• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 1:51:37 SA - Mở cửa
VIC gây áp lực mạnh, thị trường phản ứng thận trọng trước loạt tin vĩ mô
Nguồn tin: Vneconomy | 29/09/2022 12:16:16 CH
Thị trường đón nhận số liệu tăng trưởng đột biến trong quý 3, nhưng sự hào hứng không kéo dài. Điểm còn thiếu là dòng tiền quá tệ, trong khi VN-Index lại bị kiềm chế bởi “siêu trụ” VIC giảm tới 4,17%.

 
Các mã trụ lớn nhất như VCB, VHM tăng hạn chế khiến diễn biến chỉ số VN-Index kém hào hứng.
 
Thị trường đón nhận số liệu tăng trưởng đột biến trong quý 3, nhưng sự hào hứng không kéo dài. Điểm còn thiếu là dòng tiền quá tệ, trong khi VN-Index lại bị kiềm chế bởi “siêu trụ” VIC giảm tới 4,17%.
 
VIC là mã duy nhất trong rổ VN30 đang đỏ. Mức giảm cực mạnh này cộng với vốn hóa quá lớn, khiến VN-Index bốc hơi 2,4 điểm. Nếu không nhờ một số mã lớn khác hỗ trợ, VN-Index thậm chí có nguy cơ đỏ.
 
VN-Index lúc 10h38 chỉ còn tăng được hơn 2 điểm, là lúc các cổ phiếu trụ ngoài VIC suy yếu. VIC khi đó mới giảm khoảng 1,91% so với tham chiếu. Điều này làm nổi bật vai trò bù đắp điểm số của các cổ phiếu còn lại, vì càng về cuối phiên sáng VIC càng lao dốc mạnh.
 
Sau phiên hôm qua xuyên thủng ngưỡng đáy trong đại dịch Covid hồi tháng 3/2020, VIC đã tăng tốc giảm. Tuy vậy thanh khoản của VIC không có gì đặc biệt, mức giảm sâu chủ yếu do bên mua “rút quân”. Chỉ trong tháng 9 cổ phiếu này đã bốc hơi 13,5% giá trị và từ đầu năm tới giờ giảm gần 42,1% giá trị.
 
Đối ứng với VIC sáng nay là loạt blue-chips còn lại, dẫn đầu là GAS tăng 3,56%. Cổ phiếu này hôm qua lao dốc đột biến 6,7%, nhất là đợt ATC bị ép giá mạnh. Hôm nay GAS phục hồi kỹ thuật với thanh khoản khá thấp. Cổ phiếu này ủng hộ VN-Index gần 1,9 điểm.
 
VN30 kết phiên sáng có 27 mã tăng và 1 mã giảm, chỉ số tăng 0,56%. Các mã xuất sắc nhất có thể điểm ra là FPT tăng 2,18%, MSN tăng 1,86%, VNM tăng 1,95%, VRE tăng 1,3%, BID tăng 1,19%, VPB tăng 1,08%. Điều đáng tiếc là các mã siêu lớn như VCB, VHM tăng quá hạn chế.

 
Sức ép ở vùng giá cao khiến cổ phiếu tụt dần, phản ánh lên chỉ số VN-Index.
 
Độ rộng chung của VN-Index cuối phiên cũng khá tốt với 266 mã tăng/160 mã giảm. Độ rộng này thực tế đã co hẹp lại dần, dưới áp lực bán có tín hiệu tăng lên. Trong 30 phút đầu tiên thị trường mạnh nhất, độ rộng ghi nhận 284 mã tăng và chỉ có 57 mã giảm. Tuy vậy, giao dịch vẫn khá ổn định.
 
Tín hiệu đầu tiên là thanh khoản vẫn còn thấp. Tổng giá trị khớp hai sàn giảm 11% so với sáng hôm qua, đạt 4.059 tỷ đồng. HoSE giảm 12%, đạt hơn 3.662 tỷ đồng. Thanh khoản thấp trong bối cảnh cổ phiếu tăng cho thấy lực cầu giá cao khá hạn chế, chủ yếu được ủng hộ từ phía bán cũng đang dừng lại quan sát. Lực bán tăng dần lên theo thời gian nhưng chưa đủ mạnh để đảo chiều độ rộng như mới nói ở trên.
 
Thứ hai là các nhóm cổ phiếu quan trọng vẫn đâng giao dịch khá tích cực. VIC giảm mạnh là cổ phiếu duy nhất điều tiết chỉ số theo hướng tiêu cực. Nhóm tài chính với đại đa số các mã ngân hàng tăng giá, chỉ tiếc là VPB, BID là hai blue-chips duy nhất tăng trên 1%. Nhóm chứng khoán cũng khá mạnh với 14 mã đang tăng trên 1%, bao gồm cả VND, BVS, MBS, nhưng SSI lại chỉ tăng 0,76%, HCM tăng 0,76% và VCI tăng 0,97%. Nhóm bất động sản tăng chủ đạo ở các cổ phiếu nhỏ với NBB, SGR kịch trần, trong khi nhiều mã đầu cơ thanh khoản cao như VCG, DIG, DXS lại đỏ.
 
Nhìn chung thị trường vẫn chỉ đang duy trì trạng thái phân hóa. Hôm nay loạt thông tin vĩ mô quan trọng của quý 3 xuất hiện, nhưng thị trường cũng không hào hứng quá mức. Bằng chứng là dòng tiền vào hạn chế ở chiều tăng. Toàn thị trường chỉ có đúng 4 mã đạt thanh khoản trên 100 tỷ đồng sáng nay là VCG, HPG, NVL và HAG. Việc cổ phiếu hạ độ cao cũng là tín hiệu cho thấy khả năng nâng đỡ giá vùng giá trên tham chiếu có thể phải thử thách nhiều hơn trong phiên chiều, khi có đợt hàng mới về tài khoản.
 
Nhà đầu tư nước ngoài sáng nay bán ròng khá mạnh 148,6 tỷ đồng trên HoSE, nhưng chủ yếu là do mua ít. Cụ thể, tổng giá trị mua chỉ đạt 166,9 tỷ đồng trong khi bán ra 315,5 tỷ đồng. HPG bị xả nhiều nhất cũng chỉ -37,8 tỷ, STB -24,4 tỷ. Nhóm KDH, DXG, DCM, DPM là duy nhất còn lại bị bán ròng quanh 10 tỷ đồng. Phía mua nhiều nhất là GMD còn chưa tới 10 tỷ đồng ròng.