• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,07 -0,04/0,00%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 2:35:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,07   -0,04/0,00%  |   HNX-INDEX   221,90   -0,58/-0,26%  |   UPCOM-INDEX   92,63   -0,48/-0,52%  |   VN30   1.315,31   +1,83/+0,14%  |   HNX30   461,50   -0,69/-0,15%
20 Tháng Giêng 2025 2:42:18 CH - Mở cửa
Việt Nam – Lào thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng
Nguồn tin: Cổng Chính phủ điện tử | 05/09/2022 7:25:00 SA
Trong những năm qua, Việt Nam và Lào triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, qua đó góp phần khắc sâu thêm tình đoàn kết đặc biệt keo sơn giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân 2 nước.
 
https://fireant.vn/
 
Ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng Giám đốc EVN
 
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm quan hệ hợp tác Việt Nam – Lào (5/9/1962 - 5/9/2022), ông Ngô Sơn Hải – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có cuộc trao đổi với báo chí về những kết quả hợp tác trên lĩnh vực năng lượng giữa hai quốc gia.
 
Phóng viên: Xin ông cho biết, Việt Nam và Lào đã có sự hợp tác như thế nào trong lĩnh vực năng lượng, nhất là hoạt động mua - bán điện giữa hai nước? Những kết quả nổi bật đạt được trong thời gian qua trên lĩnh vực này?
 
Ông Ngô Sơn Hải: Theo Biên bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào đã được ký kết ngày 5/10/2016, tổng công suất nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam tối thiểu đến năm 2025 là 3.000MW và đến năm 2030 là 5.000MW.
 
Trong thời gian qua, EVN đã làm việc với chủ đầu tư các dự án điện tại Lào và đã ký 18 hợp đồng mua bán điện với tổng công suất 2.180MW (bao gồm các hình thức dự án thủy điện, điện gió).
 
Hiện tại, EVN cũng đang phối hợp với chủ đầu tư các dự án điện tại Lào, để trình Bộ Công Thương, sau đó Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương tăng thêm nguồn điện nhập khẩu từ Lào để đáp ứng nhu cầu của hệ thống điện Việt Nam trong thời gian tới, theo định hướng của Chính phủ hai nước.  
 
Bên cạnh việc mua điện từ các nhà máy điện tại Lào, EVN cũng đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện trung, hạ áp để cấp điện, bán điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các địa phương dọc biên giới Việt Nam - Lào của nước CHDCND Lào. Việc cung cấp điện luôn được EVN duy trì ổn định, an toàn, đảm bảo chất lượng.
 
Phóng viên: Việc hợp tác, mua, bán điện có ý nghĩa như thế nào đối với 2 nước Việt Nam và Lào? Kế hoạch, lộ trình hợp tác về năng lượng, nhất là hoạt động mua - bán điện giữa Lào và Việt Nam trong thời gian tới sẽ diễn ra như thế nào thưa ông?
 
Ông Ngô Sơn Hải: Việc hợp tác năng lượng giữa Việt Nam – Lào xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của hai nước. Trong khi phía Lào có tiềm năng lớn trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt thủy điện, nhưng nhu cầu phụ tải của Lào thấp, do vậy chủ đầu tư các dự án điện tại Lào mong muốn bán điện cho Việt Nam.
 
Về phía Việt Nam, EVN đánh giá việc nhập khẩu điện Lào trong các năm tới là một trong những giải pháp hiệu quả hỗ trợ đảm bảo an ninh cung cấp điện, đặc biệt các nguồn điện nhập khẩu từ Lào trực tiếp về khu vực miền Bắc góp phần giảm sản lượng thiếu hụt nội miền của miền Bắc.
 
Việc phát triển lĩnh vực năng lượng không chỉ là động lực cho việc phát triển kinh tế của hai nước mà còn đóng vai trò thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Lào bền chặt.    
 
Hiện tại EVN chưa tham gia đầu tư các dự án nguồn điện mới tại Lào mà chỉ đầu tư các công trình lưới điện trên lãnh thổ Việt Nam để phục vụ nhập khẩu điện và giải tỏa công suất cho các dự án điện nhập khẩu từ Lào.
 
Để việc nhập khẩu điện từ Lào được hiệu quả về kinh tế và kỹ thuật, trong thời gian tới, EVN sẽ tiếp tục kiến nghị với Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ để làm việc với các cơ quan Chính phủ Lào xem xét quy hoạch tổng thể cho việc nhập khẩu điện từ Lào cho từng giai đoạn theo lộ trình đã được hai Chính phủ Việt Nam – Lào thống nhất.
 
 
Đường dây 220kV Xekaman - Pleiku2 truyền tải điện từ Lào về Việt Nam
 
Phóng viên: Mới đây đoàn công tác của Cục Quản lý an toàn công nghiệp năng lượng thuộc Bộ Năng lượng và Mỏ Lào đã tham quan, học tập kinh nghiệm và mong muốn Việt Nam hỗ trợ đào tạo trong vận hành thủy điện, an toàn đập, xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du, ông nghĩ sao về đề xuất này? Để thực hiện hợp tác trên lĩnh vực năng lượng ngày càng hiệu quả, EVN có đề xuất kiến nghị gì?
 
Ông Ngô Sơn Hải: Việc xây dựng, nghiệm thu và đưa vào vận hành các nhà máy thủy điện cần có các quy trình, quy định chặt chẽ, không những đảm bảo nhà máy vận hành an toàn, ổn định, tin cậy, mà còn phải đảm bảo đời sống dân sinh ở khu vực dự án, an toàn môi trường và nhiều yếu tố khác.   
 
Với những kinh nghiệm mà EVN và các đơn vị của EVN cũng như các công ty tư vấn điện, các công ty thủy điện có được trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng và vận hành các dự án nhà máy thủy điện, EVN rất sẵn sàng chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với Cục Quản lý an toàn công nghiệp năng lượng (DESM), các cơ quan Chính phủ Lào, các doanh nghiệp đầu tư các dự án điện tại Lào để góp phần nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ công nhân viên, hoàn thiện cơ sở pháp lý, xây dựng và tăng cường các biện pháp đảm bảo việc vận hành nhà máy được an toàn, ổn định, tin cậy.
 
Qua đó cũng góp phần vào việc hoàn thiện quy trình phối hợp vận hành các nhà máy thuỷ điện và lưới điện liên kết xuyên quốc gia Việt Nam – Lào.
 
Việc hợp tác trong lĩnh vực năng lượng của Việt Nam – Lào sẽ phụ thuộc nhiều vào cơ chế, chính sách và định hướng phát triển của Chính phủ hai nước. EVN cũng đã có kiến nghị với Bộ Công Thương trình Chính phủ ban hành khung giá nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam giai đoạn sau 2025 đối với tất cả loại hình nguồn điện, làm cơ sở để các nhà đầu tư các dự án điện tại Lào đầu tư dự án và bán điện cho EVN.
 
EVN cũng đề nghị Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan hữu quan của Lào để có định hướng về phát triển lưới điện kết nối 2 nước nhằm tăng cường trao đổi điện năng giữa 2 quốc gia.