• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,17 +1,06/+0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 12:25:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,17   +1,06/+0,08%  |   HNX-INDEX   222,60   +0,12/+0,06%  |   UPCOM-INDEX   92,99   -0,12/-0,13%  |   VN30   1.315,94   +2,46/+0,19%  |   HNX30   462,84   +0,65/+0,14%
20 Tháng Giêng 2025 12:27:41 CH - Mở cửa
Loại bỏ lãng phí, tăng năng suất chất lượng trong ngành dệt may
Nguồn tin: Tạp chí Công Thương | 24/06/2022 6:00:00 SA
Nhờ loại bỏ lãng phí, giảm chi phí, phương pháp Lean (sản xuất tinh gọn) đã giúp doanh nghiệp tăng năng suất chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, đặc biệt là ngành dệt may.
 
 
Nhiều doanh nghiệp dệt may đã áp dụng phương pháp LEAN để nâng cao năng suất 
 
Hiện nay nhiều ngành công nghiệp sản xuất tại Việt Nam đã có nhiều công ty ứng dụng Lean và đạt được những thành công vượt trội. Nổi trội trong số các doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả có thể kể tới các doanh nghiệp trong ngành Dệt may.
 
Phương pháp sản xuất tinh gọn – Lean được giới thiệu đến các công ty dệt may Việt Nam bắt đầu từ những năm 2006. Năng suất tăng, tỷ lệ hàng lỗi giảm, thời gian làm việc rút ngắn lại, chi phí sản xuất giảm, thu nhập người lao động tăng… là những gì mà các doanh nghiệp dệt may tổng kết được sau khi triển khai thành công phương pháp sản xuất tinh gọn.
 
Một số các doanh nghiệp áp dụng phương pháp thành công, phải kể đến là Tổng Công ty May 10 đã triển khai áp dụng Lean từ nhiều năm trước. Kết quả thể hiện rõ ở năng suất lao động của Tổng Công ty đã tăng tới 52%, tỷ lệ hàng lỗi giảm tới giảm chi phí sản xuất từ 5-10%/năm. Thêm vào đó giờ làm được giảm bớt 1 giờ/ngày, không cần tăng ca kíp mà thu nhập lao động cũng tăng trung bình 10%. 
 
Tương tự, năm 2013, Tổng Công ty May Nhà Bè (NBC) đã đưa Lean vào áp dụng trong toàn đơn vị. Từ đó đến nay, Tổng Công ty liên tục thực hiện các cải tiến sản xuất. Trước hết là triển khai đồng loạt Lean cho một loại sản phẩm, sau đó triển khai cho cả tổ sản xuất. Kết quả áp dụng Lean đã giúp NBC tăng năng suất toàn hệ thống hơn 20%. Các dây chuyền sản xuất ổn định, kiểm soát theo từng giờ sản xuất. Giờ làm việc của người lao động cũng giảm 1h/ngày, thêm 1 ngày nghỉ cho nhân viên. Thậm chí các ca kíp làm việc cũng bỏ hoàn toàn. Hàng lỗi giảm từ 20% còn 3%.
 
Có thể khẳng định, năng suất chất lượng là yếu tố quan trọng cốt lỗi quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mỗi doanh nghiệp sử dụng các phương pháp, công cụ khác nhau phù hợp với nguồn lực và hiện trạng của mình.
 
Theo các nhà nghiên cứu, Lean là phương pháp cải tiến có hệ thống, liên tục và tập trung vào việc tạo thêm giá trị cho khách hàng cùng lúc với việc loại bỏ các lãng phí trong quá trình sản xất, cung cấp dịch vụ, từ đó giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí, tối ưu hóa các nguồn lực, rút ngắn quy trình sản xuất, tăng khả năng đáp ứng linh hoạt, qua đó tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
 
Phương pháp này tập trung vào việc nhận diện và loại bỏ các hoạt động không tạo thêm giá trị nhưng lại làm tăng chi phí trong chuỗi các hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ. Đây cũng là phương pháp sản xuất tinh gọn được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Chính bởi những ưu điểm này mà Lean là một phương pháp được các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp đặc biệt ưa thích và áp dụng.
 
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhiều doanh nghiệp phải vực dậy khó khăn sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, để có thể tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải liên tục cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp. Với việc loại bỏ sự lãng phí trong sản xuất đã góp phần quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.