• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.246,88 -2,67/-0,21%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 1:05:00 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.246,88   -2,67/-0,21%  |   HNX-INDEX   221,98   +0,29/+0,13%  |   UPCOM-INDEX   92,68   -0,12/-0,13%  |   VN30   1.315,61   -1,34/-0,10%  |   HNX30   461,26   +1,01/+0,22%
21 Tháng Giêng 2025 1:14:59 CH - Mở cửa
Mất hàng tỷ USD doanh thu, lợi nhuận giảm mạnh vì lạm phát, Apple sắp tăng giá iPhone?
Nguồn tin: Báo Tổ quốc | 02/07/2022 12:51:45 CH
Apple đang mất hàng tỷ USD doanh thu, bị giảm lợi nhuận vì lạm phát, và câu chuyện tăng giá iPhone trở thành bài toán hóc búa cho CEO Tim Cook.
 
Theo hãng tin CNBC, Apple đang phải đối mặt với đà tăng giá mạnh từ Logistic, chi phí nhân công cũng như rủi ro suy yếu nhu cầu tiêu dùng vì lạm phát. Tồi tệ hơn, tình hình đại dịch ở Trung Quốc sẽ khiến tập đoàn này bị đứt gãy chuỗi cung ứng, dẫn đến thiệt hại ước tính khoảng 8 tỷ USD doanh thu.
 
Vào tháng 5/2022, tỷ lệ lạm phát của Mỹ đã lên đến 8,6% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất kể từ năm 1981. Hàng loạt thị trường chủ chốt của Apple cũng có mức lạm phát tương tự hoặc thậm chí cao hơn.
 
Mất hàng tỷ USD doanh thu, lợi nhuận giảm mạnh vì lạm phát, Apple sắp tăng giá iPhone? - Ảnh 1.
Đây là một tín hiệu chẳng mấy lạc quan với Apple bởi nếu nhu cầu tiêu dùng mạnh, các công ty có thể chuyển ảnh hưởng của lạm phát sang khách hàng bằng cách nâng giá sản phẩm. Thế nhưng với nhiều dự đoán về suy giảm nhu cầu tiêu dùng như hiện nay thì việc nâng giá có thể gây tác dụng ngược.
 
Tại Mỹ, Apple chưa nâng giá iPhone nhưng tại các thị trường quốc tế thì mức giá lại biến động khá mạnh do đồng USD lên giá. Ví dụ tại Nhật Bản, giá iPhone 13 đã tăng gần 20%.
 
Hãng tin CNBC nhận định Apple có thể giảm lợi nhuận để bù đắp các chi phí hiện nay nhằm giữ giá và duy trì nhu cầu tiêu dùng, qua đó đảm bảo được doanh số. Thế nhưng việc giảm lợi nhuận này lại khiến các nhà đầu tư lo lắng, trong khi cổ đông thì không hài lòng.
 
"Chúng tôi đang chịu ảnh hưởng của lạm phát. Đó là nguyên nhân mà lợi nhuận quý vừa qua của Apple lại không như kỳ vọng", CEO Tim Cook thừa nhận sau báo cáo kết quả kinh doanh trong tháng 4/2022.
 
Tăng, tăng và tăng
 
Theo CEO Tim Cook, lạm phát đã ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp (Gross Margin) và chi phí hoạt động (Operating Expenditures) của Apple.
 
Số liệu cho thấy biên lợi nhuận gộp của Apple trong quý I/2022 đat 43,7%, cao hơn so với dự đoán trước đó nhưng lại thấp hơn so với quý IV/2021. Thậm chí giám đốc tài chính Luca Maestri của Apple còn cảnh báo con số này có thể còn xuống 42-43% trong quý II/2022.
 
Tương tự, chi phí hoạt động trong quý I/2022 của Apple lên đến 12,58 tỷ USD, cao hơn 19% so với cùng kỳ năm trước và con số này được dự đoán có thể đạt 12,8 tỷ USD vào quý tiếp theo. Nguyên nhân chính là giá xăng cùng lạm phát khiến chi phí vận tải, lưu kho bãi trở nên cao bất thường.

 
"Chi phí vận tải tăng cao là thách thức lớn cho hãng", CEO Tim Cook thừa nhận.
 
Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc cũng làm gia tăng việc thiếu chip hay các thiết bị đầu vào, nguyên liệu cần lắp ráp cho các nhà máy.
 
Thế rồi câu chuyện nhân lực cũng khiến CEO Tim Cook phải đau đầu khi hàng loạt đối thủ như Google, Amazon hay Microsoft tăng lương để thu hút nhân tài công nghệ từ Apple, buộc nhà táo khuyết cũng phải nâng chi phí theo.
 
Đáng lo ngại hơn, lạm phát có nguy cơ khiến doanh số của Apple giảm sút khi người tiêu dùng tiết kiệm và làm suy yếu sức mua. Các mặt hàng thiết bị điện tử như iPhone không phải đồ nhu yếu phẩm và thường bị cắt giảm trong thời kỳ suy thoái kinh tế.
 
