Việc OPEC tăng sản lượng cũng như nhu cầu suy giảm do giá cao là hai yếu tố tác động quan trọng kéo giá dầu đi xuống.
Trong tháng 6/2022, giá dầu có tháng giảm đầu tiên tính từ tháng 11/2022 khi mà nhóm các nước thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mở (OPEC) và liên minh đã tăng sản lượng trở lại như ngưỡng trước đại dịch, ngoài ra có nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ hiện đang ở trên cái nền yếu hơn so với tính toán.
Phiên ngày thứ Năm và cũng là phiên giao dịch cuối cùng của nửa đầu năm 2022, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI rơi xuống 106USD/thùng, trong tháng 6/2022, giá dầu hạ đến 7,8%.
Nhóm OPEC+ đã lên kế hoạch tăng cường nguồn cung dầu trong tháng 8/2022, tuy nhiên hiện đang tập trung vào việc các thành viên có năng lực sản xuất thừa sẽ bơm thêm bao nhiêu dầu một khi thỏa thuận hiện tại kết thúc.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông sẽ đề nghị phía các nước vùng Vịnh gia tăng sản lượng trong Diễn đàn Hợp tác vùng Vịnh dự kiến tổ chức vào tháng tới chứ không trực tiếp đề nghị Saudi Arabia.
Giá dầu chịu nhiều áp lực trong phiên ngày thứ Năm sau khi có thông tin cho thấy tiêu dùng người dân Mỹ trong tháng 5/2022 giảm lần đầu tiên trong năm nay và những tháng trước đó được điều chỉnh.
Chuyên gia phân tích thị trường cao cấp tại Oanda, ông Ed Moya, phân tích: “Tất cả các số liệu hiện tại đều cho thấy rằng rủi ro suy thoái kinh tế vẫn tiếp tục tăng lên. Triển vọng nhu cầu sẽ có thể đi xuống khi mà tình trạng sử dụng xăng đi xuống”.
Giá dầu như vậy có tháng giảm đầu tiên tính từ tháng 11/2021.
Nhu cầu tiêu thụ xăng của Mỹ đang có nhiều dấu hiệu chững lại chỉ 3 tuần sau khi tiêu thụ lập mức đỉnh. Thực tế này diễn ra sau khi giá xăng lập kỷ lục mới vào đầu tháng. Dữ liệu được công bố chỉ một ngày sau khi có thông tin cho thấy người Mỹ đang giảm các chuyến đi lại trong mùa hè này.
Trên thực tế, nhu cầu xăng đã giảm đi tính từ đầu năm nay, và thực tế này diễn ra trên khắp thế giới bởi giá quá cao.
Giá xăng tăng cao đã gây ra vấn đề chính trị cho Tổng thống Biden, người đã vận động OPEC+ tăng sản lượng cùng lúc đó sử dụng dự trữ chiến lược nhằm bổ sung cho thị trường vật chất. Trong chuyến đến thăm Saudi Arabia, ông Biden cho biết ông sẽ đề nghị các đồng minh Mỹ tại vịnh Ba Tư tăng cường quy mô sản xuất dầu.
Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao thời hạn tháng 8/2022 giảm 4,02USD/thùng xuống 105,76USD/thùng trên thị trường New York.
Giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tháng 8/2022 giảm 1,45USD/thùng xuống 114,81USD/thùng.
Dù giảm trong tháng 6/2022 thế nhưng giá dầu vẫn tăng đến 45% trong năm nay do dòng chảy thương mại bị gián đoạn sau khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang từ cuối tháng 2/2022. Dự trữ dầu thô của Mỹ tại khu vực Cushing, Oklahoma đã rơi xuống ngưỡng thấp.
CEO của Shell, ông Ben van Beurden, nhận định thế giới sẽ đương đầu với tình trạng gián đoạn khi mà nguồn cung dầu và khí đốt tự nhiên chịu nhiều hạn chế gây ra tình trạng căng thẳng nguồn cung năng lượng.