• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.292,98 +4,42/+0,34%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:03 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.292,98   +4,42/+0,34%  |   HNX-INDEX   238,02   +0,23/+0,10%  |   UPCOM-INDEX   100,08   +0,74/+0,75%  |   VN30   1.349,45   +4,81/+0,36%  |   HNX30   499,31   +0,46/+0,09%
20 Tháng Hai 2025 8:57:16 CH - Mở cửa
Chuyên gia Dragon Capital: Theo dõi hiệu quả chính sách để đánh giá triển vọng thị trường chứng khoán
Nguồn tin: Diễn đàn doanh nghiệp | 18/02/2025 11:40:00 SA
Theo chuyên gia Dragon Capital, việc triển khai chính sách trong thực tế hiệu quả ra sao là cơ sở quan trọng để nhà đầu tư xem xét triển vọng thị trường.
 
Nhận định về thị trường chứng khoán từ kết quả quý IV/2024 và năm qua, bà Đặng Nguyệt Minh - Giám đốc Khối Nghiên cứu Dragon Capital ghi nhận, lợi nhuận doanh nghiệp thuộc VN-Index trong quý IV/2024 có mức tăng trưởng đáng kể, cao hơn dự báo ban đầu, với doanh thu tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước (YoY) và lợi nhuận ròng (NPAT) tăng 32,8% YoY, cả hai đều đạt mức cao kỷ lục theo quý.
 
 
 
Kết quả này giúp doanh thu VN-Index năm 2024 tăng 10,7% và NPAT tăng 20,5%. Đáng chú ý, danh mục Top-80 của Dragon Capital vượt trội so với thị trường chung, với doanh thu tăng 13,9% YoY và NPAT tăng 23,6% YoY, chuyên gia Dragon Capital nêu.
 
Đây cũng được nhận diện là tiêu điểm tháng 1/2025, theo bà Minh, với sự phục hồi lợi nhuận diễn ra nhanh hơn dự báo ban đầu. Từ góc độ vĩ mô, các yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng bao gồm hoạt động kinh tế khởi sắc hỗ trợ doanh thu phục hồi, với GDP tăng 7,1%, một trong những mức cao nhất trong 15 năm qua. GDP bình quân đầu người tăng 337 USD, đạt mức 4.700 USD, trong khi xuất khẩu và nhập khẩu tăng lần lượt 15,5% và 16,1% YoY. Bên cạnh tăng trưởng doanhthu, biên lợi nhuận gộp cải thiện nhờ doanh nghiệp đã hoàn tất chu kỳ giảm hàng tồn kho. Môi trường lãi suất thấp hơn giúp giảm chi phí tài chính, hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận.
 
Từ góc độ ngành, tài chính tiếp tục là động lực tăng trưởng chính trong năm 2024, đóng góp 58,7% tổng lợi nhuận VN-Index và chiếm 48,1% tổng mức tăng trưởng lợi nhuận YoY.
 
Ngành dịch vụ, dù chỉ chiếm 8,2% tổng lợi nhuận, lại là động lực tăng trưởng lớn thứ hai với NPAT tăng 2,4 lần YoY, đóng góp 27% tổng mức tăng trưởng lợi nhuận. Tương tự, các tập đoàn đa ngành (conglomerates) dù chỉ chiếm tỷ trọng 4,3% của tổng lợi nhuận, nhưng đóng góp 16,5% tổng mức tăng trưởng.
 
Ngành sản xuất là lĩnh vực đóng góp lợi nhuận lớn thứ hai với 17% tổng lợi nhuận, nhưng chỉ chiếm 12% tổng mức tăng trưởng, chủ yếu do kết quả kinh doanh chưa khả quan trong các lĩnh vực năng lượng, hóa chất và tiện ích.
 
Bất động sản là ngành duy nhất ghi nhận sụt giảm, chiếm tỷ trọng 11,8% tổng lợi nhuận, với NPAT giảm 4% YoY. Tuy nhiên, chuyên gia của Dragon Capital cho hay, các doanh nghiệp bất động sản vốn hóa trung bình (mid-cap) ghi nhận đà cải thiện theo quý, cho thấy sự phục hồi của nhu cầu thị trường do phân khúc bán lẻ dẫn dắt.
 
 
 
Theo chuyên gia, khi Chính phủ đẩy mạnh cải cách để thúc đẩy tăng trưởng, đà tăng trưởng lợi nhuận tiếp tục củng cố kỳ vọng ở mức 15-17% trong năm 2025.
 
"Trong các cuộc gặp doanh nghiệp vào tháng 1/2025, chúng tôi ghi nhận niềm tin kinh doanh gia tăng đáng kể, khi các doanh nghiệp không chỉ kỳ vọng mà đã chủ động chuẩn bị cho các dự án quy mô lớn trong 3-5 năm tới. Chính phủ đang phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp hàng đầu, triển khai các chính sách ưu đãi nhằm phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ thuế quan và chia sẻ dữ liệu, tạo nền tảng vững chắc để nâng cao lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và công nghệ", bà Nguyệt Minh chia sẻ.
 
