• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.242,13 +7,43/+0,60%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.242,13   +7,43/+0,60%  |   HNX-INDEX   223,70   +1,45/+0,65%  |   UPCOM-INDEX   92,06   +0,24/+0,26%  |   VN30   1.299,22   +7,28/+0,56%  |   HNX30   475,80   +4,06/+0,86%
27 Tháng Mười Một 2024 7:33:57 SA - Mở cửa
Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam với Đài Loan (Trung Quốc)
Nguồn tin: Báo Quốc tế | 20/08/2022 1:10:00 CH
Ngày 23/8, tại TP. Hồ Chí Minh, Liên đoàn Dệt may Đài Loan (TTF) sẽ phối hợp cùng Công ty VINEXAD tổ chức sự kiện "Triển lãm & Hội nghị giao thương xúc tiến ngành dệt may Việt Nam-Đài Loan (Trung Quốc) 2022".
 
 
Triển lãm giao thương lần này sẽ gồm 13 DN là các nhà sản xuất nguyên liệu dệt may Đài Loan (Trung Quốc), trong đó cả những DN đã đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam. (Nguồn: VINEXAD)
 
Triển lãm năm nay tổ chức dựa trên những đánh giá về tính hiệu quả sau 3 lần tổ chức thường niên tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.
 
Nhu cầu của doanh nghiệp (DN) cả hai phía được đánh giá rất triển vọng. Trong khi DN Việt tìm kiếm các nhà cung cấp có khả năng đáp ứng mẫu mã mới, tiêu chuẩn mới về chất lượng vải trong mảng may mặc nội địa và xuất khẩu.
 
Ở chiều ngược lại, các DN Đài Loan có thế mạnh dẫn đầu cải tiến kỹ thuật thuộc hàng tiên tiến trên thế giới, với các nghiên cứu và phát triển (R&D) được đầu tư và áp dụng cho ra kết quả về mẫu mã, khổ vải và chất liệu vượt trội, đi đầu trong xu hướng vải theo tính năng sử dụng.
 
Theo thống kê từ ban tổ chức, triển lãm giao thương lần này sẽ gồm 13 DN là các nhà sản xuất nguyên liệu dệt may Đài Loan (Trung Quốc), trong đó cả những DN đã đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Ngoài ra còn có sự tham dự của gần 60 DN Việt Nam là các nhà sản xuất, xuất khẩu và nhãn hiệu may mặc lớn trong nước.
 
Chương trình sẽ tổ chức trên cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến được bố trí từng cuộc gặp theo hình thức song phương (1:1) theo từng khung giờ. Với sự sắp xếp của Ban tổ chức sẽ có khoảng gần 150 cuộc giao thương sẽ diễn ra một cách chuyên nghiệp, đi đúng trọng tâm của hình thức giao thương “doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)”.
 
Các nhu cầu của doanh nghiệp Việt Nam sẽ được tổng hợp và trao đổi sau đó, những điều này là nền tảng mở ra những hợp tác thiết thực giữa doanh nghiệp hai bên.
 
Từ tháng 1-7/2022, xuất khẩu hàng dệt may của Đài Loan đạt trị giá 5,55 tỷ USD, Việt Nam là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Đài Loan. Giá trị xuất khẩu hàng dệt may sang Việt Nam là 1,48 tỷ USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái, với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là vải.
 
Việt Nam hiện là quốc gia nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ hai của Đài Loan. Ngược lại, hàng may mặc sẵn tại Đài Loan được nhập khẩu phần lớn từ Việt Nam. Ngành công nghiệp dệt may của Đài Loan có một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh cho sự phát triển thượng nguồn, trung lưu và hạ nguồn, đồng thời cam kết phát triển các sản phẩm sáng tạo, làm cho sợi và vải của Đài Loan được quốc tế công nhận rộng rãi.
 
Việt Nam là trung tâm sản xuất hàng dệt may quan trọng trên toàn cầu. Thông qua các chương trình giao thương và hợp tác chặt chẽ, Đài Loan và Việt Nam có thể bổ sung lợi thế cho nhau để kiến tạo những có hội hợp tác song phương cùng phát triển.