• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
21 Tháng Giêng 2025 7:57:08 SA - Mở cửa
Dự báo giá quặng sắt có thể giảm xuống dưới ngưỡng 100 USD/tấn
Nguồn tin: Tạp chí Công Thương | 23/06/2022 8:55:57 CH
Một số chuyên gia dự báo giá quặng sắt thế giới có thể sẽ giảm xuống dưới ngưỡng 100 USD/tấn nếu như thị trường bất động sản tại Trung Quốc tiếp tục ảm đạm.
 
Giá quặng sắt trên thị trường quốc tế đang trên đà giảm mạnh trong năm nay khi thị trường lo ngại nhu cầu sử dụng quặng sắt của Trung Quốc sẽ suy yếu dưới tác động của các đợt phong toả kiểm soát dịch Covid-19 kéo dài và tình trạng ảm đảm của thị trường bất động sản tại đây.
 
Trong phiên giao dịch đầu tuần này, giá quặng sắt đã lao dốc, mất tới 8% xuống chỉ còn 111,35 USD/tấn và xác lập phiên giảm giá thứ 9 liên tiếp. Giới quan sát nhận định giá quặng sắt lao dốc khi thị trường lo ngại nhu cầu sử dụng thép tại Trung Quốc ở mức yếu trong bối cảnh nước này tiếp tục đối mặt với nguy cơ tái bùng phát dịch Covid-19 khiến các hoạt động sản xuất công nghiệp có thể gặp nhiều khó khăn.  
 
Hoạt động xây dựng tại Trung Quốc cũng đang dần chậm lại khi nước này sắp bước vào mùa mưa. Điều này khiến lượng tồn kho thép tăng lên và lợi nhuận của các nhà máy thép tại nước này giảm xuống, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng quặng sắt suy yếu. Trung Quốc hiện là quốc gia có sản lượng thép thô và nhập khẩu quặng sắt lớn nhất thế giới.
 
 
 Lượng tồn kho sắt thép tăng trong khi nhu cầu sử dụng giảm và thị trường bất động sản tại Trung Quốc chưa có triển vọng tích cực đã khiến giá quặng sắt quốc tế suy giảm mạnh trong những phiên giao dịch gần đây (Ảnh: Bloomberg)
 
Một số nhà phân tích cảnh báo giá quặng sắt có thể giảm xuống dưới ngưỡng 100 USD/tấn nếu như thị trường bất động sản của Trung Quốc tiếp tục ảm đạm trong thời gian tới. Lĩnh vực bất động sản chiếm tới 40% nhu cầu sử dụng thép tại Trung Quốc. Tính từ đầu năm đến nay, số lượng công trình xây mới tại nước này đã giảm từ 30% - 40% so với cùng kỳ năm ngoái do Chính phủ Trung Quốc siết chặt kiểm soát giá bất động sản và tình trạng nợ của các doanh nghiệp phát triển bất động sản lớn.
 
Ông Colin Hamilton, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường hàng hoá tại tập đoàn tài chính BMO Capital Markets (Canada), cho biết “Các hoạt động xây dựng (tại Trung Quốc) đang bị đình trệ và các đơn đặt hàng thép đã bị dừng lại. Điều này buộc các nhà máy thép ở đây phải giảm sản lượng”.  
 
Nhu cầu sử dụng suy yếu khiến lượng hàng tồn kho trên thị trường sắt thép Trung Quốc tăng mạnh, ảnh hưởng tiêu cực đến giá nhiều loại thép. Trong đó, giá thép xây dựng tại nước này đã giảm 20% kể từ đầu tháng 5 đến nay.
 
Tuy nhiên, vẫn có những nhà phân tích tỏ ra lạc quan về triển vọng thị trường. Tập đoàn tài chính JPMorgan (Hoa Kỳ) cho rằng lĩnh vực bất động sản tại Trung Quốc vẫn có cơ hội phát triển mạnh bởi nhu cầu dồn nén ở các thành phố mới nổi sau giai đoạn giãn cách.
 
JPMorgan dự báo giá quặng sắt thế giới sẽ sẽ đạt mức trung bình 140 USD/tấn trong quý 3/2022 và 125 USD/tấn trong quý 4/2022. Giá quặng sắt đã từng chạm ngưỡng cao nhất mọi thời đại, gần 230 USD/tấn vào tháng 5/2021 do nhu cầu sử dụng phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19.