• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 9:23:07 CH - Mở cửa
Địa phương duy nhất hai năm liên tiếp xuất khẩu thủy sản vượt 1 tỷ USD
Nguồn tin: Báo Nông nghiệp Việt Nam | 05/09/2022 10:15:00 CH
 
Trong 2 năm liên tiếp, từ 2020 đến nay, Cà Mau là địa phương nổi bật trong thành tích xuất khẩu chung ngành thủy sản với kim ngạch luôn duy trì trên 1 tỷ USD. Vậy, điều gì giúp Cà Mau làm nên kỳ tích cũng như duy trì được phong độ tuyệt vời này, Báo Nông nghiệp Việt Nam có cuộc trao đổi với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử.
 
 
 
Mặc dù đối diện khó khăn do đại dịch Covid-19, Cà Mau vẫn là tỉnh duy nhất cả nước 2 năm liên tiếp xuất khẩu thủy sản đạt trên 1 tỷ USD, vậy ông có thể chia sẻ đâu là lý do Cà Mau có được kết quả ấn tượng này?
 
Trong 2 năm liền (2020-2021), xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau đạt trên 1 tỷ USD và tràn đầy hy vọng năm thứ 3 đạt mục xuất khẩu trên 1 tỷ USD.
 
Để đạt được kết quả này, trước tiên do được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp đã thực hiện tốt công tác hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tổ chức sản xuất hiệu quả, an toàn trong thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng, chống dịch vừa phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội, gắn kết chuỗi sản xuất - cung ứng - tiêu thụ, góp phần phục vụ chế biến, xuất khẩu, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh. 
 
Bên cạnh đó là sự cố gắng, nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, người nuôi tôm kịp phục hồi sản xuất sau đại dịch Covid-19 cũng như sự phục hồi tiêu thụ của thị trường thế giới.
 
Trong đại dịch, hầu hết các thị trường xuất khẩu đều đóng băng, sau khi được kiểm soát thị trường xuất khẩu thủy sản thế giới không chỉ phục hồi mà còn phát triển, nhu cầu tiêu thụ thủy sản của thế giới có sự tăng trưởng, đây được xem là yếu tố quan trọng giúp xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp tăng trưởng trên địa bàn tỉnh Cà Mau thời gian qua.
 
Về thuận lợi: Các chương trình, chính sách phục hồi phát triển kinh tế, xã hội của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và của Cà Mau đã phát huy tác dụng, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động chế biến, xuất khẩu.
 
Đồng thời, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của tỉnh cũng khai thác và tận dụng tốt các lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cà Mau vào các thị trường Mỹ, EU, Canada, Úc, Trung Quốc.
 
 
Trong đó, năm 2021, Mỹ gần 182 triệu USD (năm 2020 hơn 129 triệu USD), EU gần 135 triệu USD (năm 2020 là  gần 92 triệu USD), Canada là 64 triệu USD (năm 2020 là hơn 62 triệu USD), Úc là hơn 53 triệu USD (năm 2020 gần 39 triệu USD) và Trung Quốc 51 triệu USD (năm 2020 là gần 39 triệu USD).
 
Mặt hàng tôm của Cà Mau hiện có lợi thế về giá hơn so với các đối thủ như: Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Ecuador,… và giá xuất khẩu cũng tăng dần so với cùng kỳ.
 
Đặc biệt, 7 tháng năm 2022, hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch các nước đã trở lại bình thường khi dịch Covid-19 được kiểm soát, nhu cầu tại các thị trường các tháng đầu năm 2022 tăng cao cùng các hoạt động xúc tiến thương mại được đẩy mạnh.
 
Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại Cà Mau đã khai thác tốt lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh sang các nước thành viên so với cùng kỳ (EU tăng 32%, Anh tăng 53%, các nước thành viên RCEP tăng 33%).
 
Trong 7 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Cà Mau tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh mẽ, ước đạt 850 triệu USD, bằng 74% kế hoạch năm và tăng 43% so với cùng kỳ. Trong đó, thủy sản ước đạt 689 triệu USD. Từ kết quả trên sẽ hứa hẹn 2022 sẽ là năm có kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt và vượt chỉ tiêu đề ra (trên 1,1 tỷ USD năm 2022).   
 
