• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 6:10:21 SA - Mở cửa
Điện gió - 'Chìa khóa' cho năng lượng tái tạo phát triển bền vững
Nguồn tin: Báo Chính phủ | 20/08/2022 8:15:00 CH
Theo cam kết tại COP 26, Việt Nam cần thúc đẩy các cơ chế, chính sách hỗ trợ trong những năm tới đây nhằm đáp ứng mục tiêu năng lượng xanh từng bước thay thế năng lượng hóa thạch theo hướng bền vững nhất.
 
 
Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu về phát triển năng lượng tái tạo với hơn 20 GW năng lượng tái tạo và huy động 17 tỷ USD đầu tư tư nhân trong vòng 2 năm qua - Ảnh minh họa
 
Thông tin tại Hội thảo tác động của COP26 đến chuyển dịch năng lượng theo hướng tăng trưởng xanh, ngày 17/8, ông Rahul Kitchilu, Phụ trách Chương trình Cơ sở hạ tầng, Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng: Những cam kết của Việt Nam tại COP-26 được tổ chức tại Glasgow về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 đóng vai trò quan trọng toàn cầu.
 
"Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu về phát triển năng lượng tái tạo với hơn 20 GW năng lượng tái tạo và huy động 17 tỷ USD đầu tư tư nhân trong vòng 2 năm qua. Đây là nỗ lực đáng ghi nhận và là bước đi nghiêm túc hướng tới đẩy mạnh chuyển dịch năng lượng sạch và loại bỏ carbon khỏi nền kinh tế", ông Rahui Kitchilu nhìn nhận.
 
Tuy nhiên, ông Rahul cũng cho rằng: Phía trước vẫn còn rất nhiều thách thức. Bởi, vấn đề đặt ra là phải làm sao để cân bằng giữa chuyển dịch năng lượng và đảm bảo an sinh xã hội, cũng như giá thành hợp lý của năng lượng để đáp ứng nhu cầu năng lượng đang gia tăng nhanh chóng, song hành với việc chuyển đổi thành một nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045 của Chính phủ.
 
Đại diện WB cũng đánh giá, thời gian qua, Việt Nam đã có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho năng lượng tái tạo như việc áp dụng giá FIT với điện gió và điện mặt trời đã góp phần tạo ra sự "bùng nổ" về phát triển nguồn năng lượng này.
 
"Thế nhưng, do thời gian áp dụng các cơ chế này khá ngắn, cộng với ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 suốt 2 năm vừa qua khiến cho nhiều dự án lâm cảnh “lỡ hẹn giá FIT”. Cơ chế chính sách cho điện mặt trời, điện gió sau đó đang chậm ban hành, khiến nhà đầu tư không thể hoạch định ra các kế hoạch đầu tư trong tương lai", ông Rahui chỉ rõ.
 
Tiềm năng lớn về điện gió
 
Đưa ra giải pháp, đại diện WB đánh giá: Việt Nam may mắn có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo. Bên cạnh năng lượng mặt trời, gió, Việt Nam còn có tiềm năng to lớn về gió thổi từ đất liền ra biển. Phân tích cho thấy khoảng 370 GW năng lượng tái tạo có thể được tạo ra thêm vào năm 2040 để giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
 
Những kinh nghiệm gần đây của Việt Nam cho thấy, có thể hiện thực hóa điều này chủ yếu qua đầu tư tư nhân. Do đó, ông Rahul đề xuất: Để tiếp tục duy trì sự tăng trưởng đối với năng lượng tái tạo, cần có các cải tiến trong việc hoạch địch mở rộng hệ thống năng lượng, khung pháp lý đối với việc thu mua để đảm bảo nguồn cung năng lượng tái tạo có chi phí thấp.
 
