• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 3:34:31 CH - Mở cửa
Làm gì để logistics Việt Nam tận dụng tốt cơ hội từ EVFTA?
Nguồn tin: Thời báo Tài chính VN | 27/09/2022 7:55:00 SA
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Trong đó, dịch vụ logistics có các cam kết đáng chú ý, theo hướng mở cửa hơn đáng kể so với các FTA khác. Thông qua việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu sang các nước EU, EVFTA giúp gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics và có tác động đáng kể đến triển vọng thị trường logistics Việt Nam.
 
Logistics Việt Nam hưởng lợi, tăng trưởng xuất khẩu hai con số
 
Đánh giá kết quả xuất khẩu hàng hóa sau 2 năm EVFTA có hiệu lực, ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương cho biết, khi cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trải qua đợt đại dịch Covid-19 rất phức tạp thì tăng trưởng kim ngạch thương mại hai chiều vẫn đạt hai con số. Năm 2021 tăng trưởng xuất khẩu khoảng 14% và 8 tháng đầu năm 2022 tăng trưởng khoảng 15%. Riêng về xuất khẩu hàng hóa, năm 2021 đã tăng trưởng khoảng 14% và 9 tháng năm 2022 đã tăng trưởng trên 20%. Một điểm rất quan trọng trong thực thi EVFTA chính là khả năng tận dụng các ưu đãi rất cao. Ví dụ như năm 2021, tỷ lệ tận dụng C/O (chứng nhận xuất xứ hàng hóa) ưu đãi khoảng 14% thì đến năm 2022, tỷ lệ tận dụng ưu đãi phải lên đến gần 25%.
 
https://fireant.vn/
 
Nguồn: Quyết định 200/QĐ-TTg Đồ họa: Thế Dương
 
Kết quả thương mại hai chiều giữa hai bên có vai trò rất quan trọng của doanh nghiệp logistics. Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương chia sẻ, EU là một trong những thị trường truyền thống của Việt Nam. Sau khi ký Hiệp định EVFTA, khối lượng thương mại hàng hóa trao đổi gia tăng cao và đặc biệt trong đó nhiều mặt hàng có khối lượng vận chuyển lớn, như dệt may, da giày, thủy sản… Để đưa những mặt hàng này đến được khu vực thị trường của EU với chi phí hợp lý và giá thành cạnh tranh, đảm bảo thời gian thì có vai trò rất quan trọng của các doanh nghiệp dịch vụ logistics. Về tổng thể, các doanh nghiệp logistics đã đóng góp rất quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động thương mại giữa hai bên.
 
Về phía các doanh nghiệp, ông Mai Trần Thuật - Giám đốc phụ trách Supply Chain Solutions, Bee Logistics Group chia sẻ, EVFTA có hiệu lực đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam. Đặc biệt là cùng với xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc thì các doanh nghiệp của EU đầu tư vào Việt Nam rất nhiều. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp logistics có thêm việc làm và doanh thu.
 
Thách thức nội tại và giải pháp đưa ngành logistics phát triển
 
Bên cạnh các cơ hội và tiềm năng, các doanh nghiệp logistics Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức mới từ EVFTA, đòi hỏi các doanh nghiệp cần có những giải pháp nâng cao năng lực, đồng thời giữ được vị trí lợi thế sân nhà trong quá trình thực thi EVFTA.
 
Theo ông Ngô Chung Khanh, hạn chế trong phát triển logistics hiện nay là chính sách tín dụng dành cho những doanh nghiệp tận dụng EVFTA chưa rõ ràng. Các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam chưa chú ý đọc kỹ những nội dung cam kết mở cửa dịch vụ logistics; còn quá tập trung vào thị trường Việt Nam mà chưa để ý đến cơ hội tại khu vực EU. Sự chênh lệch về năng lực khiến các doanh nghiệp logistics Việt Nam cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp logistics của EU, vốn rất mạnh và chiếm thị phần đáng kể trên thị trường logistics thế giới. Trong đó hiện nhiều doanh nghiệp logistics mạnh của EU đã có hoạt động kinh doanh ở Việt Nam như các tập đoàn DHL Group, Kuehne + Nagel, DB Schenker của Đức, tập đoàn Maersk của Đan Mạch... Trong khi đó, các doanh nghiệp dịch vụ logistics của Việt Nam phần lớn ở quy mô nhỏ và vừa, tính chuyên nghiệp chưa cao, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được thực tiễn phát triển dẫn đến chi phí dịch vụ logistics của Việt Nam cao hơn so với các nước.
 
Kế hoạch hành động phát triển logistics của Việt Nam đến 2025
 
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 200/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.
 
Quyết định 200/QĐ-TTg đặt mục tiêu, phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị giá tăng cao, gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước, phát triển hạ tầng giao thông vận tải và công nghệ thông tin.
 
“Để ứng phó với những thách thức và tận dụng cơ hội từ hiệp định EVFTA, ngành logistics Việt Nam cần có những giải pháp đồng bộ hơn nữa từ sự chủ động của doanh nghiệp cho đến những chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Các doanh nghiệp cần nắm rõ hơn những cam kết mở cửa dịch vụ logistics để nhận diện được các nguy cơ mới trong cạnh tranh và thay đổi tư duy về ngành logistics, qua đó tối ưu hóa hoạt động của doanh nghiệp” - ông Ngô Chung Khanh nói.
 
Đề cập đến giải pháp ở góc độ doanh nghiệp, ông Lê Hoành Khánh Nhựt - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng, cho biết chi phí logistics chiếm tỷ trọng lớn trong cấu thành giá trị của sản phẩm. Có những giai đoạn khó khăn như năm 2021 chi phí logistics đã tăng hàng chục lần. Đây cũng là một điểm rất khó khăn để cho các doanh nghiệp cân đối chi phí trong sản xuất.
 
“Trong cấu thành giá trị của sản phẩm, doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đa dạng các nhà vận tải thì mới có yếu tố cạnh tranh. Điều đáng nói, chúng ta không có hãng tàu, chính vì thế cho nên bị chi phối bởi các hãng tàu nước ngoài rất nhiều, có những lúc rất khó khăn. Do đó, Việt Nam nên phát triển trung tâm logistics tại các cảng lớn để đảm bảo được lượng tàu vào ra cho phù hợp và làm chủ được cuộc chơi này” - ông Nhựt phân tích.