Đối với Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), phong trào lao động sáng tạo, nghiên cứu khoa học, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được hình thành và liên tục triển khai ngay từ những ngày đầu tiên tiếp nhận bàn giao Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Kỹ sư BSR hăng say trong lao động, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, làm chủ công nghệ lọc dầu
Với mục đích nhanh chóng nắm bắt toàn bộ công nghệ nhà máy lọc dầu đầu tiên ở Việt Nam, hoàn chỉnh thiết kế tổng thể, tối ưu hoá một cách linh hoạt điều kiện vận hành của Nhà máy phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh thực tế và nhu cầu thị trường nhằm đảm bảo
BSR luôn giữ vững sứ mệnh quan trọng "Cung cấp những sản phẩm lọc hóa dầu với tiêu chuẩn chất lượng cao, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và là động lực cho sự phát triển kinh tế của khu vực miền Trung - Tây Nguyên".
Giai đoạn 2017 - 2022 là khoảng thời gian
BSR thực hiện nhiệm vụ tối ưu hoá hoạt động sản xuất của Nhà máy lọc dầu Dung Quất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty sau khi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ làm chủ hoàn toàn công nghệ, dây chuyền sản xuất của nhà máy lọc dầu đầu tiên ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, Công ty
BSR nói riêng và ngành lọc dầu nói chung đã phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức như thị trường lọc hoá dầu đã có những biến động bất thường về giá, tác động lớn đến hiệu quả sản xuất của ngành lọc dầu; các Hiệp định Thương mại tự do đã tác động rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung và của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam nói riêng; dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên diện rộng ở Việt Nam và trên toàn cầu với nhiều biến chủng phức tạp.
Để ứng phó kịp thời với những khó khăn thách thức nói trên, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời của Tập đoàn, Công đoàn Dầu khí Việt Nam; công tác quản trị, điều hành nhạy bén của Ban Lãnh đạo Công ty, sự đồng hành tích cực của Công đoàn cơ sở, tập thể cán bộ công nhân viên của
BSR đã đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm, chủ động triển khai thực hiện nhiều giải pháp đột phá, sáng tạo, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng các mục tiêu trọng tâm.
Với sự chủ động, sáng tạo, không ngừng đào sâu tìm tòi, suy nghĩ và đổi mới mạnh mẽ trong cách nghĩ, cách làm, có thể nói rằng, giai đoạn 2017-2022 là giai đoạn
BSR đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức to lớn và cũng chính như vậy, càng chứng tỏ tinh thần vượt khó, nỗ lực vươn lên bằng chính sức mạnh nội sinh của tầm cao trí tuệ, của bản lĩnh người lao động Dầu khí mang tên
BSR để cùng nhau chung tay, góp sức, khai thác tối đa niềm đam mê với tối ưu hóa, với cải hoán, với sáng kiến, với kaizen, tạo nên những thành tựu nổi bật trong phong trào lao động sáng tạo, khoa học công nghệ, sáng kiến cải tiến của
BSR giai đoạn 2017-2022.
Tổng Giám đốc BSR Bùi Ngọc Dương tặng hoa chúc mừng đội ngũ nghiên cứu khoa học BSR nhân ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam 18/05/2022
Giai đoạn này,
BSR đã ghi dấu ấn đặc biệt trong công tác tối ưu hóa công nghệ, tiết kiệm năng lượng, đa dạng hóa nguồn dầu thô, phát triển sản phẩm mới.
Về nguyên liệu: Đã đánh giá và bổ sung trên 80 loại dầu thô mới vào rổ dầu của Nhà máy, chế biến thử nghiệm thành công 28 loại dầu thô mới (trong đó có 21 loại dầu thô nước ngoài và 7 loại dầu thô trong nước).
Về sản phẩm: Đã phát triển thêm 05 loại sản phẩm nhiên liệu và 04 loại sản phẩm hoá dầu, cụ thể: 03 loại nhiên liệu danh cho trang thiết bị quân sự (Jet A-1K, dầu DO L-62, xăng RON 83); 01 nhiên liệu hàng hải (MFO - 0,5% S) theo tiêu chuẩn quốc tế IMO - 2020; 01 loại dầu T-LCO dùng làm cấu tử pha trộn sản xuất nhiên liệu diesel; 04 chủng loại hạt nhựa PP bao gồm: T3045, T3050, I3085, I3150;
Về công nghệ, điều kiện sản xuất:
Nâng công suất phân xưởng KTU lên đến 130% so với thiết kế, sản xuất thêm khoảng trên 1 triệu thùng nhiên liệu Jet A-1/năm, đem lại lợi ích khoảng 70 tỷ đồng/năm;
Nâng công suất cụm phân xưởng nâng cấp chất lượng xăng bao gồm NHT lên đến 135%, CCR lên đến 110%, ISOM lên đến 150% so với thiết kế, giúp tăng sản lượng xăng Mogas 92/95 của Nhà máy, đem lại lợi ích khoảng 350 tỷ đồng/năm;
Nâng công suất phân xưởng sản xuất hạt nhựa PP Plant từ 110% lên 115% so với thiết kế, sản xuất thêm trên 5 nghìn tấn Polypropylene/năm, đem lại lợi ích khoảng trên 71 tỷ đồng/năm;
Thử nghiệm vận hành phân xưởng RFCC tại các mức công suất cao (105%) và thấp (70%) giúp Nhà máy duy trì hoạt động liên tục, linh hoạt trong thời gian dài khi thị trường chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch covid-19;
Áp dụng thành công giải pháp kỹ thuật tách loại cặn rắn trong dầu thô bằng hoá chất giúp loại bỏ trên 70% các tạp chất kim loại Fe/Ca trong nguyên liệu dầu thô tại phân xưởng CDU, góp phần đảm bảo vận hành an toàn và giảm tiêu thụ xúc tác cho phân xưởng RFCC khoảng 5 tấn/ngày (tiết kiệm khoảng 130 tỷ đồng/năm);
Tối ưu hoá điều kiện vận hành của phân xưởng RFCC, giảm xúc tác tiêu thụ tại phân xưởng này xuống dưới 9 tấn/ngày, tiết giảm chi phí trên 100 tỉ đồng/năm.
