• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 6:08:43 SA - Mở cửa
Chấm điểm các doanh nghiệp FDI để quyết định ưu đãi
Nguồn tin: Thời báo Tài chính VN | 05/06/2022 9:40:00 SA
Đảm bảo thu hút đầu tư có chất lượng, các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ được chấm điểm theo từng thang điểm cụ thể, để qua đó được hưởng các ưu đãi khi đầu tư vào Việt Nam.
 
Xây “bộ lọc” FDI
 
Đóng góp của khu vực doanh nghiệp (DN) FDI với tăng trưởng, xuất khẩu, ngân sách, việc làm, thay đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng… là không thể phủ nhận. Tuy nhiên theo đánh giá, kết quả đạt được vẫn chưa được như kỳ vọng, chưa cân xứng với những ưu đãi mà khối DN này được hưởng. Hiệu quả kinh tế chưa cao. Việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam còn ở phân khúc rất thấp do tính dẫn dắt, lan toả tới các DN trong nước của DN FDI còn rất hạn chế.
 
Bên cạnh đó là những tiêu cực của DN FDI như chuyển giá, mở rộng nhưng vẫn báo lỗ, đầu tư núp bóng... là những mặt trái của khu vực FDI tại Việt Nam. Để nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng FDI theo tinh thần Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị, việc xây dựng “bộ lọc” FDI được coi là giải pháp quan trọng.
 
Trả lời phỏng vấn của phóng viên, ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội DN FDI (VAFIE) cho biết, hiện nay có một tín hiệu khá tích cực là Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ Bộ Tiêu chí đánh giá hiệu quả khu vực FDI, với 26 tiêu chí thành phần quan trọng, cụ thể. Các DN nước ngoài có thể căn cứ các tiêu chí đó trước khi vào Việt Nam để có thể biết được họ cần phải làm gì để được hưởng những ưu đãi tương ứng. Điều này thể hiện được tính minh bạch, chứ không phải tính tùy tiện, cấp ưu đãi một cách tràn lan.
 
 
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số liệu tính đến 20/5/2022.   
 
Bộ Tiêu chí đánh giá DN FDI chủ yếu dựa trên 3 phương diện tác động xã hội (5 chỉ tiêu), kinh tế (18 chỉ tiêu) và môi trường (3 chỉ tiêu). Trong đó, tác động xã hội bao gồm: tạo việc làm và thu nhập cho người lao động (4 chỉ tiêu); bình đẳng giới (1 chỉ tiêu). Tác động kinh tế xem xét quy mô, đóng góp tăng trưởng của đầu tư nước ngoài (6 chỉ tiêu); hiệu quả hoạt động của DN (5 chỉ tiêu); nộp ngân sách nhà nước (3 chỉ tiêu); tác động lan tỏa của đầu tư nước ngoài (2 chỉ tiêu); công nghệ (2 chỉ tiêu). Tác động môi trường xem xét 3 chỉ tiêu về sản xuất sạch và bảo vệ môi trường.
 
Theo đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các tiêu chí trên được xây dựng dựa trên cơ sở: năng lực nội tại của nền kinh tế; quan điểm, định hướng thu hút FDI của Việt Nam là lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ, tác động lan tỏa và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu; nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; có tính khả thi, tính thống nhất, tính định lượng, tính cụ thể cho các cơ quan quản lý nhà nước có thể xem xét, đánh giá trong quá trình thẩm định các dự án FDI.
 
Điểm càng cao, ưu đãi càng nhiều
 
Trao đổi với phóng viên TBTCVN, ông Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Thăng Long Tech, đồng tình với việc cần sớm ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá DN FDI. Ông cho rằng, điều quan trọng là đánh giá hiệu quả của nhà đầu tư như thế nào. Việc đánh giá đó làm sao phải thể hiện thành các tiêu chí chấm điểm cụ thể cho từng nhà đầu tư để cuối mỗi năm hoạt động, nhà đầu tư có thể tự điền vào bảng tiêu chí chi tiết để biết được rằng hiện nay mình đang đứng ở thang điểm nào, tương ứng với nhận hỗ trợ gì. Với bộ tiêu chí này, chậm chí, những nhà đầu tư chưa vào Việt Nam, định vào Việt Nam cũng có thể tự so sánh với bảng tiêu chí để biết được đầu tư của mình ở quy mô ra sao, công nghệ nào, tính hiệu quả bao nhiêu (thể hiện bằng việc tăng giá trị gia tăng cho đất nước Việt Nam), tương ứng với những hỗ trợ gì để quyết định đầu tư.
 
