Cổ phiếu KPF đang trên đà đi xuống nhưng Đầu tư Tài chính Hoàng Minh lại chuẩn bị phát hành hơn 47 triệu cổ phiếu giá cao hơn gần 20% thị giá.
HĐQT CTCP Đầu tư Tài chính Hoàng Minh (HoSE:
KPF) vừa quyết định triển khai phương án phát hành riêng lẻ hơn 47,26 triệu cổ phiếu với mức giá 13.000 đồng/cp.
Theo danh sách
KPF cung cấp, có 3 nhà đầu tư đáp ứng đủ điều kiện trong đợt mua cổ phiếu này gồm hai nhà đầu tư tổ chức là CTCP VN Stock đăng ký mua 22,5 triệu cổ phiếu
KPF (20,81%) và CTCP VN Value muốn mua 23,63 triệu cổ phiếu (21,86%). Ngoài ra còn có một nhà đầu tư cá nhân nước ngoài là Lin Yi Hoang đăng ký mua 1,13 triệu cổ phiếu (1,05%).
Trong khi đó trên thị trường, cổ phiếu
KPF đóng cửa phiên ngày 21/6 chỉ ở mức 11.000 đồng/cp, ghi nhận giảm gần 37% trong vòng 3 tháng qua. Như vậy,
KPF phát hành số cổ phiếu trên với giá cao hơn gần 20% so thị giá.
Dự án Silk Tower
Dự kiến sau đợt phát hành,
KPF sẽ thu về 614,5 tỷ đồng.
KPF sẽ chi 245 tỷ đồng mua cổ phần CTCP Tri Việt Hội An từ các cổ đông hiện hữu. Đặc biệt,
KPF sẽ dành 369,5 tỷ đồng để đầu tư mua 199 căn hộ du lịch thuộc dự án Silk Tower của Công ty TNHH Đầu tư Tháp lụa Đà Nẵng.
Ngoài đợt phát hành này,
KPF còn lên kế hoạch phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu và chào bán hơn 127 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cp cho năm 2022.
Tổng số tiền thu được từ đợt chào bán gần 1,274 tỷ đồng sẽ được
KPF sử dụng đầu tư kinh doanh bất động sản (gần 274 tỷ đồng) và đầu tư góp vốn điều lệ Công ty (1,000 tỷ đồng).
Kế hoạch tăng vốn khủng năm 2022 của
KPF đi kèm với mục tiêu doanh thu 450 tỷ đồng và lợi nhuận 205 tỷ đồng, đều tăng vọt so mức lẹt đẹt vài chục tỷ của các năm trước. Trong đó khoảng 80% doanh thu đến từ hoạt động đầu tư và kinh doanh bất động sản và 20% còn lại đến từ việc đầu tư tài chính và cơ cấu tài sản.
KPF cho biết sẽ đạt được doanh thu bán hàng ngay trong quý 3, nhờ dự án đầu tư vào căn hộ du lịch biển tại Đà Nẵng. Ngoài ra, để tăng cường nguồn lực đầu tư, Công ty sẽ tiến hành triển khai ngay việc phát hành tăng vốn cho cổ đông hiện hữu để tiếp tục triển khai đầu tư vào các dự án tiềm năng như Khu đô thị Takara (19.7 ha tại Bình Dương) và Khu du lịch sinh thái Mekong Golf &Vllas (20 ha).
Bên cạnh đó, để tập trung được nguồn vốn sử dụng đầu tư vào những dự án nhà ở sinh lợi cao,
KPF cho biết tiếp tục thoái một phần vốn tại Công ty TNHH Đầu tư Cam Lâm trong năm 2022 và thực hiện IPO CTCP TTC Deluxe Sài Gòn. Theo đó,
KPF dự kiến chuyển nhượng 34.4 triệu cp để giảm sở hữu xuống còn 36.36% (20 triệu cp). Giá chào bán được xác định tại thời điểm thực hiện nhưng không thấp hơn 10,500 đồng/cp.
Ngoài ra,
KPF cũng sẽ đổi sang tên mới thành CTCP Đầu tư tài sản Koji (Koji Asset Invest.,JSC).
KPF có nhiều động thái mạnh bạo trong bối cảnh vừa thay đổi Chủ tịch HĐQT. Theo đó, tân Chủ tịch của
KPF là ông Vũ Ngọc Hoàng, vị này cũng vừa mua vào 3,8 triệu cổ phiếu
KPF theo phương thức thoả thuận vào cuối tháng 5 vừa qua và chính thức trở thành cổ đông lớn với tỷ lệ nắm giữ 6,28%.