Về năng lượng: Đã nghiên cứu và áp dụng thành công nhiều giải pháp kỹ thuật giúp cải thiện rõ rệt hiệu quả sử dụng năng lượng trong toàn Nhà máy. Cụ thể, chỉ số năng lượng EII, đặc trưng cho hiệu quả sử dụng năng lượng của Nhà máy, giảm đáng kể từ mức ~ 111% trong năm 2016 xuống mức 104%-106% trong các năm 2017-2021. Theo báo cáo đánh giá của Tổ chức Solomon năm 2018, giảm được 1% chỉ số EII tương đương tiết kiệm được khoảng 2,6 triệu USD/năm.
BSR đã đạt được các thành tích, giải thưởng trong phong trào lao động sáng tạo, khoa học công nghệ, sáng kiến cải tiến
BSR đạt được trong giai đoạn 2017-2022: 137 giải pháp kỹ thuật được công nhận là sáng kiến cấp cơ sở; 27 sáng kiến cấp Tập đoàn; 19 sáng kiến đạt Giải thưởng tại hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi; 06 sáng kiến được công bố trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam; 03 sáng kiến đạt Giải thưởng tại Triển lãm quốc tế về KHCN (SIIF) tại Hàn Quốc; 01 Cụm công trình khoa học công nghệ đạt Giải thưởng Nhà nước về KH&CN theo Quyết định 2473/QĐ-CTN ngày 31/12/2021 của Chủ tịch Nước….
Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Quảng Ngãi Lê Quang Thích và Giám đốc Nhà máy Mai Tuấn Đạt trao giải Nhất cho đại diện nhóm tác giả đạt giải
BSR luôn xác định rằng, chỉ có con đường không ngừng đổi mới, không ngừng sáng tạo bằng tình yêu nghề, yêu công việc mới tạo nên những giá trị lao động có giá trị để xây dựng và phát triển bền vững
BSR, tạo thêm nhiều sản phẩm sau lọc dầu để đảm bảo nguồn năng lượng cho đất nước, tự tin cạnh tranh, hạ giá thành các sản phẩm trên thị trường tiêu thụ vốn nhiều biến động và khó lường hiện nay. Trong đó,
BSR tăng cường công tác đào tạo đội ngũ kỹ sư, chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu, triển khai xây dựng tổ chức học tập và chia sẻ trong Công ty; cải tiến, hoàn thiện hệ thống Quy chế, Quy trình liên quan đến lĩnh vực khoa học công nghệ, sáng chế kỹ thuật, đổi mới sáng tạo của Công ty; tập trung đẩy mạnh công tác R&D, tăng cường mở rộng hợp tác với các đối tác khoa học công nghệ bên ngoài (JCCP, IOC, Viện nghiên cứu, Đại học), thường xuyên tổ chức các hội thảo chuyên đề và chương trình tham quan học hỏi kinh nghiệm với đơn vị, đối tác bên ngoài; hoàn thiện đề án thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của
BSR…
Có thể kết luận rằng, phong trào lao động sáng tạo, khoa học công nghệ, sáng kiến cải tiến tại
BSR đã, đang và sẽ luôn thật sự là đòn bẩy mà qua đó Người lao động có thể phát huy, khai phá mọi tiềm năng, trí tuệ nhằm thúc đẩy sự phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, góp phần tạo nên vườn hoa thi đua lao động sáng tạo, sáng kiến, cải tiến rộng khắp toàn Công ty, tạo nên sự bứt phá bằng trí tuệ, bản lĩnh của người thợ Lọc dầu
BSR, là động lực phát triển doanh nghiệp trên chặng đường phát triển mới với “Khát vọng tiên phong”; là niềm tin mãnh liệt tiếp tục thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giao với tinh thần của đội ngũ Người lao động luôn đổi mới, luôn sáng tạo, luôn quyết tâm vươn tới đỉnh cao trí tuệ trong dòng chảy hơn 60 năm hành trình những người đi tìm lửa để mạnh mẽ vươn ra biển lớn.