 
Về khó khăn: Hoạt động xuất khẩu thủy sản của Ca Mau cũng gặp một số khó khăn nhất định như: thiếu tàu, thiếu container rỗng, cước phí tàu, chi phí bốc xếp trong và ngoài nước, giá nguyên liệu đầu vào đều tăng, các thị trường xuất khẩu của tỉnh tăng cường kiểm soát các yếu tố an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật...
 
Do đó, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh hậu Covid-19, UBND tỉnh Cà Mau tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương, tích cực, linh hoạt trong triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh, nhất là thực hiện các chính sách về tín dụng.
 
Đồng thời, tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, không để gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng, cụ thể là:
 
Tăng cường kiểm soát nguồn nguyên liệu chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, đảm bảo các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc.
 
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp chế biến với phát triển vùng nguyên liệu, sản xuất theo chuỗi giá trị góp phần tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
 
Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật đồng bộ cho các vùng nuôi thủy sản tập trung. Tổ chức lại nuôi trồng thủy sản theo hướng liên kết sản xuất để tạo ra nguồn nguyên liệu chất lượng, an toàn thực phẩm, quy mô hàng hóa lớn cho hoạt động chế biến.
 
Nâng cao năng lực chế biến, trình độ công nghệ đối với các cơ sở chế biến tiêu thụ thủy sản tỉnh Cà Mau, đa dạng hóa chủng loại, sản phẩm, tăng tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng, đẩy mạnh chế biến các sản phẩm chủ lực có thương hiệu.
 
 
Song song với đó là phát huy tốt vai trò cầu nối của các Hiệp hội, Liên minh với cơ quan quản lý nhà nước để chuyển tải đầy đủ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.
 
Thông tin đầy đủ, kịp thời về các Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các nước đã ký kết (CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP,...), đồng thời kiến nghị, đề xuất cấp thẩm quyền giải quyết những yêu cầu cấp thiết của doanh nghiệp hội viên trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
 
Bên cạnh đó, tỉnh Cà Mau cũng gặp một số khó khăn như: giá xăng dầu, chi phí vận tải trong thời gian qua tăng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, đặc biệt, ảnh hưởng bởi chiến sự Nga - Ukraina. Tuy xuất khẩu thủy sản của nước ta vào hai thị trường này khống lớn, nhưng sự kiện có tác động lớn đến xuất khẩu sang thị trường khác trên thế giới, nhất là vào thị trường châu Âu.
 
Tác động đó đến từ chỉ số giá, điều kiện tiêu dùng của người dân châu Âu, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của các nước nói chung, trong đó có Việt Nam. Do đó, tỉnh Cà Mau đã chủ động từ sản xuất trong nước, tăng cường liên kết trong sản xuất theo chuỗi giá trị để đảm bảo giảm đi sự tác động.
 
Đồng thời, chủ động phối hợp các Bộ, ngành Trung ương, các Hiệp hội ngành hàng để có được thông tin sớm, từ xa để có các biện pháp cần thiết để khắc phục các tác động của xung đột nếu có.
 
Thời gian tới, tỉnh tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại để tìm kiếm khách hàng, mở rộng,à phát triển thị trường, tận dụng thật tốt cơ hội của các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết như EVFTA, CPTPP, UKVFTA, RCEP để thúc đẩy phát triển chế biến, xuất khẩu.
 
 
Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, đây được xem là Hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, là cơ hội để các doanh nghiệp thủy sản ở Cà Mau đẩy mạnh xuất khẩu ngành tôm, ông đánh giá như thế nào về thời cơ này?
 
Việt Nam tham gia rất nhiều Hiệp định thương mại, đối với Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) hiện là Hiệp định thương mại tự do hứa hẹn mang nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung, doanh nghiệp tại Cà Mau nói riêng.
 
