• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
22 Tháng Mười Một 2024 2:26:05 SA - Mở cửa
Cổ phiếu thép trần cả loạt, HSG, NKG thanh khoản kỷ lục
Nguồn tin: Vneconomy | 05/09/2022 4:13:10 CH
Thị trường chiều nay yếu hơn buổi sáng, nhưng điều đó không đúng với nhóm cổ phiếu thép. Dòng tiền đổ mạnh vào các mã này đã đẩy giá tăng cả loạt, thậm chí nhiều cổ phiếu kịch trần. Riêng HSG, NKG phiên này đã lập kỷ lục lịch sử về thanh khoản.

 
VN-Index chịu áp lực lớn từ nhóm blue-chips trong phiên chiều.
 
Thị trường chiều nay yếu hơn buổi sáng, nhưng điều đó không đúng với nhóm cổ phiếu thép. Dòng tiền đổ mạnh vào các mã này đã đẩy giá tăng cả loạt, thậm chí nhiều cổ phiếu kịch trần. Riêng HSG, NKG phiên này đã lập kỷ lục lịch sử về thanh khoản.
 
HSG chốt phiên sáng tăng 4,09%, giao dịch 255,4 tỷ đồng, chiều nay tăng thêm 301,2 tỷ đồng thanh khoản nữa, giá lên kịch trần. NKG sáng tăng 4,72%, giao dịch 290,4 tỷ, chiều khớp thêm 330 tỷ đồng, giá kịch trần.
 
Đây là hai cổ phiếu mạnh tiêu biểu của nhóm cổ phiếu thép nhờ thu hút dòng tiền cực khỏe. Tính chung cả ngày, HSG giao dịch 25,5 triệu cổ trị giá 556,5 tỷ đồng, NKG giao dịch 27,8 triệu cổ, trị giá 620,2 tỷ đồng. Đây đều là mức thanh khoản cao chưa từng có trong lịch sử của hai mã này. Tuyệth đại đa số mức thanh khoản này đến từ nhà đầu tư trong nước, khối ngoại mua hay bán đều nhỏ và mức ròng càng không đáng kể.
 
Cổ phiếu lớn nhất nhóm thép là HPG, chiều nay cũng tăng thêm 2,36% so với giá cuối phiên sáng và đóng cửa trên tham chiếu 3,91%. Dĩ nhiên thanh khoản của HPG đứng đầu thị trường với 620,7 tỷ đồng. Vì HPG có lượng cổ phiếu trôi nổi khổng lồ nên biên độ tăng giá vất vả hơn nhiều so với các mã khác cùng nhóm. Ví dụ NKG cũng giao dịch gần tương đương với HPG nhưng giá kịch trần và dư mua trần hàng trăm ngàn cổ.
 
Nhiều cổ phiếu thép còn lại cũng hưởng lợi từ xu hướng chung của nhóm ngành: TLH tăng kịch trần 6,97%, TVN tăng 4,71%, POM tăng 4,27%, VGS tăng 9,2%. Cổ phiếu thép nói chung có đặc điểm khá giống nhau, là giá đang “lệt xệt” quanh vùng đáy hàng năm trời do đà giảm của giá thép. Tuy nhiên sau chuỗi tuần giảm liên tục, giá thép đã phục hồi cuối tuần qua, phần nào hỗ trợ giá cổ phiếu nhóm này. Mặt khác, dòng tiền dường như đang quay trở lại cổ phiếu thép khi thanh khoản đều rất tốt.
 
Cổ phiếu thép chỉ duy nhất HPG là có vốn hóa lớn. Mã này giữ vị trí số 1 trong Top các mã kéo chỉ số, với 1,34 điểm trong VN-Index và 3 điểm trong VN30-Index. Tuy nhiên HPG cũng không thể xoay chuyển được tình thế khi sức ép từ các cổ phiếu khác là quá mạnh. VN-Index kết phiên giảm 0,25% với độ rộng 168 mã tăng/283 mã giảm và VN30-Index giảm 0,25% với 8 mã tăng/21 mã giảm.

