• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 3:24:10 CH - Mở cửa
Cơ hội nào cho cổ phiếu ngành xây dựng bứt tốc trở lại?
Nguồn tin: Tạp chí kinh tế chứng khoán VN | 29/06/2022 3:50:52 CH
Sau giai đoạn tăng nóng, giá thép bắt đầu có xu hướng hạ nhiệt được kỳ vọng sẽ là yếu tố chính ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu ngành xây dựng...

Chốt phiên ngày hôm qua 28/6, VN-Index tăng 15,28 điểm lên 1.218 điểm. Độ rộng thị trường nhìn chung nghiêng về bên mua với sắc xanh áp đảo. Trong đó, cổ phiếu xây dựng ghi nhận tiếp nối đà phục hồi.
 
Cụ thể, hàng loạt cổ phiếu xây dựng lấy lại được sắc xanh, như: TCD của CTCP Đầu tư phát triển công nghiệp và vận tải (+4,3%), HHV của CTCP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (+2,5%), VCG của Vinaconex (+2,3%), CTD của CTCP Xây dựng Coteccons (+2,0%), HBC của Xây dựng Hòa Bình (+1,1%). Đặc biệt, C47 của Xây dựng 47 tăng kịch trần.
 
 
Cơ hội nào cho cổ phiếu ngành xây dựng bứt tốc trở lại?
 
Đà tăng của cổ phiếu xây dựng được cho là hưởng lợi từ thông tin giá thép trong nước tiếp tục giảm thêm 300.000 đồng/tấn, đánh dấu lần giảm thứ 7 kể từ ngày 11/5. Như vậy, trong vòng hơn 6 tuần, giá thép trong nước giảm tới hơn 2,8 triệu đồng/tấn, tùy từng thương hiệu và loại thép.
 
Nguyên nhân giá thép trong nước quay đầu giảm mạnh sau thời gian tăng nóng được cho là giá phôi thép và nguyên vật liệu đầu vào có xu hướng đi xuống. Giá nguyên vật liệu trong sản xuất thép liên tục giảm từ cuối tháng 3 đến nay.
 
Trước đó, từ tháng 2 - 4, giá thép xây dựng trong nước đã bắt đầu tăng mạnh (khoảng tăng giá từ 600-1.200 đồng/kg).
 
Thời điểm đó, việc giá thép tăng mạnh cũng như các nguyên vật liệu khác như xi măng, cát, bê tông… cũng “đua nhau” tăng giá, trở thành nỗi ám ảnh của các nhà thầu, nhất là những nhà thầu đã ký hợp đồng trọn gói không được điều chỉnh giá. Nhiều chủ thầu xây dựng lao đao vì lo vỡ tiến độ công trình dẫn tới thua lỗ.
 
Hệ lụy này, khách hàng cũng phải gánh do giá thành xây dựng tăng buộc các chủ đầu tư phải tăng giá bán bất động sản. Hiện nay, chi phí vật liệu xây dựng chiếm 60-70% giá trị dự toán xây dựng công trình, nên khi giá thép tăng mạnh ảnh hưởng lớn đến giá thành xây dựng.
 
Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, chi phí thép chiếm 12-16% tổng chi phí xây dựng công trình. Nếu giá thép xây dựng tăng 10% thì giá thành xây dựng các công trình sẽ tăng 1%.
 
Ảnh hưởng tiêu cực từ giá vật liệu xây dựng, từ đầu năm 2022 đến nay, cổ phiếu xây dựng liên tục tụt dốc sau thời gian tăng mạnh trước đó, thậm chí có mã còn lao dốc mạnh. Nhà thầu thi công bị đánh giá là bất lợi vì hầu hết các chủ đầu tư đều sử dụng loại hợp đồng đơn giá cố định không điều chỉnh tại thời điểm ký. Các nhà thầu phải tự giải quyết sự thâm hụt này dẫn đến sụt giảm lợi nhuận vốn đã mỏng manh của mình.
 
“Cổ phiếu ngành xây dựng gặp nhiều khó khăn do các doanh nghiệp ngành xây dựng đang phải xoay xở với việc giá nguyên vật liệu tăng mạnh có thể bào mòn lợi nhuận, khiến các dự án gánh nhiều chi phí dẫn tới lỗ trầm trọng”, một chuyên gia phân tích.
 
Điển hình như cổ phiếu CTD, đã giảm từ 95.600 đồng/cp (phiên 7/2) xuống 55.000 đồng/cp (phiên 28/6). So với đỉnh 3 năm đạt được vào ngày 7/1/2022 (113.600 đồng/cp), cổ phiếu CTD đã mất gần hơn 51% thị giá. Cùng thời điểm, cổ phiếu HBC cũng giảm hơn 44% từ mức 27.400 đồng/cp xuống 18.000 đồng/cp. Thị giá một số cổ phiếu khác trong ngành xây dựng cũng bị sụt giảm đáng kể trong thời gian gần đây như FCN (Fecon), LCG (Lizen), VCG, HTN (Hưng Thịnh Incons), HHV…