 
Năng lượng gió phát được cả ngày và đêm nên lượng điện sinh ra sẽ nhiều hơn so với năng lượng mặt trời
 
Đồng tình với quan điểm trên, TS. Ngô Đức Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cho rằng: Điện gió không chiếm nhiều đất, đây là điều trái ngược hẳn với điện mặt trời. Các turbine gió và thiết bị thực tế không sử dụng nhiều không gian đất. Điều này có nghĩa là đất được sử dụng để đặt các trụ turbine, cũng có thể được sử dụng cho các mục đích khác, chẳng hạn như nông nghiệp.
 
Ngoài ra, theo TS. Ngô Đức Lâm, không giống như than đá, khí đốt tự nhiên hoặc dầu, bản thân các turbine gió không yêu cầu đốt bất kỳ nhiên liệu hóa thạch nào để hoạt động. Mặt khác, nguồn năng lượng gió không bao giờ cạn kiệt. Giờ đây điện gió còn được làm trên mặt biển, lấy gió ngoài khơi để phát điện. Cho nên các nước đang tập trung cho điện gió ngoài khơi bởi gió ngoài khơi có tiềm năng lớn, ổn định hơn so với đất liền.
 
“Điện gió bây giờ đắt hơn điện mặt trời và nhiệt điện than. Nhưng trong tương lai, với sự phát triển của công nghệ, giá điện gió sẽ rẻ hơn. Khi đó, điện gió sẽ chiếm tỷ lệ cao hơn so với điện mặt trời.
 
Năng lượng gió lại phát được cả ngày và đêm cho nên lượng điện sinh ra sẽ nhiều hơn so với năng lượng mặt trời. Cùng có công suất lắp đặt là 10.000 MW, nhưng một loại chỉ phát được tối đa 12 tiếng, trong khi một bên phát điện được 24 tiếng. Như vậy lượng điện thu được từ gió sẽ tốt hơn và nhiều hơn, giá thành điện gió cũng sẽ rẻ nhanh hơn", TS. Ngô Đức Lâm nhìn nhận.
 
Nhà đầu tư cần làm gì trước sự thay đổi của cơ chế?
 
Từ góc độ nhà đầu tư, ông Stuart Livesey, Tổng Giám đốc dự án điện gió La Gàn cho rằng: Một lộ trình rõ ràng cho tương lai của ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi ở Việt Nam là rất quan trọng, xét về thời điểm và cách thức các dự án được lựa chọn và triển khai. Điều này sẽ giảm bớt rủi ro cho các nhà phát triển và nhà cung cấp lớn có thể cam kết đầu tư lâu dài với quy mô lớn hơn ở thị trường châu Á-Thái Bình Dương.
 
Phân tích cụ thể hơn, ông Stuart Livesey cho rằng, điện gió ngoài khơi đòi hỏi các khoản đầu tư lớn, do đó cần có một Hợp đồng mua bán điện (PPA) có khả năng giải quyết các vấn đề liên quan khi có rủi ro về chính sách: Cắt giảm công suất phát lên lưới điện; Khoản thanh toán khi chấm dứt PPA; Cơ quan giải quyết tranh chấp; Quyền của bên cho vay kế thừa dự án và thay đổi pháp luật.
 
Đặt câu hỏi các nhà đầu tư cần làm gì trước những sự thay đổi của cơ chế, chính sách đầu tư, mua bán điện tái tạo, một nhà đầu tư chia sẻ: Với các nhà đầu tư thì bị động có nghĩa là chết. Do đó, doanh nghiệp phải luôn chủ động kiện toàn lại hệ thống, tối ưu hoạt động chi phí để đảm bảo chờ được cơ chế mới. Mặt khác, nhà đầu tư cũng sẽ tiếp tục tìm kiếm các cơ hội trong các mảng kinh doanh cùng hệ sinh thái năng lượng vì việc này vẫn còn rất nhiều dư địa để phát triển.
 
