• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 11:55:34 CH - Mở cửa
PMI tăng lên 54,7 điểm, ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục được cải thiện
Nguồn tin: Vneconomy | 01/06/2022 12:39:12 CH
Chỉ số Nhà Quản trị mua hàng ngành sản xuất (PMI) của Việt Nam tăng lên 54,7 điểm trong tháng 5 so với mức 51,7 điểm của tháng 4, từ đó cho thấy mức cải thiện theo tháng đáng kể của sức khỏe lĩnh vực tư nhân vào thời điểm giữa quý 2...

 
Ngành sản xuất Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn trong tháng 5.
 
IHS Markit vừa công bố báo cáo chỉ số Nhà Quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 5/2022. Trong đó có ba điểm nhấn nổi bật là sản lượng tăng mạnh hơn trong bối cảnh phục hồi sản xuất từ đại dịch; Tốc độ tạo việc làm nhanh hơn; Mức độ chậm trễ giao hàng tăng lên.
 
Theo báo cáo, ngành sản xuất Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn trong tháng 5 khi tiếp tục phục hồi từ làn sóng mới nhất của đại dịch Covid-19 trong thời gian đầu năm.
 
Cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều được ghi nhận tăng mạnh, trong khi các công ty đã tăng hoạt động mua hàng và việc làm. Có một số khó khăn liên quan đến các biện pháp phong tỏa do đại dịch ở Trung Quốc Đại lục đã kìm hãm xuất khẩu và tiếp tục gây ra chậm trễ trong khâu chuyển hàng. Trong khi đó, áp lực lạm phát vẫn tăng nhưng đã giảm bớt so với tháng 4.
 
Chỉ số PMI của Việt Nam tăng lên 54,7 điểm trong tháng 5 so với mức 51,7 điểm của tháng 4, từ đó cho thấy mức cải thiện theo tháng đáng kể của sức khỏe lĩnh vực tư nhân vào thời điểm giữa quý 2. Trên thực tế, các điều kiện kinh doanh đã cải thiện thành mức tốt nhất trong hơn một năm.

 
Sản lượng ngành sản xuất tiếp tục phục hồi từ tình trạng suy giảm do đại dịch được ghi nhận hồi tháng 3, khi tăng tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 5. Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng là mạnh và nhanh nhất kể từ tháng 4/2021.
 
Các công ty thường cho rằng nguyên nhân tăng sản lượng là do tăng số lượng đơn đặt hàng mới, mà đây là chỉ số đã tăng với tốc độ đáng kể và nhanh ở mức tương tự trong tháng 5 khi nhu cầu khách hàng cải thiện. Tăng trưởng của số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng nhanh hơn, nhưng đã yếu hơn so với mức tăng của tổng số lượng đơn đặt hàng mới khi có một số báo cáo của thành viên nhóm khảo sát cho thấy biện pháp phong tỏa ở Trung Quốc Đại lục đã làm hạn chế nhu cầu quốc tế.

 
Số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng đồng nghĩa với việc các công ty tiếp tục phải xây dựng lại đội ngũ nhân viên vào thời điểm giữa quý 2. Việc làm đã tăng tháng thứ hai liên tiếp, và tốc độ tăng là mạnh và nhanh nhất kể từ tháng 4/2021.
 
Hoạt động mua hàng cũng tăng để đáp ứng số lượng đơn đặt hàng mới tăng, và tốc độ tăng đã nhanh hơn thành mức cao của ba tháng. Mặc dù mua hàng hóa đầu vào tăng mạnh, tồn kho hàng mua tiếp tục giảm khi hàng hóa đầu vào đã được dùng trong quá trình sản xuất. Tồn kho hàng hóa trước sản xuất đã giảm tháng thứ hai liên tiếp, mặc dù mức giảm là nhẹ.
 
Tồn kho thành phẩm cũng giảm, và đây là lần giảm thứ ba liên tiếp khi hàng tồn kho được sử dụng để đáp ứng các đơn hàng. Mức giảm là nằm trong hai mức giảm mạnh nhất trong mười tháng. Tốc độ lạm phát vẫn tăng mặc dù có một số dấu hiệu chậm lại trong tháng 5.
 
Cả chi phí đầu vào và giá cả đầu ra đều tăng với tốc độ chậm nhất trong ba tháng, nhưng trong cả hai trường hợp lạm phát vẫn nằm trên xu hướng chung của lịch sử chỉ số. Người trả lời khảo sát cũng cho biết chi phí dầu và khí đốt tăng, cùng với mức tăng của phí vận chuyển cũng tạo thêm áp lực cho lạm phát. Để bù đắp, các công ty đã chuyển gánh nặng giá cả sang cho khách hàng.
 
Ngoài việc kìm hãm tăng trưởng xuất khẩu, một ảnh hưởng khác mà các biện pháp phong tỏa ở Trung Quốc Đại lục gây ra cho ngành sản xuất Việt Nam là tình trạng chậm chễ trong khâu nhận hàng hóa đầu vào. Thời gian giao hàng của nhà cung cấp đã kéo dài với mức độ trầm trọng hơn so với tháng 4. Các thành viên nhóm khảo sát cho biết những khó khăn trong chuỗi cung ứng cũng là do những vấn đề trong khâu chuyển hàng quốc tế gây ra.
 
Niềm tin không còn gián đoạn sản xuất do đại dịch trong năm tới đã hỗ trợ cho mức độ lạc quan về sản lượng, và tâm lý kinh doanh đã tăng tháng thứ hai liên tiếp thành mức cao nhất kể từ tháng 1.
 
Bình luận về kết quả khảo sát mới nhất, ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, cho biết các nhà sản xuất Việt Nam đang ngày càng có thể hoạt động bình thường hơn khi tình trạng gián đoạn do đại dịch dần mất đi, và tháng 5 đã chứng kiến mức tăng mạnh của sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới, từ đó làm tăng việc làm và hoạt động mua hàng. Cũng có niềm tin ngày càng tăng rằng các công ty sẽ không tiếp tục phải đương đầu với những khó khăn do Covid-19.
 
Tuy nhiên, các biện pháp phong tỏa ở Trung Quốc Đại lục đã ảnh hưởng lên ngành sản xuất theo hai cách chính - hạn chế nhu cầu hàng xuất khẩu và tiếp tục làm thời gian giao hàng bị kéo dài. Do đó, các công ty hy vọng rằng hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc Đại lục cũng có thể bình thường trở lại sớm, từ đó tiếp tục thúc đẩy phục hồi sản xuất ở Việt Nam.