Ngành bất động sản, vốn là một trụ cột quan trọng của nền kinh tế, đang cho thấy sự cải thiện đáng kể. Các doanh nghiệp phát triển bất động sản ghi nhận các nút thắt pháp lý đang được tháo gỡ với tốc độ nhanh hơn, trong khi tỷ lệ hấp thụ thị trường vẫn duy trì ổn định. Những doanh nghiệp có pháp lý rõ ràng đang đẩy nhanh tiến độ phát triển hạ tầng và đưa các dự án ra thị trường. Niềm tin trong lĩnh vực ngân hàng có dấu hiệu phục hồi, khi các tổ chức tín dụng
bước vào năm 2025 với kỳ vọng tăng trưởng tích cực.
 
Giải ngân tín dụng, vốn bị thắt chặt trong nhiều năm, đang dần được nới lỏng. Tín dụng bán buôn tăng tốc, chất lượng tài sản duy trì ổn định giúp các ngân hàng chủ động hơn trong triển khai vốn.
 
Với niềm tin kinh doanh cải thiện và các chính sách hỗ trợ đầu tư được triển khai, môi trường đầu tư đang có dấu hiệu tích cực, góp phần thúc đẩy tâm lý thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố thuận lợi trong nước, diễn biến từ môi trường bên ngoài vẫn có thể ảnh hưởng đến triển vọng chung. "Nhà đầu tư cần theo dõi sát sao hiệu quả thực tế của các chính sách để đánh giá rõ ràng hơn về triển vọng phục hồi của thị trường", chuyên gia Dragon Capital khuyến nghị.
 
Nhận diện dài hơi hơn về vĩ mô và thị trường chứng khoán trong năm 2025, ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc chiến lược thị trường, Công ty cổ phần Chứng khoán VPBank (VPBankS) cho rằng, nếu như năm trước là năm rồng và thị trường uốn lượn, thì năm nay sẽ là câu chuyện một chú rắn “vươn mình và tăng trưởng rất mạnh mẽ”.
 
 
​​​​​​​
 
 
Theo đó, ông Sơn nhìn nhận đã nhìn thấy những điểm sáng tích cực. Thứ nhất, về kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã đưa ra mục tiêu tăng trưởng 8%. Ở những năm GDP tăng trưởng cao thì sẽ có các chính sách đồng hành như đẩy mạnh đầu tư công, tăng trưởng tín dụng. Đây là yếu tố hỗ trợ cho dòng tiền, thanh khoản cũng như các ngành nghề phục hồi.
 
"Theo dự báo trước đây của chúng tôi, ngoài câu chuyện tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, chúng ta còn đón một số yếu tố tích cực như câu chuyện nâng hạng thị trường chứng khoán. Dự kiến vào tháng 3, FTSE Russell sẽ đưa ra báo cáo cập nhật về Việt Nam.
 
Bản thân tôi kỳ vọng thị trường Việt Nam sẽ được nâng hạng vào tháng 9", ông Sơn nhận định và đề cập kỳ vọng đã được đưa ra trước đó tại hội thảo của VPBankS về một năm kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao. Những lĩnh vực như ngân hàng, chứng khoán và đặc biệt bất động sản sẽ có cơ hội tăng giá, phục hồi rất tốt. Nếu tín dụng tăng từ 16 – 18% thì nhóm ngân hàng sẽ có dư địa rất tốt để tiếp tục tăng trưởng lợi nhuận.
 
Thứ hai, nhóm ngành đầu tư công sẽ hưởng lợi từ xu hướng đẩy mạnh đầu tư công ngay từ đầu năm. Nhiều cổ phiếu đầu tư công trên sàn niêm yết cũng đã phản ánh tích cực trước tin tức này.
 
Đối với nhóm bất động sản, hiện nhiều cổ phiếu đang ở vùng đáy trong hai năm. Nếu tăng trưởng tín dụng được đẩy mạnh, khó khăn được tháo gỡ thì cổ phiếu nhóm này sẽ sớm có đà phục hồi trong năm 2025.
 
Về diễn biến thị trường, ông Sơn dự báo, trong giai đoạn đầu năm, chỉ số VN-Index có thể tiếp tục đà tăng và có những nhịp bật lên 1.300 điểm, chẳng hạn 1.310 điểm và hơn một chút. Nhưng sau đó, rất có thể VN-Index sẽ điều chỉnh trở lại bởi đến nay, dù có rất nhiều thông tin tích cực, nhiều nhóm ngành tăng trưởng tốt nhưng thanh khoản vẫn chưa thể đảm bảo giữ vững nhịp tăng mạnh.
 
Về yếu tố thông tin, ông Sơn lưu ý nhà đầu tư cần chờ thêm những tin tức về tăng trưởng tín dụng hay kịch bản về nâng hạng. Do đó, giai đoạn tích cực nhất có thể là sau quý II, từ tháng 7 đến tháng 9, yếu tố nâng hạng sẽ kích hoạt và giúp chỉ số vượt qua ngưỡng 1.300 điểm một cách mạnh mẽ hơn.