 
Nhóm blue-chips lớn nhất thị trường chủ đạo là giảm, trong đó cổ phiếu ngân hàng chiếm đa số.
 
Nhóm cổ phiếu ngân hàng có ảnh hưởng đặc biệt mạnh, nhất là với chỉ số VN30-Index. Top 10 cổ phiếu kéo tụt chỉ số này xuống thì 8 mã là ngân hàng, bao gồm VPB, VCB, TCB, VIB, ACB, HDB và MBB. Đối với VN-Index, đó là VCB, BID, VPB, CTG, TCB và VIB. Ảnh hưởng của các cổ phiếu này là khác nhau trong mỗi chỉ số, chẳng hạn VPB giảm 1,57% khiến VN30-Index mất 1,6 điểm thì chỉ khiến VN-Index mất 0,6 điểm. VCB giảm 1,67% khiến VN30-Index mất gần 0,8 điểm thì khiến VN-Index mất tới 1,7 điểm.
 
Trong toàn bộ 27 cổ phiếu ngân hàng trên các sàn thì duy nhất còn lại NVB tăng 7,14%, PGB tăng 3,62% và ABB tăng 0,87%. 6 cổ phiếu khác tham chiếu là BVB, TPB, SGB, VAB, KLB và BAB, còn lại đều giảm.
 
Nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng chịu áp lực rất mạnh. HCM, CTS, VCI, BSI, FTS vẫn tăng giá nhưng hàng chục mã khác giảm mạnh: BVS, SHS, TCI, VDS, DSC, EVS giảm 2% đến 5%...
 
Nhóm cổ phiếu cực tốt khác cùng với thép trong phiên sáng là phân bón hóa chất, chiều nay phân hóa sức mạnh. DCM vẫn tăng 2,27% như buổi sáng; DPM từ tăng 1,65% tụt xuống 0,92%; DGC từ tăng 1,41% nhích lên 1,81%. BFC từ tăng nhẹ 0,38% lên 1,91%...
 
Tuy có sự phân hóa nhưng về cơ bản nhóm cổ phiếu blue-chips đã suy yếu hơn buổi sáng. Cụ thể, thống kê trong rổ VN30, có 19 cổ phiếu tụt giá xuống thấp hơn buổi sáng, chỉ 8 mã tăng cao thêm. Ngoài HPG, chỉ có VNM là mạnh lên đáng kể trong phiên chiều. VNM đặc biệt đáng chú ý trong 30 phút cuối phiên, khi hía bùng nổ 2,37% chỉ trong thời gian rất ngắn. VNM chốt phiên trên tham chiếu 2,65%, tương đương tăng 2,24% riêng chiều nay.
 
Thanh khoản phiên chiều tương đương với buổi sáng, nhưng mặt bằng giá cổ phiếu nói chung là thấp hơn, trừ số ít cổ phiếu riêng lẻ. Tuy nhiên biến động tổng thể cũng không quá lớn: Phía tăng chỉ có 71 mã chốt trên tham chiếu từ 1% trở lên. Ngược lại, phía giảm có 117 mã giảm từ 1% trở lên.
 
Khối ngoại phiên chiều giảm áp lực đáng kể, mức bán ròng chỉ tăng thêm khoảng 62,3 tỷ đồng nữa, nâng tổng giá trị bán tại HoSE cả ngày đạt 402,4 tỷ đồng. NVL vẫn bị bán ròng nhiều nhất với 225 tỷ đồng nhưng chủ yếu từ sáng. VNM được mau ròng mạnh 86 tỷ và chính khối ngoại hỗ trợ đẩy giá mạnh trong 30 phút cuối. Tính riêng buổi chiều khối ngoại mua vào tới 74% lượng giao dịch của VNM.