• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.252,56 -7,19/-0,57%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.252,56   -7,19/-0,57%  |   HNX-INDEX   226,88   -0,61/-0,27%  |   UPCOM-INDEX   92,15   -0,17/-0,18%  |   VN30   1.317,34   -9,31/-0,70%  |   HNX30   488,57   -1,41/-0,29%
10 Tháng Mười Một 2024 6:09:40 SA - Mở cửa
Giá bán xi măng tăng, DN có tăng lợi nhuận?
Nguồn tin: Báo Xây dựng | 02/06/2022 9:20:00 CH
Tiêu thụ xi măng tương đương cùng kỳ năm 2021, giá bán xi măng tăng; giá nguyên nhiên liệu đầu vào tăng, thiếu than cho sản xuất là điểm nhấn trong bức tranh chung của thị trường xi măng 5 tháng đầu năm 2022.
 
 
Nhiều DN tăng giá bán xi măng
 
Theo Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), 5 tháng đầu năm 2022, tiêu thụ xi măng đạt 44,12 triệu tấn, tương đương cùng kỳ năm 2021; trong đó, tiêu thụ nội địa 26,73 triệu tấn, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2021; xuất khẩu tăng 5% so với cùng kỳ; ước đạt 17,39 triệu tấn. Riêng tháng 5/2022, sản lượng tiêu thụ xi măng cả nước ước đạt 9,27 triệu tấn (cả tiêu thụ nội địa và xuất khẩu), tăng khoảng 3% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, tiêu thụ trong nước khoảng 5,97 triệu tấn; xuất khẩu ước đạt 3,3 triệu tấn.
 
Ngành Xi măng nước ta đang có công suất khá lớn 107 triệu tấn/năm, do cải tiến kỹ thuật và xử lý các nút thắt trong dây chuyền công nghệ nên nhiều dây chuyền chạy vượt công suất thiết kế, năng lực sản xuất tăng, thực tế có thể sản xuất 122 triệu tấn/năm. Mặc dù, nguồn cung dư cao so với cầu, thị trường cạnh tranh khốc liệt nhưng do giá nguyên nhiên liệu đầu vào tăng cao, đặc biệt là than, buộc các DN sản xuất xi măng phải tăng giá bán.
 
Ghi nhận thực tế, từ đầu tháng 5 đến nay, nhiều thương hiệu xi măng tăng giá khoảng 40 - 80 nghìn đồng/tấn, tùy từng loại và thương hiệu. Tập đoàn Xi măng The Vissai tăng 80 nghìn đồng/tấn xi măng rời; VICEM Bỉm Sơn, VICEM Hoàng Mai đều tăng thêm 70 nghìn đồng/tấn, tuỳ chủng loại. Giá bán xi măng mang thương hiệu VICEM Bút Sơn tăng 50 nghìn đồng/tấn… Đây là lần tăng giá thứ hai của các DN xi măng và mức tăng khá nhẹ. Đợt tăng giá đầu tiên là cuối tháng 3 đầu tháng 4, với mức tăng lên đến 50 -150 nghìn đồng/tấn. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, giá xi măng tăng 13,7% so với 5 tháng cùng kỳ năm 2021.
 
Giá than tăng cao, thiếu than cho sản xuất
 
Than, điện là nhiên liệu quan trọng cho sản xuất xi măng, trong đó giá than chiếm 30% trong cơ cấu giá thành sản xuất xi măng. Than tăng giá và thiếu than cho sản xuất đang khiến nhiều DN sản xuất xi măng lo lắng, đứng ngồi không yên. Nếu phải dừng lò do thiếu than thì thiệt hại vô cùng lớn. Hiện nhiều DN xi măng đang sử dụng than cám 3C nhưng hiện nguồn cung than này vô cùng khan hiếm. “Cái khó ló cái khôn”, thực tế khó khăn ấy cộng với những áp lực cạnh tranh trong ngành đã buộc các DN phải đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, xử lý các nút thắt. VICEM - DN xi măng lớn nhất Việt Nam đang chứng minh hướng đi đúng khi đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, đột phá về công nghệ; giúp tăng năng suất lò; giảm tiêu hao than, điện; tận dụng nhiệt khí thải; tận dụng các nguyên nhiên liệu như rác thải thay thế than. Đặc biệt, các nhà máy sau cải tạo đều sử dụng được than cám 4; thậm chí có DN hướng tới sử dụng than cám 5, giúp tiết giảm chi phí trong bối cảnh giá than tăng cao và nguồn than khan hiếm như hiện nay.
 
Lãnh đạo một DN xi măng cho biết: Đến nay, nguồn than trong nước do TKV cung ứng tăng khoảng 40% so với đầu năm; riêng nguồn than nhập khẩu từ nước ngoài tăng 200 - 300%. Như vậy, so với mức tăng của giá than thì mức tăng bán xi măng (13,5%) là mức tăng nhẹ.
 
Bình ổn giá vật liệu cho công trình giao thông
 
Nhằm hạn chế ảnh hưởng của biến động giá nhiên, VLXD đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông, ngày 15/4/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành có Công văn số 2360/VPCP-CN yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để quản lý, bình ổn giá VLXD công trình giao thông. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương xây dựng, công bố giá và chỉ số giá các loại VLXD theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời hướng dẫn thực hiện điều chỉnh hợp đồng, điều chỉnh giá hợp đồng do ảnh hưởng biến động giá vật liệu đối với các dự án đang triển khai…
 
Phó Thủ tướng giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan xây dựng, công bố giá và chỉ số giá các loại vật liệu theo quy định và khẩn trương thực hiện các giải pháp để quản lý giá, bình ổn giá các VLXD công trình giao thông nói chung và các dự án giao thông trọng điểm quốc gia theo đúng quy định của pháp luật.