• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,42 +0,87/+0,07%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 10:25:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,42   +0,87/+0,07%  |   HNX-INDEX   222,03   +0,34/+0,16%  |   UPCOM-INDEX   92,89   +0,09/+0,09%  |   VN30   1.319,74   +2,79/+0,21%  |   HNX30   461,75   +1,50/+0,33%
21 Tháng Giêng 2025 10:31:06 SA - Mở cửa
VSC: Hiện tượng pha loãng cổ đông hiện hữu mức độ lớn tại Viconship?
Nguồn tin: BizLive | 22/08/2022 7:07:49 CH
Cùng với câu hỏi trên, đáng chú ý là hai doanh nghiệp đối tác dự kiến chào bán vừa mới được thành lập lần lượt vào tháng 7 và tháng 8/2022...
 
 
Viconship là một trong những đơn vị khai thác cảng biển container lớn nhất tại khu vực Hải Phòng, Đà Nẵng,... Ảnh: Viconship
 
CTCP Container Việt Nam (Viconship, mã VSC) mới đây công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ bất thường dự kiến diễn ra vào ngày 9/9/2022, trong đó có phương án tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ để phục vụ hoạt động M&A đối với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực.
 
Cụ thể, Viconship dự kiến trình cổ đông phương án phát hành riêng lẻ 40 triệu cổ phiếu, tương đương mức độ pha loãng 33% đối với cổ đông hiện hữu, qua đó nâng vốn điều lệ sau khi phát hành lên hơn 1,6 nghìn tỷ đồng. Sau khi phát hành, số lượng cổ phiếu lưu hành sẽ tăng từ 121 triệu đơn vị hiện nay lên 161 triệu đơn vị.
 
Giá phát hành dự kiến là 20.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 47% so với thị giá và 21% so với giá trị sổ sách tại thời điểm cuối tháng 6/2022.
 
Số cổ phần mới phát hành dự kiến chào bán cho đối tượng nhà đầu tư chiến lược (không quá 5 nhà đầu tư), bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành.
 
Theo tờ trình, đơn vị đầu tư chiến lược được Viconship lựa chọn chào bán là CTCP Đầu tư và Dịch vụ Cảng biển TTD và CTCP Đầu tư và Dịch vụ Xuất nhập khẩu Thái Bảo, mỗi bên 20 triệu cổ phiếu. Đây là hai nhà đầu tư cam kết và chứng minh được năng lực tài chính để thanh toán cho số cổ phần được chào bán; cam kết nắm giữ cổ phần trong 3 năm, và có khả năng hỗ trợ Viconship về mặt quản trị, công nghệ, phát triển thị trường…
 
Tuy nhiên, hai doanh nghiệp này mới được thành lập lần lượt vào tháng 7/2022 và tháng 8/2022.
 
Với tổng số vốn dự kiến thu được hơn 800 tỷ đồng, Viconship sẽ sử dụng 600 tỷ đồng để mua lại cổ phần những doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực vận tải biển, cảng biển hoặc dịch vụ khác trong ngành vận tải và logistics; 100 tỷ đồng để tăng vốn cho công ty con và công ty liên kết; 100 tỷ đồng bổ sung vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
 
Rủi ro quản trị tại Viconship đang tăng lên đáng kể
 
Đánh giá về phương án phát hành này, Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC) cho biết, Viconship có dòng tiền mạnh từ hoạt động kinh doanh cốt lõi và không có nợ vay. Tổng tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn tại thời điểm cuối tháng 6/2022 là 837 tỷ đồng và có khả năng đạt 1.081 tỷ đồng vào cuối năm 2022 theo ước tính của chúng tôi.
 
Do đó HSC cho rằng, với quy mô các khoản đầu tư mới được đề xuất, phương án phát hành riêng lẻ với mức độ pha loãng 33% và giá phát hành chiết khấu sâu như đề cập trên đây là không cần thiết và không hợp lý.

Cũng trong tờ trình, Viconship dự kiến tiếp tục thay đổi đội ngũ lãnh đạo và hội đồng quản trị (HĐQT). Cụ thể, Viconship xin ý kiến ĐHĐCĐ miễn nhiệm một thành viên HĐQT là ông Trần Quang Tiến và bầu một thành viên HĐQT mới. Điều đáng chú ý là ông Trần Quang Tiến mới làm thành viên HĐQT được 10 tháng, và trong 2 năm qua, thành viên HĐQT của VSC đã liên tục thay đổi.
 
Ngoài ra, nguyên Tổng giám đốc của Viconship - ông Nguyễn Văn Tiến - đã từ nhiệm kể từ tháng 8 năm ngoái sau 17 năm làm việc tại công ty.
 
Cùng với sự thay đổi ở đội ngũ lãnh đạo, Viconship đã giảm chi trả cổ tức tiền mặt và đẩy mạnh đầu tư trong 2 năm qua. Cổ tức tiền mặt năm 2021 đã giảm xuống chỉ còn 500đồng/cổ phiếu (tương đương lợi suất cổ tức 1,1%) so với mức 2.000-2.500 đồng/cổ phiếu/năm (lợi suất cổ tức 3,1-3,9%) trong giai đoạn 2016-2020.
 
Cũng từ năm 2021 đến nay, Viconship đã đầu tư tổng cộng 893 tỷ đồng để mua 36% cổ phần tại một cảng container mới tại Hải Phòng là Vinalines Đình Vũ (VDV); 100% cổ phần một cảng cạn.
 
Theo HSC, những khoản đầu tư này nhiều khả năng sẽ đóng góp lỗ vào kết quả kinh doanh của Viconship trong thời gian tới vì công suất hoạt động thấp. Trong 6 tháng đầu năm 2022, công ty đã ghi nhận lỗ 9 tỷ đồng từ khoản đầu tư vào VDV.
 
Ngoài ra, HSC cho biết, Viconship đã mua cổ phần VDV (28% trong số 36% cổ phần tại VDV) từ một cổ đông lớn là CTCP Thành Đức Hải Phòng (TDHP). TDHP là cổ đông lớn của Viconship từ năm 2021. Viconship mua 36% cổ phần VDV với giá 392 tỷ đồng, tương đương P/B 4,9 lần.
 
Trong cùng thời gian, một giao dịch tương tự là Transimex (TMS) đã mua 25% cổ phần tại MIPEC, một cảng container tại Hải Phòng với vị trí tương tự như VDV với P/B là 2,6 lần. Như vậy, dựa trên định giá P/B, VSC đã mua cổ phần VDV cao hơn 70% so với một cảng trong cùng khu vực.
 
Tóm lại, với những thay đổi gần đây trong cơ cấu HĐQT, các khoản đầu tư mới và tỷ lệ chi phí/lợi ích thu được của các khoản đầu tư này, HSC cho rằng rủi ro quản trị tại Viconship đang tăng lên đáng kể.