• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 4:49:41 SA - Mở cửa
Dòng vốn ETF và dòng vốn chủ động có diễn biến tích cực trong tháng 5
Nguồn tin: Thời báo Tài chính VN | 09/06/2022 7:40:00 SA
Theo báo cáo từ SSI Research, dòng tiền ETF tiếp tục đà mạnh mẽ trong tháng 5 và ghi nhận mức bơm ròng theo tháng cao nhất kể từ tháng 4/2021. Đồng thời, dòng tiền từ các quỹ chủ động cải thiện đáng kể, khi đảo chiều bơm ròng +272 tỷ đồng trong tháng 5 - tháng bơm ròng đầu tiên sau 3 tháng rút ròng liên tục.
 
Theo các chuyên gia của SSI Research, dòng tiền ETF tiếp tục đà mạnh mẽ trong tháng 5 và ghi nhận mức bơm ròng theo tháng cao nhất kể từ tháng 4/2021. Thị trường chứng khoán Việt Nam điều chỉnh sâu và giúp định giá trở nên hấp dẫn hơn về đầu tư dài hạn đã kích hoạt dòng tiền từ khối ngoại. Nhiều quỹ ETF bơm ròng trong tháng, trong đó đáng chú ý nhất là hai quỹ VFM VNDiamond và Fubon với giá trị lần lượt là +3.010 tỷ đồng và +1.861 tỷ đồng. Các quỹ ETF nội khác như VFM VN30 và SSIAM VNFINLead cũng ghi nhận mức bơm ròng khá, lần lượt là +72 tỷ đồng và +97 tỷ đồng.
 
Các quỹ ETF ngoại khác bắt đầu có diễn biến tích cực hơn, như quỹ FTSE Vietnam đảo chiều bơm ròng trong nửa cuối tháng. Nhờ vậy, tổng dòng vốn ETF trong tháng 5 bơm ròng gần 4.900 tỷ đồng và nâng tổng giá trị dòng vốn lũy kế từ đầu năm lên 6.700 tỷ đồng, mức cao thứ 2 của giai đoạn 5 tháng đầu năm trong các năm quá khứ (chỉ sau giá trị 13.100 tỷ đồng trong năm 2021). Lực mua chủ yếu trong 5 tháng đầu năm vẫn từ Quỹ Fubon và VFM VNDiamond.
 
 
Cùng với đó, dòng tiền từ các quỹ chủ động cải thiện đáng kể trong tháng 5. Các quỹ chủ động đảo chiều bơm ròng +272 tỷ đồng trong tháng 5 (là tháng bơm ròng đầu tiên sau 3 tháng rút ròng liên tục). Tuy nhiên, tính chung 5 tháng đầu năm, các quỹ chủ động vẫn rút gần 1 nghìn tỷ đồng. Việc giải ngân chỉ mang tính cục bộ ở một số quỹ khiến cho xu hướng dòng tiền chủ động chưa thực sự rõ ràng.
 
 
Giao dịch khối ngoại mua ròng trên thị trường chứng khoán trong tháng 5, với tổng giá trị là 3.489 tỷ đồng. Tính chung cho 5 tháng đầu năm, khối ngoại đã đảo chiều mua ròng gần 1 nghìn tỷ đồng, trong đó tập trung giải ngân ở các nhóm ngân hàng, bất động sản và bán lẻ. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, giao dịch khối ngoại vẫn đang bán ròng và chưa có sự bứt phá đáng kể (như Indonesia). Tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đã có sự cải thiện đáng kể trong năm 2022, tăng lên mức trung bình khoảng 7%, so với mức 5 - 6% trong năm 2021 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với trước dịch (khoảng 15%).
 
Theo các chuyên gia SSI Research, dòng vốn dẫn dắt khối ngoại trên thị trường trong thời gian qua chủ yếu đến từ các quỹ ETF. Tuy nhiên, bản chất dòng vốn này là dòng tiền từ các nhà đầu tư cá nhân ở các quốc gia như Đài Loan, Thái Lan và có thể nhanh chóng đảo chiều nếu diễn biến thị trường trong thời gian tới không có nhiều khởi sắc. Trên thực tế, diễn biến của VN-Index bắt đầu kém tích cực so với SET-Index (Thái Lan) và cũng thu hẹp khoảng cách với TWSE-Index (Đài Loan) kể từ đầu tháng 5.
 
Bên cạnh đó, dòng vốn vào thị trường mới nổi trong khu vực lại đã chậm lại rõ rệt trong 2 tháng qua, dưới áp lực từ việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất và đồng USD mạnh lên. Điểm tích cực đối với dòng vốn trong tháng tới là sự xuất hiện của quỹ mới DCVFM VNMIDCAP tập trung vào nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa. Quỹ đang trong quá trình chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng./.