Báo cáo thường niên về doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam được Hiệp hội doanh nghiệp FDI công bố gần đây cho thấy, hiện số lượng dự án FDI tại Việt Nam có công nghệ hiện đại, công nghệ nguồn từ Mỹ, châu Âu chỉ chiếm 5%, công nghệ trung bình chiếm 80%, công nghệ lạc hậu chiếm 15%. FDI chủ yếu tập trung ở một số ngành có trình độ công nghệ thấp để tận dụng chi phí lao động giá rẻ, hưởng ưu đãi như gia công (dệt may, da giày, chế biến gỗ), lắp ráp (điện tử, ô tô, xe gắn máy…) và một số ngành chế biến thực phẩm.
 
Theo ông Tuấn, với các DN FDI đang hoạt động tại Việt Nam, bộ tiêu chí này quan trọng ở chỗ DN có thể tự “cân” điểm số được bằng cách cải thiện những tiêu chí đạt điểm thấp như: tăng vốn, tăng quy mô, tăng đầu tư công nghệ, tăng tự động hóa.
 
Tất cả những điều đó đều có những tiêu chí để tính điểm và nhà đầu tư từ 50 điểm có thể cải thiện lên 70 điểm hoặc 90 điểm hoặc có thể cao hơn nữa trong vòng từ 3 - 5 năm.
 
Điều đó vô cùng quan trọng để thu hút được những nhà đầu tư thực sự tốt cho nền kinh tế và điều này thể hiện cả sự minh bạch. Khi nhà đầu tư tự chấm điểm, tự đánh giá được điểm số của mình với các tiêu chí cụ thể và sự đánh giá này khớp với đánh giá của cơ quan quản lý, họ sẽ thấy rõ sự minh bạch. Làm được điều như vậy thì thu hút FDI của Việt Nam mới thực sự có sức hấp dẫn mạnh, đặc biệt là vấn đề cải thiện công nghệ, bởi nhà đầu tư nhìn thấy rõ khi thay đổi công nghệ hiện đại thì họ sẽ được đánh giá cao hơn và được ưu đãi hơn.
 
“Bên cạnh đó, việc điểm càng cao thì ưu đãi càng được nhiều sẽ khuyến khích DN tích cực cải thiện đầu tư. Những nhà đầu tư nước ngoài là những người luôn săn tìm lợi nhuận nên họ sẽ tối ưu hóa, cải thiện điểm số tại Việt Nam. Quy định chi tiết để có thể nhìn thấy được, tính toán được những ưu đãi cụ thể thì doanh nghiệp sẽ rất sẵn sàng và hồ hởi vào cuộc đầu tư. Nếu tiêu chí đánh giá chưa rõ ràng, chưa chi tiết và minh bạch thì họ sẽ không đầu tư và không nâng cấp đầu tư” - ông Tuấn nhận định.
 
Trên thực tế, nhiều quốc gia trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, Singapore... đã có “bộ lọc” FDI, với những tiêu chí cụ thể. Với trường hợp của Việt Nam, theo các chuyên gia, không còn ưu đãi cào bằng như trước đây, các chính sách ưu đãi đầu tư cần được thiết kế dựa trên các tiêu chí về công nghệ, về tính kết nối và tác động lan tỏa... Quan trọng hơn, dù cam kết ưu đãi được cơ quan nhà nước đưa ra, nhưng sau khi hậu kiểm, nếu không đạt, nhà đầu tư có thể bị từ chối cho hưởng ưu đãi.
 
Tuy vậy, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, bộ lọc này cần đảm bảo việc áp dụng các tiêu chí một cách linh hoạt, nếu khắt khe và máy móc thì có thể sẽ gây cản trở thu hút FDI vào Việt Nam.