RCEP có quy mô lớn nhất toàn cầu, các nước trong khối Hiệp định hiện nay được xem là thị trường xuất khẩu thủy sản (chủ yếu là tôm) lớn của tỉnh Cà Mau, chiếm tỷ trọng gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
 
Thủy sản được xem là mặt hàng nông sản có được nhiều chính sách, nhiều lợi thế trong thực hiện hiệp định với các nước thành viên.
 
Để tận dụng tốt thời cơ này, Cà Mau sẽ phổ biến, tuyên truyền cộng đồng doanh nghiệp, người dân hiểu được cơ chế của các Hiệp định có liên quan đến ngành hàng của mình.
 
Chúng ta phải tìm hiểu đầy đủ quy định của Hiệp định RCEP, tổ chức ra các sản phẩm hàng hóa có sản lượng lớn, chất lượng cao và ổn định. Nhất là thực hiện nhiều biện pháp trong suốt quá trình làm ra sản phẩm theo hướng kiếm soát chặt chẽ chắc lượng.
 
Bởi khi được hưởng các lợi thế từ RCEP, các nước trong khối này đồng thời cũng sẽ dựng lên các hàng rào kỹ thuật, đặc biệt là hàng rào về chất lượng, đây được xem là vấn đề rất lớn nếu chúng ta muốn tận dụng tốt lợi thế này.
 
 
Thứ hai, muốn sản xuất sản phẩm có sản lượng lớn, chất lượng cao và ổn định, đòi hỏi tổ chức lại sản xuất là khâu quyết định, trong điều kiện sản xuất nông nghiệp của Việt Nam nói chung và sản xuất thủy sản nói riêng chủ yếu theo quy mô nhỏ lẻ thì liên kết sản xuất theo chuỗi đặt ra yêu cầu cao hơn.
 
Tuy nhiên, việc tận dụng cơ hội từ RCEP đối với xuất khẩu thủy sản, nhất là mặt hàng tôm của Cà Mau bên cạnh đối diện với cơ hội đồng sẽ luôn đi kèm thách thức:
 
Về cơ hội của Hiệp định mang lại:  Thị trường lớn với mức thu nhập đang tăng lên, nhu cầu cao, có nhiều phân khúc khác nhau, từ rất khắt khe tới tương đối dễ tính, RCEP được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội xuất khẩu cho nhiều doanh nghiệp hơn.
 
Về ưu đãi thuế quan: Đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng một số nước (Úc, Brunei, Malaysia, Singapore, Trung Quốc) cam kết xóa bỏ thuế quan (0%) ngay khi ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Vì vậy, với RCEP các doanh nghiệp sẽ thêm một lựa chọn về thuế quan ưu đãi khi xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên bên cạnh các ưu đãi theo các FTA đơn lẻ trước đây.
 
 
Về quy tắc xuất xứ hàng hóa: Nhờ vào việc hài hòa quy tắc xuất xứ nội khối RCEP, hàng hóa có nguyên phụ liệu nhập khẩu mà phần lớn là từ các nước trong khối của doanh nghiệp Việt Nam có thể dễ dàng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan trong RCEP cao hơn bất kỳ FTA nào đã có, từ đó gia tăng xuất khẩu trong khu vực này.
 
Về các biện pháp phi thuế quan: Theo các cam kết thống nhất giữa 15 nền kinh tế trong RCEP về hải quan và tạo thuận lợi thương mại, hàng rào kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng vệ thương mại,... sẽ hạn chế tình trạng khác biệt rất lớn về cơ chế quản lý giữa các nước RCEP, từ đó, doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Cà Mau có thể tiết giảm được các chi phí tuân thủ, gia tăng hiệu quả cạnh tranh.
 
Về thách thức đối với Hiệp định mang lại: Hiệp định có hiệu lực sẽ đặt các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp Cà Mau nói riêng đứng trước thách thức cạnh tranh cùng lúc nhiều đối thủ mạnh trong ngành tôm như: Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia,… khi không chỉ Việt Nam có lợi thế FTA như trước đây mà các đối thủ của chúng ta cũng có lợi thế tương tự nhờ vào Hiệp định.
 