Điều này có nghĩa là những người đang sử dụng các dòng sản phẩm cũ của Apple hoặc của hãng khác sẽ ít có nhu cầu mua mới trong năm nay, khiến doanh số bán iPhone 14 vào tháng 9/2022 trở thành câu hỏi bỏ ngỏ.
 
"Mọi người sẽ cẩn trọng hơn và tạm hoãn việc mua sắm để chờ đợi xem tình hình tài chính như thế nào", chuyên gia kinh tế Jim Wilcox của trường đại học University of California Berkeley nhận định.
 
Thông thường Apple có lượng khách hàng trung thành lớn và sẵn sàng chào đón các sản phẩm mới của họ. Thế nhưng với đà lạm phát cũng như bất ổn kinh tế như hiện nay, câu hỏi liệu những khách hàng trung thành này có nâng cấp iPhone của mình nữa không đang trở nên khó dự đoán hơn.
 
"Apple có lượng lớn khách hàng trung thành nhưng vấn đề là họ dựa quá nhiều vào doanh số bán hàng, vốn phụ thuộc vào sức mua của người tiêu dùng. Nếu suy thoái kinh tế diễn ra thì chắc chắn mọi người sẽ tạm dừng các chi tiêu không thiết yếu như nâng cấp điện thoại", chuyên gia phân tích Toni Sacconaghi của Bernstein cảnh báo.

 
Bất chấp điều đó, Apple vẫn tự tin tuyên bố nhu cầu với sản phẩm của hãng đang ở mức cao và họ chưa thấy bất kỳ dấu hiệu hạ nhiệt nào. Vấn đề mà Apple đang gặp phải hiện nay chỉ là không có đủ nguồn cung để sản xuất kịp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
 
Thế nhưng, hãng tin CNBC cho rằng sản phẩm của Apple thuộc hàng cao cấp trên thị trường di động nên chưa bị ảnh hưởng ngay bởi lạm phát, nhưng mảng smartphones và laptop lại cho thấy những dấu hiệu giảm tốc đáng báo động.
 
Công ty Micron Technology chuyên cung cấp bộ nhớ cho các sản phẩm của Apple cảnh báo doanh số bán smartphone và laptop sẽ thấp hơn so với các dự báo trước đó vì sức mua yếu khi lạm phát tăng cao. Tương tự, báo cáo của Counterpoint Research cho thấy doanh số của những thiết bị điện tử có giá 400 USD trở lên đã giảm 8% trong quý I/2022.
 
Báo cáo của Morgan Stanley vào tháng 6/2022 cho thấy 70% người tiêu dùng Mỹ có kế hoạch cắt giảm chi tiêu trong vòng 6 tháng tới vì lạm phát.
 
Khách hàng đại gia
 
Theo CNBC, Apple hoàn toàn có thể chấp nhận sự gia tăng chi phí bởi họ đã tăng trưởng tốt trong 2 năm qua bất chấp đại dịch. Thế nhưng một yếu tố nữa khiến Apple có thể chống trọi lại với lạm phát là phân khúc khách hàng của họ.
 
Báo cáo của Counterpoint cho thấy 66% doanh số sản phẩm điện tử có giá trên 1.000 USD là của Apple. Trong khi đó, khảo sát của Morgan Stanley cho thấy dù người dân sẽ tiết kiệm nhiều hơn nhưng phần lớn là tầng lớp trung lưu, bình dân. Đối với những người giàu hoặc có thu nhập cao, lạm phát hầu như không ảnh hưởng đến thói quen chi tiêu của họ.
 
"Những hộ gia đình có thu nhập hơn 150.000 USD/năm sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi lạm phát, trong khi tầng lớp thu nhập trung bình và thấp mới phải cắt giảm chi tiêu nhiều", báo cáo của Morgan có ghi rõ.

 
iPhone từng ra mẫu 1.000 USD vào năm 2017
 
Trên thực tế Apple đã nâng giá iPhone vài lần trong 5 năm qua. Vào năm 2017, hãng giới thiệu dòng sản phẩm xa xỉ iPhone với mức giá 1.000 USD, hướng tới giới nhà giàu mong muốn thiết bị xịn xò hơn hoặc những người muốn "thể hiện".
 
Năm 2020, Apple cũng lặng lẽ nâng giá iPhone 12, dòng sản phẩm bán chạy nhất khi đó từ 699 USD lên 799 USD.
 
Năm 2022, Apple đã bắt đầu tăng giá tại một số thị trường như Nhật Bản với lý do chênh lệch tỷ giá. Giá bán iPhone 13 tại đây đã tăng gần 20% lên 870 USD.
 
Vậy liệu với iPhone mới sắp ra lò vào tháng 9/2022 này, Apple có tăng giá? Đây vẫn là một câu hỏi đau đầu cho cả nhà đầu tư lẫn CEO Tim Cook.
 
*Nguồn: CNBC