinh tế tuần hoàn...
Lãi ròng gần 200 tỷ đồng quý 1, cổ phiếu đang có dấu hiệu phục hồi
Khép lại quý 1/2022,
VGT cho biết, nhờ tận dụng được các lợi thế của thị trường từ cuối năm 2021, hầu hết các đơn vị sợi của Tập đoàn đã có được các đơn hàng với giá bán tốt, cộng thêm việc dự báo được sự tăng cao của giá bông, các đơn vị đã đưa ra những quyết sách phù hợp, dự trữ được lượng bông lớn với giá thành rẻ, nhờ đó thu được kết quả rất tích cực.
Ngoài ra, đầu năm 2022, các đơn vị may trong Tập đoàn cũng mang lại những kết quả rất tích cực do dịch bệnh đã được kiểm soát, các đơn vị may đã ổn định lao động, ổn định sản xuất với đơn hàng gia tăng.
Kết thúc quý đầu năm, doanh thu thuần tăng 45% so với cùng kỳ, đạt gần 4.900 tỷ đồng. Đáng chú chú, doanh thu hoạt động tài chính tăng vọt từ 37 tỷ đồng cùng kỳ lên hơn 83 tỷ đồng, chủ yếu nhờ lãi tiền gửi, tiền cho vay, cổ tức được chia và lãi chênh lệch tỷ giá.
Khấu trừ đi các khoản chi phí và thuế, Tập đoàn thu về gần 200 tỷ đồng lãi ròng, gấp đôi cùng kỳ.
Tính đến 31/03/2022, giá trị hàng tồn kho ghi nhận gần 2.981 tỷ đồng, giảm 11% so với hồi đầu năm. Trong đó, giá gốc nguyên liệu, vật liệu chiếm 42% tổng giá trị hàng tồn kho, gần 1.240 tỷ đồng (giảm 17%). Ngược lại, hàng mua đang đi trên đường giảm 67% và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm 11%.
Quy mô tổng tài sản tại thời điểm này ghi nhận gần 20.144 tỷ đồng, giảm hơn 200 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nợ phải trả cũng giảm hơn 186 tỷ đồng, xuống còn 10.927 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch chiều ngày 27/5, cổ phiếu
VGT tại mức 19.400đ/cp. Khối lượng giao dịch trung bình phiên đạt hơn 1,2 triệu đơn vị.