Ngoài ra, nhà đầu tư cần bảo vệ và tìm kiếm nguồn tài chính mới để tiếp tục tái nâng cấp, đầu tư vào các xu hướng năng lượng mới; chủ động tìm kiếm các nguồn lực trong và ngoài nước thực sự am hiểu và có năng lực về năng lượng, mở ra các cơ hội hợp tác với các đối tác có năng lực triển khai các dự án năng lượng tái tạo.
 
Giảm thiểu tác động lên giá điện
 
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc đánh giá, để hiện thực hóa được các mục tiêu về chuyển đổi năng lượng và hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 như đã cam kết, vấn đề lớn nhất ở đây chính là nguồn lực thực hiện.
 
Về tổng thể, theo ước tính của Ngân hàng Thế giới tại Báo cáo quốc gia về khí hậu và phát triển cho Việt Nam (CCDR) vừa mới công bố cho thấy, tổng nhu cầu tài chính tăng thêm của Việt Nam để xây dựng khả năng chống chịu và khử carbon, hướng tới phát thải ròng bằng 0 có thể lên tới 368 tỷ USD trong giai đoạn 2022-2040, xấp xỉ 6,8% GDP mỗi năm.
 
Chỉ tính riêng lộ trình xây dựng khả năng chống chịu sẽ chiếm khoảng 2/3 số tiền này vì cần huy động lượng vốn đáng kể để bảo vệ tài sản và cơ sở hạ tầng cũng như những người dân dễ bị tổn thương.
 
Chi phí của lộ trình khử carbon chủ yếu phát sinh từ ngành năng lượng gồm chi phí đầu tư vào năng lượng tái tạo và quản lý quá trình chuyển dịch ra khỏi năng lượng than, có thể tiêu tốn khoảng 64 tỷ USD từ năm 2022 đến năm 2040.
 
Do vậy, lãnh đạo Bộ KH&ĐT cho rằng, cần tính toán kỹ lưỡng lộ trình chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, bền vững để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Trong quá trình chuyển dịch năng lượng cần giảm thiểu tối đa tác động tới các nhóm và đối tượng dễ bị tổn thương, trong đó đặc biệt lưu ý đến tác động của tăng giá điện đối với các hộ gia đình nghèo và việc chuyển đổi, mất việc làm của người lao động trong các ngành, lĩnh vực chẳng hạn từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo.
 
Cũng nêu vấn đề về chi phí, nói riêng về ngành điện, ông Rachui Kitchilu cho rằng, quá trình chuyển dịch năng lượng mà Việt Nam đang hướng đến đòi hỏi vốn đầu tư và cần giảm thiểu tác động lên giá điện mà người dân phải chi trả.
 
Phân tích của các chuyên gia WB cho thấy sẽ cần khoảng 166 tỷ USD (giá trị hiện tại) để đầu tư cho ngành điện tới năm 2040 để chuyển dịch theo các mục tiêu của COP26.
 
"Con số này đang cao hơn khoảng 50% so với con số 109 tỷ USD được ước tính theo kịch bản trong dự thảo Quy hoạch điện VIII sơ bộ. Khi đó, giá điện trung bình cũng có thể tăng khoảng 25% vào năm 2040", ông Rachui nêu vấn đề.
 
Để đáp ứng nhu cầu tài chính, đại diện WB đưa ra ý kiến: Cần có sự kết hợp của nhiều nguồn lực, bao gồm tái phân bổ nguồn tiết kiệm nội địa cho các dự án liên quan đến khí hậu, tăng dự trữ quốc gia, và nguồn hỗ trợ tài chính từ bên ngoài. Nguồn vốn ODA có thể giúp giảm thiểu nguy cơ và huy động lĩnh vực kinh tế tư nhân, cải thiện tính tiếp cận của các dịch vụ về điện. Việt Nam nên làm việc chặt chẽ với các đối tác phát triển đa phương và song phương để đảm bảo nguồn tài chính cho các nỗ lực chuyển dịch năng lượng xanh.
 
Theo Mai Ngọc