• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 11:54:11 CH - Mở cửa
Dân văn phòng Hàn Quốc ăn trưa một mình do giá sinh hoạt tăng cao
Nguồn tin: Đài tiếng nói VN | 30/06/2022 6:00:00 SA
Tại Hàn Quốc, chi phí suất cơm trưa tại các nhà hàng đang trở nên quá đắt đỏ với thu nhập của các nhân viên văn phòng, do vậy ngày càng có nhiều người lựa chọn việc mua cơm hộp tại các cửa hàng tiện lợi và ăn một mình thay vì tập trung ăn trưa tại các nhà hàng cùng đồng nghiệp.
 
Xung đột tại Ukraine đang ảnh hưởng tới nhiều mặt đời sống, kinh tế, xã hội của các nước trên thế giới, trong đó có Hàn Quốc.
 
Bà Park Mi-won, một nhân viên văn phòng trước đây không bao giờ mua cơm trưa tại các cửa hàng tiện lợi. Tuy nhiên, thời gian gần đây, suất cơm trưa yêu thích hàng ngày của bà đã tăng giá hơn 10%, lên tới 9.000 won (tương đương 7 USD). Vì vậy, bà đã chuyển sang mua những hộp cơm cuộn trong cửa các cửa hàng tiện lợi.
 
"Trước đây tôi thường ăn trưa tại các nhà hàng. Sau khi giá cả tăng, tôi bắt đầu tới các cửa hàng tiện lợi như thế này. Tôi nghĩ giá cả ở đây hợp lý hơn và thức ăn cũng ngon. Bây giờ, tôi đến đây thường xuyên hơn, khoảng hai đến ba lần trong một tuần" - bà Park Mi-won chia sẻ.
 
 
Bữa trưa của một nhân viên văn phòng ở Seoul, Hàn Quốc, hôm 24/2/2022. Ảnh: Reuters.
 
Trong thời điểm bão giá, những người làm công ăn lương như bà Park buộc phải cắt giảm chi phí sinh hoạt. Vì vậy, các mặt hàng như mì gói, bánh mì sandwich, hộp đồ ăn sẵn có giá dưới 5 USD trở nên đắt hàng tại các cửa hàng tiện lợi ở Hàn Quốc.
 
Theo số liệu của Cơ quan Tiêu dùng Hàn Quốc, doanh số bán đồ ăn của chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25 đã tăng hơn 30% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 5 so với cùng kỳ. Để đẩy mạnh bán hàng, chuỗi cửa hàng này vừa mới tung ra dịch vụ đặt cơm hộp văn phòng buổi trưa, bao gồm giảm giá và giao hàng trực tiếp. Trong khi đó, các chuỗi cửa hàng tiện lợi khác như CU và 7-Eleven cũng báo cáo doanh số cơm hộp tăng cao.
 
Ở một số khu vực tập trung nhiều tòa nhà văn phòng, nhu cầu cơm hộp trưa tại các cửa hàng tiện lợi tăng tới hơn 50% so với trước đây.
 
Cũng theo cơ quan trên, giá các món ăn tại nhà hàng trong tháng trước cũng đã tăng tới 7,4% so với cùng kỳ. Đây là tốc độ tăng giá nhanh nhất trong vòng 24 năm qua. Các món ăn được yêu thích như canh sườn bò hoặc cơm canh thịt bò thậm chí tăng tới hơn 12%.
 
Anh Lee Sang-jae, người điều hành một nhà hàng canh sườn bò tại trung tâm thủ đô Seoul nói rằng nhà hàng của anh đã tăng giá 2 lần trong năm nay. Hiện 1 tô canh sườn bò đã tăng từ 10.000 won lên mức 12.000 won (khoảng 9,35 USD).
 
Anh Lee Sang-jae nói: "Lẽ ra tôi cần phải tăng giá cao hơn nữa. Tuy nhiên, tôi đang giảm một phần lợi nhuận của mình. Trong tình hình ngân sách eo hẹp của nhân viên văn phòng trong những ngày này tôi nghĩ rằng mình cần chia sẻ bớt khó khăn với họ".
 
Tại Hàn Quốc, ăn trưa được coi là một hoạt động xã hội của dân văn phòng, khoảng thời gian ăn trưa giúp họ trao đổi thông tin và giao lưu với nhau. Do giá cả tăng cao, ngày càng có nhiều dân văn phòng lựa chọn việc mua đồ ăn trưa tại các cửa hàng tiện lợi và ăn những suất cơm này một mình.
 
Các nhà kinh tế cảnh báo áp lực giá cả tăng cao sẽ đè nặng lên nhu cầu tiêu dùng trong thời gian tới. Họ cho rằng sức mua thực sự đang phải đối mặt với áp lực lạm phát gay gắt và người dân sẽ tiếp tục tìm cách phân bổ lại nguồn tài chính của họ./.