Vấn đề hiện nay chính là mức độ tồn kho quá cao, kết hợp với tiêu dùng thấp sẽ có thể khiến cho nhiều doanh nghiệp sản xuất tạm giảm tốc độ sản xuất.
Hàng loạt các nhà sản xuất, từ Samsung cho đến Ford, hiện đang chứng kiến lượng hàng tồn kho tăng vọt khi mà nhu cầu tiêu dùng yếu đi trong bối cảnh lạm phát leo thang, thực tế này khiến cho nhiều người lo lắng về khả năng các doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh sản xuất trong bối cảnh kinh tế suy giảm kéo dài, theo nội dung bài đăng mới đây trên Nikkei.
Tổng giá trị hàng tồn kho của các 2.349 doanh nghiệp sản xuất có niêm yết cổ phiếu trên toàn cầu lập kỷ lục 1,87 nghìn tỷ USD ở thời điểm cuối tháng 3/2022, cao hơn 97 tỷ USD so với khoảng thời gian 3 tháng trước đó, Nikkei cho hay. Đây là giá trị hàng tồn kho cao nhất trong 10 năm hoặc tính từ khi số liệu được công bố.
Việc hàng tồn kho tăng cao có thể do nhiều nguyên nhân ví như khó khăn trong việc vận chuyển sản xuất do gián đoạn chuỗi cung ứng, nhiều doanh nghiệp trong khi đó cũng tăng cường tích trữ nguyên vật liệu bởi lo ngại về khả năng sẽ có những sự thiếu hụt.
Không ít doanh nghiệp trữ nhiều hàng tồn kho bởi dự báo về khả năng nhu cầu tiêu dùng tăng cao khi mà nhiều nền kinh tế mở cửa trở lại sau khi số lượng các ca nhiễm COVID-19 giảm sâu.
Theo Nikkei, vấn đề hiện nay chính là mức độ tồn kho quá cao, kết hợp với tiêu dùng thấp sẽ có thể khiến cho nhiều doanh nghiệp sản xuất tạm giảm tốc độ sản xuất, tiếp đó, tình trạng kinh tế suy giảm vốn đang diễn ra sẽ còn trở nên tồi tệ hơn.
Nhu cầu tiêu dùng của người dân đang chững lại rõ ràng, đặc biệt đối với ngành hàng như sản phẩm điện tử bao gồm điện thoại thông minh hoặc máy tính cá nhân, người tiêu dùng không khỏi cảm thấy sức mua giảm đi do lạm phát trong bối cảnh giá cả toàn cầu tăng mạnh.
Mức tăng của giá trị hàng tồn kho như vậy cao hơn con số 83 tỷ USD ghi nhận trong quý 1/2018 khi mà dự trữ tồn kho toàn cầu tăng trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang.
Còn tính theo tỷ lệ phần trăm, mức độ tăng của hàng tồn kho giai đoạn tháng 1-3/2022 là 5,3%, mức tăng cao nhất tính từ con số 6,1% của tháng 1/3/2018. Ở thời điểm đó, sẽ mất khoảng 81,1 ngày doanh nghiệp mới có thể bán được hết hàng tồn kho, tăng 3,6 ngày so với trước đó, đây cũng là khoảng thời gian giải phóng hàng tồn kho dài nhất trong 10 năm, không tính đến năm 2020 khi mà doanh số bán hàng giảm sâu do COVID-19.
Hàng tồn kho tăng đều trong 12 ngành sản xuất. Bà lĩnh vực chiếm khoảng 61% hàng tồn kho bao gồm điện tử, ô tô và máy móc.
Lượng hàng tồn kho điện tử tăng mạnh nhất, mức tăng ghi nhận 26,7 tỷ USD tương đương 6% lên 457 tỷ USD. Kết quả phân tích với từng doanh nghiệp cho thấy tồn kho nguyên liệu thô tăng mạnh.
Tồn kho của nhiều doanh nghiệp đầu ngành đồng loạt tăng. Tập đoàn Hàn Quốc Samsung Electronics công bố tồn kho tăng mạnh nhất tính theo giá trị đồng USD tương đương 4,4 tỷ USD tức tăng 13% so với quý trước đó lên 39,2 tỷ USD. 2,5 tỷ USD tăng thêm do dự trữ nguyên liệu thô.
Samsung công bố doanh thu quý đầu tiên đi ngang, Samsung đương đầu với tình trạng gián đoạn sản xuất trong tháng 4/2022, Samsung công bố sẽ tăng hàng tồn kho nhằm tránh tình trạng tương tự tái diễn.
Tại hãng máy tính cá nhân Asus, doanh thu bán hàng giảm 9% còn hàng tồn kho tăng 18%, giá cả các loại linh kiện và sản phẩm đều tăng lên. Asus tăng tồn kho tuy nhiên doanh số bán hàng chậm lại do căng thẳng Nga – Ukraine.