 
Được biết, tỉnh Cà Mau đã và đang xây dựng chuỗi liên kết theo Nghị quyết số 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể đối với ngành hàng tôm, vậy ông cho biết đóng góp của chủ trương, chiến lược này đến nay ra sao?
 
Để tổ chức triển khai sản xuất theo chuỗi giá trị hiệu quả các nội dung của Nghị quyết số 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới, tất cả các khâu trong sản xuất ra sản phẩm đòi hỏi phải có sự liên kết với nhau.
 
Tổ chức liên kết vốn đã khó, trong điều kiện sản xuất manh mún, nhỏ lẻ của người nông dân thì sự liên kết đó càng khó khăn hơn.
 
Việc tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết chuỗi đòi hỏi chúng ta cần áp dụng nhiều mô hình với nhiều biện pháp khác nhau để hình thành từng bước các hoạt động liên kết, trong đó trước tiên tập trung cho khâu quan trọng nhất cũng xem là khâu yếu nhất của chuỗi liên kết là khâu nuôi trồng của nông dân.
 
Đây là khâu có diện tích và số lượng người tham gia lớn, tuy nhiên nhận thức của người nông dân chưa đồng đều, nhiều hạn chế, đặc biệt là khâu nuôi trồng của người dân vốn được xem là có năng lực hạn chế hơn so với các khâu ở các công đoạn khác, vì vậy hoạt động tổ chức lại sản xuất trước tiên là bắt đầu từ khâu nuôi trồng.
 
Ngoài ra, cần tích cực đẩy mạnh hơn nữa các mô hình liên kết khác nhau thông qua đó đánh giá sơ kết mô hình nào phù hợp với đặc điểm điều kiện của địa phương rồi mình nhân rộng ra.
 
UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu Ban thường vụ Tỉnh ủy xây dựng dự thảo Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết.
 
 
Đầu năm 2022, tỉnh Cà Mau đã tổ chức tổng kết đánh giá 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.
 
Theo đó, công tác phát triển kinh tế hợp tác có nhiều tiến bộ đáng kể, đạt nhiều kết quả tích cực, HTX nông nghiệp từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng.
 
Hoạt động của các HTX đi vào chiều sâu, sản xuất theo chuỗi giá trị được thực hiện tốt. Mô hình chuỗi liên kết phát triển khá, tỷ lệ HTX áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao tăng lên rõ rệt.
 
Các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phát triển theo hướng áp dụng công nghệ cao, khai thác tiềm năng và lợi thế của địa phương, từng bước hướng tới nền sản xuất hiện đại, an toàn, bền vững và hiệu quả, mở ra hướng đi mới với các ngành hàng chủ lực và xây dựng nông thôn mới.
 
Các dịch vụ cung ứng ngày càng đa dạng, từ cung ứng vật tư đầu vào, dịch vụ thu hoạch, vận chuyển, tư vấn chuyển giao kỹ thuật… đều thực hiện tốt các khâu liên kết sản xuất và tiêu thụ thông qua hợp đồng.
 
Đối với việc xây dựng các chuỗi liên kết ngành hàng tôm: Trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã kết nối 22 Doanh nghiệp, ký kết 63 lượt hợp đồng hợp tác phát triển chuỗi giá trị ngành hàng tôm với 23 HTX/THT để cung ứng vật tư đầu vào và xây dựng vùng nguyên liệu nuôi tôm có chứng nhận quốc tế, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
 
Đồng thời, hỗ trợ 7 Công ty chế biến xuất khẩu thủy sản tiếp tục phối hợp với các Ban Quản lý rừng phòng hộ và các đơn vị có liên quan mở rộng diện tích liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tôm - rừng tăng thêm 9.000ha và 700ha tôm - lúa ở huyện Thới Bình, nâng tổng diện tích liên kết lên trên 28.000ha.
 
Trong đó, đã được chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế như Naturland, EU Organic, Canada Organic, Selva Shrimp, ASC, BAP, Seafood Watch 19.000ha chiếm 6,8% diện tích nuôi và hơn 9.000 ha đang chờ chứng nhận chiếm 3,48% diện tích nuôi.
 
Vâng, xin cảm ơn ông!